[Việt Nam] Lĩnh Nam Chích Quái (1960)
Chương 15 : Truyện núi Tản Viên
Ngày đăng: 02:19 30/08/19
Núi Tản Viên ở phía tây Kinh thành nước Nam Việt, núi đứng cao thẳng như hình một cái lọng nên đặt tên như vậy.
Xưa kia vua Lạc Long cưới nàng Âu Cơ, sinh được một bọc trăm trứng, Long quân đem năm mươi trai về biển, năm mươi trai theo mẹ về núi, phân trị thiên hạ, hiệu là Hùng Vương; Tản Viên Sơn Đại Vương là một người con trong số năm mươi trai chia về đó. Vương tử hải quốc do cửa biển Thần Phù mà về, tìm một nơi cao ráo thanh u, dân tục thuần hậu mà ở, mới chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu thành Long Biên, toan muốn lưu lại đó nhưng còn có ý gì bất mãn, nên sau lại chèo thuyền từ sông Linh giang đi lên đến làng Phiên Tân ở bờ sông Phúc Lộc; Vương trông thấy núi Tản Viên tú lệ, ba hòn sắp hàng đứng, nghiễm nhiên như vẽ; dân ở dưới núi, tục chuộng tố phác. Vương khi ấy mở một con đường thẳng như dây đàn từ làng Phiên Tân mà đến bên núi Tản Viên, đi đến Uyên động, lại đi đến Nham tuyền là chỗ nguồn khác, rồi lại đi lên núi Thạch Bàn đầu non Vân Mộng mà ở; hoặc có khi chơi sông Chiết Giang để xem cá, phàm kinh qua đường thôn đều xây đền vũ để làm nơi nghỉ ngơi. Nhân những vết chân ấy, người đời sau lập đền thờ phụng, hạn thì đảo, lụt thì cầu, ngự hỏa tai, ngăn đại hạn mau hơn tiếng vang, cực kỳ linh ứng. Lại gặp ngày trời trong sáng như có hình trạng cái tàn phấp phới trên hang núi, những dân ở làng phụ cận đều bảo là sơn thần xuất hiện.
Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm linh tích các nơi danh thắng mới mổ bụng mười bảy người, tất cả đều là con gái chưa chồng, bỏ ruột đi, lấy cỏ chỉ độn vào ruột, cho mặc áo xiêm để ngồi trên ghế ỷ, dùng trâu bò mà tế, nhòm lúc nào thấy cử động thời lấy gươm chém đi. Các vị thần phàm ngu đều dùng thuật ấy. Cao Biền thường lấy thuật ấy trêu thần núi Tản Viên thì thấy Vương cỡi ngựa trắng đứng trên mây, khạc nhổ mà đi. Cao Biền than rằng:
- Linh khí Nam phương chưa thể trắc lượng được, vượng khí đâu khá diệt được, uy linh hiển ứng là như thế.
Tục truyền Vương và Thủy Tinh cùng cưới con gái Hùng Vương là Mỵ Nương: Vương đủ lễ cưới đem đến trước; Hùng Vương gả cho; Vương rước vợ về ở trên núi Tản Viên. Thủy Tinh đến sau mới hàm oán, đem cả loài thủy tộc đánh Vương để đoạt Mỵ Nương lại. Vương bèn dùng lưới sắt chắn ngang sông Từ Liêm để trấn át. Thủy Tinh khơi riêng một con sông nhỏ từ sông Lý Nhân ra sông Hát vào sông Đà để đánh sau lưng núi Tản viên. Lại mở thêm một lối nhỏ từ Tích giang đi đến trước núi Tản Viên, trải qua các làng Cam Giá, Đông Lâu, Thạch Kê, Ma Xá, Dục Giang, xói lở thành vũng sâu để thông loài thủy tộc, thường lại nổi cơn gió mưa mù mịt, dâng nước lên để đánh Vương. Nhân dân ở núi đều chẻ tre đan làm rào thưa để che đỡ, đánh trống, giã gạo, reo hò để cứu, mỗi khi thấy rác rêu trôi ở ngoài rào thưa thì bắn trúng chết hết hiện thành hình trạng giao long, cá trạch trôi đầy sông ngòi. Quần chúng thủy tộc bị thua trở về, lòng vẫn chưa nguôi nên thường đến khoảng tháng Tám, tháng Chín có nhiều trận lụt, mùa màng bị hại, dân ở dưới núi chịu thiệt hơn đâu hết, đến nay vẫn còn.
