Luyện Bùa Ma

Chương 2 :

Ngày đăng: 01:34 22/04/20


Nhung và Tấn đã thương nhau gần hai năm. Nhung đã tới nhà Tấn hàng trămlần và quen thuộc nhà chàng cũng như nhà mình vậy.

Nhung biết từ khi cha Tấn chết đi, hai mẹ con nương tựa nhau mà sống. Mẹ Tấn là một người đàn bà cần cù siêng năng. Mỗi ngày khi Tấn đi làm thì

bà ở nhà làm công việc nội trợ, lất ít khi thích ra đường. Bà chỉ nói

chuyện với hàng xóm những khi nào cần thiết như hỏi đường đi, hoặc là

giá cả thực phẩm hàng ngày. Bởi vậy Nhung đoán là bà đang ở nhà. Vậy mà

hôm nay, nàng tới đây gõ cửa hoài cũng không có ai ở nhà cả. Nhung nghĩ

bụng; chẳng lẽ mẹ Tấn cũng đi khỏi. Hay là nhà đã xẩy ra chuyện gì. Bà

ta rất ít khi ra đường, nhất là giờ cơm trưa, như vậy thì không có lý do gì bà ra ngoài cả. Nàng nghi là có lẽ Tấn bị bệnh thật rồi và mẹ chàng

đã đưa Tấn đi nhà thương không chừng.



Nhung vẫn tiếp tục gõ cửa và vẫn không có ai trả lời nàng cả.

Trong thâm tâm Nhung rất rối loạn, nàng cố tìm một lý do gì để chấn an.

Tuy nhịên nàng không thể nào tìm được một lý do gì thoả đáng cho việc

vắng mặt của cả nhà nhưvậy. Nàng cố đứng chờ ở ngoài cửa và hy vọng hai

mẹ con Tấn sẽ trở về. Nhưng nàng đã phải thất vọng. Đợi tới giờ phải trở lại trường, Nhung đành lên xe trở về trường.



Đúng ba ngày rồi mà Tấn vẫn biệt tăm hơi, không có ai xin phép

cho chàng. Trong mấy bữa nay, Nhung đã tới nhà Tấn không biết bao nhiêu

lần nhưng cửa nhà chàng vẫn đóng im lìm.



Chẳng những Tấn đã mất tích mà cả mẹ chàng cũng biến luôn. Nhung đã dò hỏi hàng xóm chung quanh, nhưng cũng chẳng ai rõ hai người này đi đâu. Như vậy có nghĩa là cả hai mẹ con Tấn cùng biến mất. Đồng nghiệp

của Tấn trong trường, ai nấy cũng đều lo lắng, nhất là Nhung. Sự việc

này làm cho Nhung muốn điên lên vì chính nàng đã nói với chàng đừng tới

trường mà hãy đi kiếm ông gìa xa lạ đó nữa đi. Nàng có cảm giác lần này

chính nàng đã làm nên sự việc không hay, vì những lời nói Nhung thốt ra

trong lúc bực tức ngày hôm đó.



Tới ngày thứ tư, Nhung ôm một niềm thất vọng tới nhà Tấn. Nhung

không hy vọng gì lắm, nên khi bước chân vô con đường tới nhà Tấn, nàng

đi như người mất hồn. Bỗng nhiên Nhung mừng rỡ vì thấy trong nhà Tấn có

ánh đèn chiếu ra. Nhưvậy là trong nhà phải có người. Nhung mừng rỡ rảo

bước thật nhanh tới nhà chàng. Nàng quên cả gỏ cửa mà đứng ngoài la lớn:



- Anh Tấn... anh Tấn... anh có nhà không?



Có tiếng mở cửa cọt kẹt và Tấn hiện ra sau cánh cửa. Nhung mừng

rỡ tới ngây người. Nhưng sau một lúc định thần, Nhung lên tiếng:



- Anh sao vậy?



Cách có mấy hôm mà trông Tấn rất tiều tụỵ, sắc mặt như thất thần. Tấn nhìn Nhung một cách lạnh nhạt hỏi:



- Thì ra là em à?



Chàng chỉ nói như vậy, thật ra Nhung muốn hỏi chàng rất nhiều, nhưng khi thấy Tấn quá thờ ơ, nàng chỉ nói:



- Mấy ngày nay anh đi đâu? sao không đi dạy học. Em đã tìm anh nhiều lần, nhưng...



Tấn chưa đợi Nhung dứt lời, chàng đã nói ngay:



- Em đừng có ờn ào được không. Mẹ anh vừa ngủ, anh không muốn ai làm bà ấy thức dậy đâu.



