Mãi Không Nhắm Mắt
Chương 30 :
Ngày đăng: 17:43 18/04/20
Khi ăn cơm tối, Khánh Xuân thông báo với bố và Tiêu Đồng: Chuẩn bị mời Xuân Cường đến ăn cơm nhân ngày sinh nhật của anh.
Cả ba bàn luận về những món ăn sẽ nấu trong hôm ấy. Bình thường thì bố hoàn toàn chủ động trong việc nấu nướng này. Nhưng hôm nay lại có Tiêu Đồng nên ông giao việc ghi chép toàn bộ những gì cần phải mua cho anh, kể cả một củ tỏi cũng phải ghi một cách cẩn thận, đồng thời còn yêu cầu anh tham gia ý kiến.
Nét mặt Tiêu Đồng có vẻ nặng nề, chỉ yên lặng hí hoáy viết. Khi ông đứng dậy đi vào nhà vệ sinh, Tiêu Đồng cau mày hỏi nhỏ Khánh Xuân:
- Việc gì mà chị phải mời anh ta đến nhà?
Khánh Xuân có vẻ không bằng lòng với vẻ khó chịu của Tiêu Đồng, nói:
- Tại sao lại không thể mời Xuân Cường đến nhà? Sinh nhật tôi, anh ấy cũng mời tôi đến nhà kia mà!
- Chị có thể mời anh ta cũng với mấy đồng nghiệp nữa đến nhà hàng, đâu phải nhất định mời anh ta đến nhà mới có ý nghĩa! - Tiêu Đồng cau mày nhăn nhó.
Khánh Xuân cười nhạt:
- Sinh nhật tôi, tôi đến nhà Xuân Cường. Sinh nhật anh ấy, anh ấy đến nhà tôi, đây là phép lịch sự trong xã giao. Tôi có mời anh ấy đến nhà cậu đâu!
Không biết là cố ý hay vô ý mà câu nói cuối cùng của Khánh Xuân đã khiến Tiêu Đồng chạnh lòng. Trông thấy sắc mặt Tiêu Đồng đỏ lên rồi chuyển sang tái mét, cô cảm thấy hối hận và chợt nhớ rằng, trong thời gian đang cai nghiện này không nên gây cho anh bất kỳ một thương tổn nào về tâm lý. Cô buông bát xuống, giọng nói trở lại dịu dàng hơn:
- Có phải là cậu cảm thấy không vui vì tôi chưa bàn trước gì với cậu về chuyện này? Tôi biết, lúc này cậu đã là một thành viên trong gia đình này, tôi nên nói trước với cậu. Tôi vẫn nghĩ là cậu không có ý kiến gì về vấn đề này nên không nói đấy thôi.
Cô nghĩ rằng câu nói rất thân thiết này của cô sẽ xoa dịu được Tiêu Đồng, có điều tâm trạng Tiêu Đồng vẫn chưa nguôi ngoai. Anh đứng dậy, buông một câu gọn lỏn:
- Tôi không có ý kiến gì cả. Đây là nhà của chị, tôi lấy tư cách gì mà có ý kiến!
Nét mặt Khánh Xuân trông có vẻ thảm hại, không biết nói thế nào cho phải, không còn lòng dạ nào để và nốt miếng cơm còn sót lại trong bát.
Để vãn hồi tình hình, cô nghĩ: Ngày mai là thứ Bảy, hay là để cho bố nghỉ ngơi một hôm, sang nhà bạn đánh vài ván cờ, cô sẽ chăm sóc Tiêu Đồng.
Buổi tối, khi ngồi xem ti vi, tâm trạng của Tiêu Đồng trông vẫn rất nặng nề, Khánh Xuân chủ động lấy cuốn sổ tay ra và đưa cho Tiêu Đồng xem một đóa hoa hồng ép đã khô nằm giữa cuốn sổ, nói: Đây chính là đóa hoa mà tôi đã cầm về trong buổi tối cậu mừng sinh nhật tôi. Tiêu Đồng thấy đóa hoa được Khánh Xuân cất giữ một cách trang trọng như vậy thì vô cùng cảm động, tâm trạng bực bội cũng biến mất rất nhanh. Thấy Tiêu Đồng đã trở nên thư thái hơn, Khánh Xuân “tấn công” thêm:
- Ngày mai bố tôi có việc, tôi sẽ ở nhà với cậu. Chúng ta sẽ đi chơi ở đâu đó.
Đây là lần đầu tiên kể từ ngày rời khỏi trại cai nghiện, Khánh Xuân chủ động đề xuất chuyện này. Đương nhiên là Tiêu Đồng cực kỳ phấn khởi, chuyện buồn lúc ăn cơm hình như đã hoàn toàn biến khỏi đầu óc anh. Anh reo lên:
- Hay quá! Chị muốn đi đâu tôi cũng đi theo chị!
Khánh Xuân cố ý nghiêm sắc mặt:
- Đây rõ ràng là tôi đi theo cậu, tại sao cậu lại muốn thay đổi vai trò? Nếu cậu đi theo tôi, chi bằng thôi vậy, ngày mai tôi đến đơn vị làm việc còn hơn!
Tiêu Đồng vội vàng đính chính:
- Được rồi, là chị đi cùng tôi. Chị là người chí công vô tư, là người cứu khốn phò nguy, là người đem đến cho người khác sự ấm áp... Chị nói đi, chúng ta sẽ đi đâu?
- Ngày nào tôi cũng chạy hết chỗ nọ sang chỗ kia, cho nên đi đâu đối với tôi cũng không quan trọng lắm. Lần này tôi giao toàn quyền cho cậu, cậu cứ nói đi. - Khánh Xuân cười nói.
- Thế thì tôi nói vậy. - Tiêu Đồng cười ranh mãnh - Ngày mai chúng ta không đi đâu cả. Bác đã không có ở nhà, vậy thì chúng ta ở nhà nghỉ ngơi, nói chuyện, xem ti vi, nấu cơm... Có được không?
- Nên đi ra ngoài. Cậu cần phải có những hoạt động ngoài trời, càng nhiều càng tốt.
- Thế thì chúng ta đi xa một tí. Chúng ta đến Trường Thành, chị có thích không?
- Ngày mai thứ Bảy, đông người lắm.
- Nhưng chuyện Xa Thái Quân chẳng qua cũng chỉ là truyền thuyết dân gian, không nên xem bà ta là có thật mà gọi là người đàn bà có tuổi thọ cao...
Xuân Cường vốn rất ghét bị ai đó bài xích và phản đối, đặc biệt là cấp dưới và kẻ hậu bối, cau mày nói:
- Cậu quá câu nệ rồi đó, chẳng qua là tôi muốn đưa ra một ví dụ nhằm chứng minh là phụ nữ tuổi cao vẫn còn đầy đủ sức khỏe mà thôi.
Đúng là Tiêu Đồng cố chấp, cười nhạt nói:
- Thế tại sao anh không lấy Tôn Ngộ Không làm ví dụ. Lão ta sống đến trên năm trăm tuổi kia mà!
Bố cười ha hả, Khánh Xuân cũng cười. Xuân Cường không có cớ gì để mà phản đối và tức giận được nữa, chỉ làu bàu:
- Sinh viên thế hệ cậu bây giờ có một cái tật là thích tranh cãi, cho rằng mình luôn đúng, không chịu thua trước bất cứ lý lẽ nào... Cái tật này không sửa không xong. - Vừa nói, anh vừa rót cho mình một ly rượu và uống cạn.
Thấy Xuân Cường uống đã nhiều, bố đậy nắp chai rượu lại, nói:
- Uống như vậy được rồi, uống nữa e rằng không về được.
Đáng tiếc là khi ông phát hiện ra điều này thì Xuân Cường đã ngà ngà say. Mà khi anh đã ngà say thì lại thích nói nhiều. Anh mở nắp chai rượu, vừa mở vừa nói: Dù sao thì cũng là rượu nhẹ, mà loại rượu nhẹ thế này làm sao có thể say được. