Kim Sơn Hồ Điệp
Chương 149 : Loan Tế (2)
Ngày đăng: 13:28 19/04/20
“Ứng cử viên đảng Dân chủ hứa hẹn sẽ để chính phủ liên bang thực hiện chính sách mới, giúp mọi người thoát khỏi khủng hoảng kinh tế; Đảng Cộng hòa vẫn khăng khăng giữ vững chính sách kinh tế “tự do phóng nhiệm”… Rốt cuộc nỗ lực của đảng Dân chủ trong các hoạt động chính phủ sẽ phá hủy nước Mỹ, hay là đảng Cộng hòa quá bảo thủ? Rốt cuộc ai sẽ đạt được đa số phiếu bầu của 48 tiểu bang?”
Hoài Chân đọc báo xong, cau mày suy nghĩ một lúc, phát hiện quả nhiên mình đã nhớ nhầm lịch sử rồi, ngày 7 tháng 3 mới bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống, còn phong trào Đại Bàng Xanh diễn ra sau khi Roosevelt nhậm chức, tức tháng 3 năm 1933.
Cô đã gọi điện báo bình an từ sớm, đến khi gọi điện về lại thành phố San Francisco lần nữa, Vân Hà buồn bực hỏi cô, đến Hương Cảng rồi, cảm thấy đồng tiền Hương Cảng không đáng giá đúng không?
Hoài Chân hỏi cô ấy, hôm nay có tin gì về chuyện thuyên chuyển đến lãnh sự quán ở Hương Cảng không?
Vân Hà nói không có.
Hoài Chân lại hỏi, Wildman là người của đảng Dân chủ đúng không?
Vân Hà đáp phải.
Hoài Chân lại vui vẻ. Dù anh không đến Hương Cảng, nhưng đi theo đúng người là tốt rồi.
Cô gọi cuộc điện thoại này tại máy điện thoại bỏ tiền ở Cục báo chí thương mại Trung tâm, sáu giờ sáng, cô đi chuyến xe buýt đầu tiên đến trường ghi danh, vừa kết thúc đã lập tức xuống núi mua tờ báo ngày hôm nay.
Cuộc gọi đó với thêm hai cuốn sách lịch sử ở Viễn Đông, tốn cả thảy một đồng Hương Cảng, vốn cô không biết được đồng Hương Cảng do người Anh phát hành, đưa ra năm đồng, ông chủ tự động thối lại cô bốn đồng, còn gói lại đặt vào túi giấy cho cô.
Ôm túi giấy ở Cục báo chí thương mại ra về, đến dưới núi ở đường Pok Fu Lam đi xe buýt, cô ngồi ở vị trí gần cửa sổ, có một cô gái mặc sườn xám màu hồng phấn in hoa anh túc đến bắt chuyện, nói mình là người gốc Hương Cảng, tên là Aldrin Hoàng, là tân sinh viên của khoa nghệ thuật, cũng ở ký túc xá giáo hội, hy vọng có thể làm bạn với cô.
Hoài Chân ngửi thấy mùi trong chiếc túi giấy cô ấy cầm, hỏi, “Là gì vậy? Thơm quá.”
“Tiệm bách hóa Johnston cạnh Cục Báo chí thương mại đang giảm giá, ở đó gì cũng bán, vú giả, nước hoa, tất, đồ bơi, đều là hàng Mỹ. Ở đây cực kỳ ưa chuộng đồ Mỹ, nếu cậu có thiếu gì thì cũng có thể đến xem.”
“Lúc ở đó, mình có thấy cậu đọc báo ngoài cửa. Cậu đọc báo gì vậy?”
Rồi cô ấy dịch lại gần, nhìn tờ “Báo chiều Công thương Hương Cảng” trong tay Hoài Chân.
“Tin tức chính trị! Người Hoa kiều đều thế cả hả?”
“Tranh cử tổng thống là chuyện lớn.”
“Đến thống đốc Hương Cảng là ai mình còn không quan tâm.” Aldrin nói rồi lại hỏi cô, “Cũng đã chọn môn rồi, sao lại có nhiều sách vậy? Mình thấy tiết học ở trường Hoa kiều rất ít.”
“Ít hơn ba tiết tiếng Anh cơ bản so với học sinh bản xứ, nhưng tăng thêm giờ học tiếng Trung. Mình chọn thêm hai môn, tiết kiệm được khoản học phí 50 đô cho môn tự chọn ở đại học tư ở Mỹ.”
Aldrin rất khéo nói, kể cho cô hay những điều nên biết khi sống ở Hương Cảng, ví dụ như bánh mì ở Lane Crawford ăn ngon nhất; nhà hàng ở vịnh Repulse là nhà hàng đắt nhất Hương Cảng; ở nội thành chỉ có hai con phố buôn bán, một ở Trung tâm, một ở đường Nathan; chỉ có ba rạp chiếu phim là có máy lạnh; không được bàn đến “tư tưởng yêu nước”, nếu không sẽ bị người khác chê cười; còn nữa, mùa mưa cũng sắp tới rồi, nhớ khép kín cửa sổ, không thì liên tiếp mấy tháng trong phòng sẽ có mùi ẩm mốc.
Aldrin còn rủ cô đi dạo phố, nhưng từ khi Hoài Chân bắt đầu chương trình học thì hầu như không có thời gian rảnh rỗi, không đi dạo phố với Aldrin lần nào. Chủ nhật cũng không đến nhà giáo sư ở Cửu Long, vì bắt đầu từ thứ sáu trời đã đổ mưa rả rích suốt ngày đêm.
Chưa khai giảng, trong ký túc xá toàn là vợ của những nhà truyền giáo, chỉ có cô và Aldrin là con gái trẻ; một tuần sau đó, càng lúc càng có nhiều nữ sinh viên đại học chuyển đến ở. Aldrin dần dần thân thiết với các cô gái bản xứ, tạo thành mạng lưới nhỏ; Hoài Chân lại chỉ quen mỗi Aldrin, vì sáng nào cô cũng dậy sớm nhất, lúc đi xe buýt sáu giờ rưỡi đến thư viện thì mọi người trong ký túc xá vẫn chưa dậy; đến tối lại là người về muộn nhất, chỉ thỉnh thoảng đụng mặt một hai người mới.
Lúc đi ngang qua Trung tâm, cô thường đến Cục báo chí Thương mại mua một tờ báo Công thương buổi chiều đọc, những khi rảnh sẽ đi bộ trong vườn hoa Trung tâm, lãnh sự quán của Mỹ nằm ngay gần đó. Vân Hà vẫn không gọi điện đến. Cô cũng không gọi về nhà nữa, chỉ chờ cô ấy thấy tin tức rồi thông báo với mình sau. Ngày 7 tháng 3 đã trôi qua từ rất lâu, hy vọng như đồng hồ cát trên bàn, từ từ cạn dần.
Buổi chiều tan học sớm, cô cũng chẳng buồn tán gẫu cùng các cô gái mà về phòng nằm ngủ. Mặt trời trên biển hắt lên người cô cánh cửa kính không có rèm che. Cô tỉnh giấc, mở mắt ra, nhìn eo biển trắng và rư. Khi tôi thức dậy, tôi mở mắt ra và nhìn vào eo biển xanh thẳm nổi lên sắc trắng cùng rừng rậm ở ngoài khung cửa, hy vọng trong lòng lại dâng lên. Cô cảm thấy, phong cảnh như thế này, sao anh có thể bỏ qua?
Tuần thứ hai đến trên đảo, trừ mấy lần nói chuyện với Aldrin ra, thì bất kể là ở trường hay ký túc xá, Hoài Chân gần như không qua lại với một ai.
Trong ký túc xá được dạy dỗ như nhau, những cô gái Hương Cảng nhiệt tình nhanh chóng kết bạn, tuy coi Hoài Chân là bạn song vẫn cảm thấy cô “quá lạnh lùng” “đi một mình về một mình” và “không dễ chơi”. Cô không qua lại với những cô gái Hoa kiều vênh váo hống hách trong trường, cũng không đến những nơi người ta thường đến, đi sớm về muộn chỉ biết cắm đầu đọc sách, nhưng nói là mọt sách thì lại không phải.
Có người miệng lưỡi sắc bén, gọi đùa cô là chuối tiêu đông lạnh.
Aldrin nói, so với những cô Hoa kiều trong trường thì cô ấy không hề kiêu ngạo, tính tình cũng tốt hơn nhiều.
Người kia xấu hổ nói lại, có lẽ quốc ngữ của cô ấy không tốt.
Lại có người bảo, cô ấy biết nói tiếng Quảng.
Mọi người tổng kết, có lẽ chỉ là tính nết kiêu ngạo thôi.
Nhưng ai ai cũng khen vẻ bề ngoài xinh đẹp thùy mị của cô, trong trẻo như giọt nước, trông rất giống người miền Nam, chỉ là da trắng hơn mà thôi.
Ở ký túc xá cũng có con gái Giang Bắc, Thượng Hải và Thiên Tân, cũng có những cô gái đến từ Malaysia, Ấn Độ và Indonesia.
Con gái nhiều, ở với nhau hơn một tuần, mọi người dần bắt đầu nhắc đến con trai ở trường, nhắc đến những nam sinh người Anh, Hoa kiều hoặc con lai đẹp mã, hoặc là con trai của tước sĩ nổi tiếng nào đó.
Một hôm nào đó, có người nhắc đến trên bàn ăn tối, “Ngày hôm ấy ở dưới núi, tôi thấy cháu của Hà tước sĩ và Lila Triệu hôn nhau sau bồn hoa đấy!”
Tất cả mọi người khoa trương hỏi ngược lại, “Thật hả?”
Mới đầu Hoài Chân còn không hiểu, hôn nhau thì có gì đáng ngạc nhiên?
Về sau mới biết, con gái Hương Cảng được dạy dỗ còn bảo thủ hơn cả người trong nước, không có kinh nghiệm yêu đương, thấy người khác hôn nhau thì không tránh khỏi khó chịu, dù sao phim trong nước cũng không có cảnh hôn, chỉ có Hollywood mới có.
Con gái Ấn Độ và Indonesia cũng phải gả cho người cha mẹ trưởng bối cho phép, hẹn hò với con trai là đại kỵ.
Trái lại hai cô gái phương Bắc rất thường xuyên đi ra ngoài chơi với bạn khác phái, đến khi về Lucy Chu còn mời bạn trai lên lầu ngồi, về sau nghe nói đó là vị hôn phu đã đính hôn từ lâu.
Trong ký túc xá cũng có mấy phu nhân luống tuổi, chồng ra ngoài truyền giáo, dẫn theo con gái đến ở ký túc xá. Bọn họ cũng là nhân vật có máu mặt, thường xuyên được tước sĩ Hương Cảng hoặc danh nhân nước Anh mời tới nhà làm khách, nên không thường xuyên qua lại với các cô gái trẻ.
Hoài Chân ngoái đầu lại, giật mình trước tiếng hét của cô gái đứng ven đường.
Chẳng biết từ lúc nào gã binh sĩ kia đã bị hai người da trắng cao to một trái một phải đè xuống đất, vừa xấu hổ lại vừa đau đớn, kích động kêu lên, “Sao bọn mày dám hả?”
Hai người da trắng dùng tiếng Anh Mỹ hỏi ngược lại, “Sao bọn mày dám hả?”
Binh sĩ nước Anh ngẩng đầu lên, nhìn thấy sọc đen trên ống quần đồng phục màu đen của người Mỹ, lập tức lớn tiếng nói, “Chỉ là hiểu lầm thôi!”
Người Mỹ lập tức buông gã ra, bảo gã cút đi.
Binh sĩ nước Anh sửa lại thắt lưng rồi chạy biến.
Hai người họ quay qua mỉm cười với Hoài Chân, “Không sao rồi cô gái à.”
Không đợi cô cám ơn, một người mặc đồng phục nước Mỹ màu đen đã ngoái đầu lại, hô to, “Cea ——”
Hoài Chân nhìn theo anh ta, trông thấy một bóng người cao ráo đứng dưới bảng chỉ đường Gloucester cạnh cột đèn, anh cũng mặc đồng phục màu đen, đeo thắt lưng đen.
Hai người Mỹ hỏi anh câu gì đó.
Anh trả lời gì đó.
Cả hai cùng quay đầu nhìn Hoài Chân, rồi đột nhiên cười phá lên, một người đấm vào vai anh.
Có người tò mò nhìn Hoài Chân, tò mò không biết vì sao cô gái bị binh sĩ nước Anh trêu chọc, bây giờ được người Mỹ cứu rồi mà vẫn không đi.
Người dưới cột đèn cũng lẳng lặng nhìn cô.
Mùa đông ở Washington có lạnh không?
Muốn quà gì cho sinh nhật?
Đến Hương Cảng từ bao giờ?
Trông tinh thần anh có vẻ rất tốt, mặc đồng phục đen rất có khí thế.
Loan Tế nóng hơn thành phố San Francisco.
Còn giận em không?
Em rất nhớ anh.
Đã diễn tập rất nhiều lần, nhưng đến khi gặp mặt nhau thật, cô lại phát hiện mình chẳng tìm nổi cơ hội thích hợp để mở lời.
Không có gì là đúng, không có gì là chính xác nhất.
Hai người Mỹ sau lưng nhìn đồng nghiệp và cô gái gốc châu Á mặc Sarong, vui vẻ khoác vai nhau quay về khách sạn Gloucester đèn đuốc sáng choang.
Mấy cô gái đứng đường chủ động dính lấy người Mỹ, lên tiếng kiếm khách, “Anh trai à, gái Trung Quốc ngon lắm, một xu nhìn một cái, hai xu sờ một cái, ba xu làm một lần.”
Người Mỹ hỏi, “Một xu ở đây là đồng bạc, đồng Mexico, đô la hay bảng Anh?”
Các cô gái bật cười, “Anh đưa đô la chúng em cũng nhận.”
Trên con phố Gloucester bẩn thỉu chằng chịt bảng tên chỉ đường gắn đèn nê ông, dưới cái nhìn soi mói của bao kẻ chè chén say sưa, anh cất bước tiến lại gần cô, thấp giọng hỏi, “Có tiền không?”
Cô đáp, “Có.”
“Có bao nhiêu?”
“Ba đồng.”
“Ngày mai có tiết không?”
“Thứ bảy cuối tuần trường được nghỉ.”
Anh ừ một tiếng, rồi đột nhiên bật cười, nói, “Quỷ nước ngoài…”
Có lẽ đã quá lâu không nói tiếng Quảng nên có phần không quen, nên anh mới nói được một từ thì dừng lại.
Còn Hoài Chân thì đã chếnh choáng say, lúc ý thức được anh định nói gì tiếp theo, con tim bất chợt đập nhanh khó hiểu.
Đúng như dự đoán, câu tiếp theo anh nói với cô như nửa trò đùa nửa nghiêm túc.
“Quỷ nước ngoài, một đồng nhìn một cái, hai đồng sờ một cái, ba đồng…”
Cũng giống như cái lần đầu tiên thốt ra những lời này, vẫn có thứ gì đó ngăn trở không để anh nói hết câu.
Rồi anh im lặng, mỉm cười chờ cô trả lời.
– Hoàn chính văn –