Nhung không ngờ Tấn đối xử với nàng như vậy. Nàng phát giác ra

ngay chàng không còn như xưa nữa. Chẳng những Tấn lạnh nhạt mà chàng còn có vê cay đắng với nàng, vì từlúc Nhung tới đây tới giờ, Tấn vẫn để

nàng đứng ở ngoài cửa mà nói chuyện.



- Anh Tấn...



Nhung ấm ức thết lên như nghẹn lời, nàng tiếp:



- Chuyện gì đã xẩy ra, anh có biết em lo cho anh lắm không?



Thấy Nhung nhưvậy, Tấn có vẻ dịu lại. Nét mặt chàng ôn hoà hơn và nói nho nhỏ:



- Mẹ anh mệt lắm, mấy bữa rồi theo anh đi tứ xứ, bà vừa ngủ nên anh không muốn bà bị phá giấc ngủ thôi.



Nhung nóng lòng muốn biết chuyện gì xẩy ra nên hỏi tiếp:



-Thật ra mấy ngày nay đã xẩy ra chuyện gì, anh làm em lo muốn chết.



Hình như Tấn cũng không để ý gì tới sự lo lắng của Nhung, chàng hờ hững nói:



- Anh mệt lắm rồi, lại buồn ngủ nữa. Em có chuyện gì ngày mai nói được không?



Nhìn thấy Tấn mệt lả nhưvậy, Nhung thấy xót xa trong lòng, dịu giọng:



- Nếu vậy anh đi nghỉ đi, ngày mai tới trường anh nói cho em nghe được không?



Tấn đột nhiên nói:



- Không anh không tới trường đâu. Em xin phép giùm anh nghe.



Nhung kinh ngạc tới sững sờ. Nàng nhìn Tấn một cách lạ lùng, thốt lên:



- Cái gì... tại sao anh lại không muốn tới trường chớ.



Tấn không cần suy nghĩ, nói tiếp:



Anh tính xin phép nghỉ dạy độ một tháng. Em cứ bịa ra một lý do gì đó cũng được. Nói với ông hiệu trưởng giùm anh đi.



-Tại sao, tự nhiên khơi khơi anh lại nghỉ ngang xương vậy ít nhất anh phải cho em biết lý do chứ.



Tấn lắc đầu tỏ ý chán nản, nói:



- Anh mệt quá rồi, xin em đừng nói chuyện giông dài nữa.



Nhung thấy th.ái độ của Tấn tự nhiên thay đổi tới lạ lùng. Từ

hồi nào tới giờ Tấn chẳng bao giờ dùng những lời lẽ như vậy nói chuyện

với nàng. Nhung rất bực tức, nhưng nàng nhất định phải tìm ra lý do, nên tiếp tục hỏi:



- Thật sự đã xẩy ra chuyện gì, anh đột nhiên mất tích mấy ngày

rồi lại tính nghỉ thêm một tháng nữa. Không lý có chuyện gì quan trọng

tới như vậy xẩy ra cho anh hay sao. Không lý anh tính đi đâu xa hay sao? Anh không thể nói được cho em nghe hay saol



Tấn thở dài, cố bình tĩnh, nói:



- Tóm lại, nhất định có nguyên nhân. Em Nhung, em cứ xin phép

giùm anh đi. Tất cả mọi chuyện ngày mai anh sẽ nói cho em nghe, được

không?



Tối ngày hôm sau, Tấn và Nhung rủ nhau ra bờ sông Sàigòn. Nhung

thấy người Tấn vẫn còn phờ phạc và mệt mỏi thấy rõ. Nhung nôn nóng muốn

biết chuyện gì đã xẩy



ra cho người yêu, nàng hỏi:



- Anh Tấn à, mấy hôm nay anh đi đâu vậy?



Tấn đáp:



- Anh chỉ lòng vòng ở đây thôi.



Nhung không tin, nói:



- Anh gạt em, nếu anh ở đây tại sao mấy bữa rầy em tìm khắp nơi

không thấy anh đâu. Hơn nữa chính mẹ anh cũng không có ở nhà nữa.



Tấn không thèm giải thích, chàng nói có vẻ thực thờ ơ:



-Anh ở đây thực mà, nếu em không tin, anh cũng chịu vậy thôi.

Mấy bữa nay, anh và mẹ tờ mờ sáng đã ra khỏi nhà và tới khuya mới về.

Nếu không như vậy, anh làm gì hốc hác như em thấy đấy.