Người đời đều bảo Thủy Tinh, Sơn Tinh đều cưới vợ vậy đó.
Xưa kia vua Lạc Long cưới nàng Âu Cơ, sinh được một bọc trăm trứng, Long quân đem năm mươi trai về biển, năm mươi trai theo mẹ về núi, phân trị thiên hạ, hiệu là Hùng Vương; Tản Viên Sơn Đại Vương là một người con trong số năm mươi trai chia về đó. Vương tử hải quốc do cửa biển Thần Phù mà về, tìm một nơi cao ráo thanh u, dân tục thuần hậu mà ở, mới chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu thành Long Biên, toan muốn lưu lại đó nhưng còn có ý gì bất mãn, nên sau lại chèo thuyền từ sông Linh giang đi lên đến làng Phiên Tân ở bờ sông Phúc Lộc; Vương trông thấy núi Tản Viên tú lệ, ba hòn sắp hàng đứng, nghiễm nhiên như vẽ; dân ở dưới núi, tục chuộng tố phác. Vương khi ấy mở một con đường thẳng như dây đàn từ làng Phiên Tân mà đến bên núi Tản Viên, đi đến Uyên động, lại đi đến Nham tuyền là chỗ nguồn khác, rồi lại đi lên núi Thạch Bàn đầu non Vân Mộng mà ở; hoặc có khi chơi sông Chiết Giang để xem cá, phàm kinh qua đường thôn đều xây đền vũ để làm nơi nghỉ ngơi. Nhân những vết chân ấy, người đời sau lập đền thờ phụng, hạn thì đảo, lụt thì cầu, ngự hỏa tai, ngăn đại hạn mau hơn tiếng vang, cực kỳ linh ứng. Lại gặp ngày trời trong sáng như có hình trạng cái tàn phấp phới trên hang núi, những dân ở làng phụ cận đều bảo là sơn thần xuất hiện.
Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm linh tích các nơi danh thắng mới mổ bụng mười bảy người, tất cả đều là con gái chưa chồng, bỏ ruột đi, lấy cỏ chỉ độn vào ruột, cho mặc áo xiêm để ngồi trên ghế ỷ, dùng trâu bò mà tế, nhòm lúc nào thấy cử động thời lấy gươm chém đi. Các vị thần phàm ngu đều dùng thuật ấy. Cao Biền thường lấy thuật ấy trêu thần núi Tản Viên thì thấy Vương cỡi ngựa trắng đứng trên mây, khạc nhổ mà đi. Cao Biền than rằng:
- Linh khí Nam phương chưa thể trắc lượng được, vượng khí đâu khá diệt được, uy linh hiển ứng là như thế.
Tục truyền Vương và Thủy Tinh cùng cưới con gái Hùng Vương là Mỵ Nương: Vương đủ lễ cưới đem đến trước; Hùng Vương gả cho; Vương rước vợ về ở trên núi Tản Viên. Thủy Tinh đến sau mới hàm oán, đem cả loài thủy tộc đánh Vương để đoạt Mỵ Nương lại. Vương bèn dùng lưới sắt chắn ngang sông Từ Liêm để trấn át. Thủy Tinh khơi riêng một con sông nhỏ từ sông Lý Nhân ra sông Hát vào sông Đà để đánh sau lưng núi Tản viên. Lại mở thêm một lối nhỏ từ Tích giang đi đến trước núi Tản Viên, trải qua các làng Cam Giá, Đông Lâu, Thạch Kê, Ma Xá, Dục Giang, xói lở thành vũng sâu để thông loài thủy tộc, thường lại nổi cơn gió mưa mù mịt, dâng nước lên để đánh Vương. Nhân dân ở núi đều chẻ tre đan làm rào thưa để che đỡ, đánh trống, giã gạo, reo hò để cứu, mỗi khi thấy rác rêu trôi ở ngoài rào thưa thì bắn trúng chết hết hiện thành hình trạng giao long, cá trạch trôi đầy sông ngòi. Quần chúng thủy tộc bị thua trở về, lòng vẫn chưa nguôi nên thường đến khoảng tháng Tám, tháng Chín có nhiều trận lụt, mùa màng bị hại, dân ở dưới núi chịu thiệt hơn đâu hết, đến nay vẫn còn.
Người đời đều bảo Thủy Tinh, Sơn Tinh đều cưới vợ vậy đó.