[Việt Nam] Lĩnh Nam Chích Quái (1960)
Chương 16 : Truyện hai vị thần Long Nhãn và Như Nguyệt
Ngày đăng: 02:19 30/08/19
Năm Thiên Phúc của Lê Đại Hành hoàng đế tức là năm Tân Tỵ, vua Thái Tông nhà Tống sai tướng quân Hầu Nhân Bửu, Tôn Hoàng Hưng đem binh Nam xâm; họ đến sông Đại Than thì vua Đại Hành cùng với tướng quân Phạm Cự Lượng dàn quân ở Đồ Lỗ để chống cự, đối lũy cùng giữ.
Vua Đại Hành mộng thấy hai vị thần đến lạy ở trên sông và thưa rằng:
- Anh em thần tên là Trương Hống và Trương Hát nguyên trước thờ vua Triệu Việt Vương, thường theo vua đánh dẹp nghịch tặc lấy được thiên hạ. Sau vua Lý Nam Đế cướp ngôi, nghe tiếng anh em thần mới bảo người đến vời, bọn thần vì nghĩa không thể đến nên cùng nhau uống thuốc độc tự tử. Thượng đế thương người có công, khen là trung nghĩa nhất tiết, cho làm chức Quỷ Bộ Tướng quân thống lĩnh quỷ binh. Bây giờ thấy binh Tống vào cõi mà làm khổ cho sinh linh nước kia nên anh em thần đến đây ra mắt với Hoàng đế, nguyện giúp ngài đánh giặc để cứu sinh linh.
Vua Đại Hành giật mình tỉnh dậy, bảo thị thần rằng:
- Ấy là thần nhân giúp ta.
Lập tức đến trước ngự thuyền đốt hương vái rằng:
- Thần lực nếu có thể giúp cho công nghiệp này hoàn thành thì được ban phong huyết thực, vạn đại vô cương.
Bèn giết trâu bò cúng tế và cho áo mão, giấy tiền, voi ngựa đốt đi. Đêm ấy, lại mộng thấy hai vị thần đều mặc áo mão đã ban cho hôm trước đến lạy tạ ơn. Đêm sau lại thấy một vị thần thống lĩnh quỷ bộ áo trắng từ phía nam sông Bình giang đi lại, một vị thần thống lĩnh quỷ bộ áo đỏ do sông Như Nguyệt mà xuống, cả hai dều đến đánh doanh giặc.
Ngày hai mươi mốt tháng Mười, đêm đương canh ba, thiên khí hôn ám, gió to mưa lớn cả dậy; binh Tống kinh sợ thấy thần lờ mờ đứng ở trên không, cao giọng ngâm rằng:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư.
Phân minh định phận tại Thiên thư.
Có sao nghịch lỗ sang xâm phạm.
Bọn chúng chờ xem phải bại hư.
Binh Tống nghe vậy, xô đạp nhau chạy tán loạn, bị bắt sống không xiết kể. Quân nhà Tống đại bại trở về. Vua Đại Hành lui quân, dâng lễ mừng thắng trận, bao phong hai vị thần: Ông anh là Uy Địch Đại Vương, lập đền thờ ở ngã ba sông Long Nhãn, bảo dân Long Nhãn Bình giang phụng tự; Ông em là Khước Địch Đại Vương, lập đền thờ ở sông Như Nguyệt, bảo dân duyên giang [1] phụng tự, đến nay vẫn còn vậy.
__
[1] Ở men sông.
Vua Đại Hành mộng thấy hai vị thần đến lạy ở trên sông và thưa rằng:
- Anh em thần tên là Trương Hống và Trương Hát nguyên trước thờ vua Triệu Việt Vương, thường theo vua đánh dẹp nghịch tặc lấy được thiên hạ. Sau vua Lý Nam Đế cướp ngôi, nghe tiếng anh em thần mới bảo người đến vời, bọn thần vì nghĩa không thể đến nên cùng nhau uống thuốc độc tự tử. Thượng đế thương người có công, khen là trung nghĩa nhất tiết, cho làm chức Quỷ Bộ Tướng quân thống lĩnh quỷ binh. Bây giờ thấy binh Tống vào cõi mà làm khổ cho sinh linh nước kia nên anh em thần đến đây ra mắt với Hoàng đế, nguyện giúp ngài đánh giặc để cứu sinh linh.
Vua Đại Hành giật mình tỉnh dậy, bảo thị thần rằng:
- Ấy là thần nhân giúp ta.
Lập tức đến trước ngự thuyền đốt hương vái rằng:
- Thần lực nếu có thể giúp cho công nghiệp này hoàn thành thì được ban phong huyết thực, vạn đại vô cương.
Bèn giết trâu bò cúng tế và cho áo mão, giấy tiền, voi ngựa đốt đi. Đêm ấy, lại mộng thấy hai vị thần đều mặc áo mão đã ban cho hôm trước đến lạy tạ ơn. Đêm sau lại thấy một vị thần thống lĩnh quỷ bộ áo trắng từ phía nam sông Bình giang đi lại, một vị thần thống lĩnh quỷ bộ áo đỏ do sông Như Nguyệt mà xuống, cả hai dều đến đánh doanh giặc.
Ngày hai mươi mốt tháng Mười, đêm đương canh ba, thiên khí hôn ám, gió to mưa lớn cả dậy; binh Tống kinh sợ thấy thần lờ mờ đứng ở trên không, cao giọng ngâm rằng:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư.
Phân minh định phận tại Thiên thư.
Có sao nghịch lỗ sang xâm phạm.
Bọn chúng chờ xem phải bại hư.
Binh Tống nghe vậy, xô đạp nhau chạy tán loạn, bị bắt sống không xiết kể. Quân nhà Tống đại bại trở về. Vua Đại Hành lui quân, dâng lễ mừng thắng trận, bao phong hai vị thần: Ông anh là Uy Địch Đại Vương, lập đền thờ ở ngã ba sông Long Nhãn, bảo dân Long Nhãn Bình giang phụng tự; Ông em là Khước Địch Đại Vương, lập đền thờ ở sông Như Nguyệt, bảo dân duyên giang [1] phụng tự, đến nay vẫn còn vậy.
__
[1] Ở men sông.