Nhung nửa tin, nửa ngờ, nàng nói như oán hận:



-Có chuyện nhưvậy thực hay sao? Tại sao anh không tới trường xin phép.



Tấn nói làm Nhung chưng hửng.



- Anh vì chuyện của cha anh.



Nhung trợn mắt nhìn Tấn đăm đăm:



- Anh nói cha anh thực sự hay là cái ông già gặp bữa hôm đó.



Sự thực trong thâm tâm Nhung, nàng không bao giờ tin tưởng ông

già bữa đó là cha của Tấn, nên nàng mởi buông lời giễu cợt đó. Nhưng Tấn vẫn im lặng không trả lời. Nhung nóng lòng hỏi thêm:



- Anh gặp anh ấy thực sao?



Nhung không ngờ Tấn gật đầu đáp:



- Phải.



Như vậy là anh đuổi theo ông ta và đã nói chuyện được với ông ấy rồi à?



Tấn gật đầu mà không nói gì. Anh có vẻ trầm ngâm tới lạ lùng.



Nhung nhìn Tấn với thái độ lạ lùng, nàng vừa tức vừa nôn nóng hỏi:



- Chuyện đã xẩy ra nhưthếnào, anh nói cho em nghe đi.



° ° °



Tấn nghĩ tới ngày hôm ấy, ông già đó đã đi ra từ nhà

chàng, Tấn vội kêu ông và sự việc xẩy ra... Ông già nghe thấy tiếng gọi

của chàng và xây mặt lại. Lúc đó Tấn đã nhận ra chính ông ta thực sự là

ba chàng. Cũng chỉ vì ông ta quay lại và mỉm cười, nhưng rồi lại

nhưngười xa lạ, quay đi như không biết gì.



Tấn không thể bỏ lỡ cơ hội này, chàng đã chạy theo. Chàng thấy

bước đi của ông ta chậm chạp nên nghĩ là sẽ đuổi kịp ông ta rất nhanh

thôi. Không ngờ anh đuổi theo lẹ bao nhiêu thì ông ta lại đi nhanh bấy

nhiêu. Chàng đã theo ông ta qua không biết bao nhiêu con đường. Tấn

nghĩ, cứ đuổi như vậy thì không bao lâu chàng sẽ mất dấu ông ta thôi.

Bởi vậy chàng cốtìm cách nào để gặp bằng được ông ta mới chịu. Chàng đã

cố kêu thực lớn, nhưng làm như ông không nghe thấy gì và vẫn lủi bước
lôi ra tờ khai gia đình ở căn nhà chàng muốn tìm. Nhưng thực lạ lùng,

gia đình này đã di chuyển đi từ năm năm nay mà tại sao lại không có ai

dọn vào. Bình cố tìm một lần nữa, mấy nhân viên của phòng văn khốcũng

tíu ưt lục lọi, nhưng chỉ có thế. Nhưvậy có nghĩa là căn nhà đó phải bỏ

không, hoặc có người dọn tới mà không chịu khai báo với cơ quan cảnh

sát.



Bình lên phòng trực, gọi điện thoại cho bót cảnh sát địa phương

là chàng sẽ tới đó nhờ họ phối hợp với cơ quan chàng đi xét sổ gia đình

một căn nhà ngay bây giờ.



Chỉ vài phút sau, toán cảnh sát, an ninh phối hợp đã lên đường

tới căn nhà trong căn hẻm nhỏ mà mẹ con Tấn rình rập mấy ngày qua. Trời

tối mò mò, con hém không một bóng đèn đường. Thỉnh thoảng mới có vài tia sáng hất ra từ khe cửa sổ của một vài nhà nào đó đi ngủ trễ. Mọi người

đều đi bộ, xe hơi phải đậu ngoài hém vì đường vô hôm quá nhỏ. Những hàng hiên nhà nhấp nhô, cái cất ra, cái thụt vô. ánh đèn pin lấp lánh trên

con đường đất gồ ghề. Không ai nói với ai một câu nào, chó bất đầu sủa

dài theo lối xóm.



Một lúc sau, toán an ninh cảnh sát đã tới trước căn nhà. Quả

thực họ là những nhân viên an ninh chuyên nghiệp, nhất là lại có Bình đi theo nên ai nấy đều trổ hết tài nghệ san có của mình cốt cho cấp chỉ

huy thấy để lãnh công. Đã có mấy người bọc ra ngã sau, căn nhà bây giờ

dù có ai ở trong muốn chạy thoát cũng đành bó tay vì đã bị vây kín.

Nhiều nhân viên đã rút súng thủ sẵn. Họ hành động lanh lẹ và im lìm như

những bóng ma. Bình rất hài lòng với những người lính dưới quyền mình.

Chàng ra dấu cho anh trưởng toán gõ cửa. Anh ta lên tiếng ngay:



- Mở cửa, cảnh sát xét tờ khai gia đình.



Không có tiếng trả lời. Anh ta gõ mạnh vào tấm ván trước mặt, gọi lớn hơn.



- Chủ nhà, xin mở cửa, cảnh sát tới xét tờ khai gia đình.



Vẫn không có ai trả lời. Bình nghé mắt nhìn vô trong qua khe

cửa. Chàng thấy rờn rợn vì chiếc bàn thờ kê giữa nhà chập chờn trong ánh sáng leo lắt của một ngọn đèn dầu nho nhỏ. Anh trưởng toán vẫn kiên

nhẫn gõ cửa:



- Mở cửa, mở cửa. Cảnh sát xét tờ khai gia đình.



Một nhân viên đứng bên cạnh Bình nói.



- Thưa đại úy nhất định nhà có người, vì trên bàn thờ có thắp đèn.



Bình gật đầu.



-Tôi cũng nghĩ như trung sĩ. Mình phải gọi bằng được gia chủ mở cửa mới nghe.



Anh trưởng toán nghe Bình nói vậy. Nắm tay đập thật mạnh vô cửa ầm ầm.



- Mở cửa, mở cửa... cảnh sát xét sổ gia đình.



Bình chờ một chút nữa cũng không thấy động tịnh gì.



Chàng bảo anh trưởng toán.



Thượng sĩ cứ cho anh em vây chặt căn nhà này. Để tôi dắt mấy nhân viên qua xét nhà bên cạnh hỏi thăm tin tức ra sao.



Nói xong, Bình ra dấu cho hai nhân viên đứng bên chàng tới nhà

bên cạnh. Hình nh.ư gia đình này đã nghe thấy tiếng gọi cửa nhà kế bên

nên mọi người đã thức dậy và sẵn sàng sổ gia đình tự hồi nào. Mọi người

cũng đã tập trung ra phòng ngoài cho nhân viên cảnh sát kiểm điểm.



Bình hỏi gia chủ.



- Xin bác cho biết căn nhà bên cạnh này có ai ở hay không?



Người đàn ông gật đầu.



- Dạ, thưa thầy có một ông già ở đó tự lâu rồi.



- Hôm nay bác có thấy ông ta có nhà không?



- Dạ, thưa thầy ông già này ít có xuất hiện lắm. Lâu lắm người ta mới thấy ông tara vô. Hômnay tôi cũng không để ý lắm.



- Bác có biết họ làm ăn ở đâu không?



- Thưa thầy, ông già này không bao giờ nói năng với ai ở khu này cả, ông ấy sống âm thầm như một bóng ma vậy đó Cả xóm cũng chẳng ai

biết ông ta làm ăn ra sao cả.



- Bác nghĩ là tối nay ông già đó có nhà không?



Người đàn ông chưa kịp trả lời, bà vợ đã đỡ lời.



-Thưa thầy, hình nhưchiều nay tôi thấy ông già có đi qua cửa nhà tôi.



Ông ấy đi một mình hay đi với ai.



- Ông ta đi đâu cũng chỉ có một mình thôi. Chưa bao giờ thấy có lần nào đi với ai cả.



- Như vậy chị nghĩ là ông ta có nhà phải không.



- Dạ, tôi chỉ đoán như vậy thôi. Vì ông ấy đi về trễ lắm.



Bình thấy như vậy cũng đủ rồi. Chàng cám ơn gia chủ, trở lại căn nhà lúc nãy. Anh cảnh sát tưởng toán vẫn kiên nhẫn gọi cửa. Thấy Bình

trở lại, anh ta nói ngay.



- Thưa đại úy họ nhất định không mở cửa.



Bình nói.



Tôi có thể nói họ ở trong nhà.



- Đại úy tính sao?



Bình ngần ngừ một lúc, rồi ra lệnh:



- Phá cửa vô đi.



Chàng vừa nói xong, người trưởng toán cảnh sát đã lấy vai đẩy

mạnh cánh cửa. Có lẽ anh ta nóng lòng nên dùng sức tông thực mạnh. Cánh

cửa bật tung, đập vô vách phía trong tạo nên tiếng động thực lớn. Có

tiếng gió rít lên đâu đây, ánh đèn trong nhà lung linh ma quái, chập

chờn tới khiếp đảm. Mọi người tràn vô nhà thực nhanh. Mấy cây đèn pin

cùng chiếu vô trong một lượt, nhưng không có ai.



Bình lên tiếng:



- Ông chủ có nhà không? Cảnh sátxéttờ khai gia đình.



Vẫn không có tiếng trả lời. Tự nhiên Bình nổi nóng la lớn.



Các anh xét cho thực kỹ. Bắt hết người trong nhà này đem về sở cho tôi.



Lục lọi một hồi, người thượng sĩ trưởng toán nói với Bình.



- Thưa đại úy, căn nhà này kỳ cục quá. Không có đồ đạc gì hết,

chỉ có mỗi mộtcái bàn thờ ở giữa nhà thôi. Hình như không có ai ở đây

cả.



Bình hơi cau có.



- Vô lý lúc nãy nó gài cửa phía trong. Nhà lại chỉ có một cửa ra vào. Hơn thếnữa, cây đèn dầu trên bàn thờ còn cháy và bà hàng xóm đã

thấy ông ta đi về chiều nay. Không lý lão là ma.



Bình vừa nói xong giật mình. Chàng vừa nhìn thấy bức hình trên

bàn thờ quen quen. Tới gần hơn, dọi đèn pin vô bức ảnh. Bình thấy xương

sống lành lạnh, hình như có một điều gì không ổn. Chàng đã nhận ra người trong hình. Không phải ông Tư bố của Tấn thì còn ai vào đấy nữa. Chàng

có một trí nhớ rất tốt. Chính bức hình này Tấn đã đã cầm trên tay hôm

đưa đám ma. Hơn thếnữa, ai chứ mặt mũi, hình dáng của bốTấn làm sao Bình có thể quên được.



Chàng đã đến nhà Tấn hàng ngàn lần và nói chuyện với bốTấn không biết bao nhiêu lần suốt thời còn đi học chung với Tấn.



Bình đâm hoang mang thực sự. Tại sao bức hình này lại ở đây Còn

người trong nhà này đi đâu. Ông già mà người hàng xóm nói không thếnào

là giả được. Ông ta là ail Nhớ lại câu chuyện của Tấn kể chiều nay làm

Bình run lên. Không lý ông già này đội mồ về đây sống hay sao. Ông ta là ma hay là người. Chàng quan sát một lượt thực nhanh trên bàn thờ, cũng

chẳng có gì đáng chú ý. Mấy cuốn kinh kệ và một miếng vải vàng cũ kỹ.



- Thưa đại úy chắc chắn không có ai ở đây rồi.



Tiếng nói của người thượng sĩ trưởng toán bấtchợtvang lên bên

cạnh Bình làm chàng giật nẩy mình. Chàng nhìn anh ta nhưmột hồn ma hiện

về. Khuôn mặt lung linh trong ánh sáng chập chờn tranh tối tranh sáng

thực ghê rợn. Bình nói thực mau.



- Về thôi, để sáng mai anh sau.



Nói xong, Bình với tay lấy tấm hình trên bàn thờ. Chàng muốn có

một vật gì trao cho Tấn để y tin rằng chàng đã hết lòng với bạn bè. Hơn

thếnữa, bức hình này có thể cho Tấn biết những điều chàng sẽ nói với y

là sự thực. Lấy tấm hình xong, Bình tiện thể thổi tắt ngọn đèn dầu,

trong thâm tâm chàng đã cho rằng căn nhà này thuộc về gia tài của bạn

bè. Nhà không có ai, để đèn như thế này rất dễ sinh ra hoả hoạn.



Bình đi thực mau ra cửa, chàng đưa tấm hình cho anh tài xế, nói:



- Đưa bức hình này cho nhà tôi, bảo bà ấy sáng mai trao cho ông Tấn. Nói tôi đi công tác tởi chiều ngày mốt mới về.



Nói xong, Bình rảo bước. Chàng phải tới nhà cô nhân tình ngay. Giờ này chắc connhỏ đang trông đứng trông ngồi chứ không chơi.



Những nhân viên bao quanh căn nhà cũng đã theo ra hết. Mọi người rì rầm bàn tán. Ai cũng có vẻ bực bội vì cả một đám nhân viên thếnày

lnà không làmnên cái trò trống gì cho ông xếp lớn, đích thâll đi xét sổ

gia đình. Một trường hợp rất ít khi xẩy ra. Đi được một quãng. Bỗng có

mộtnhân viên nói.



- Hình như trong nhà vẫn có ánh đèn.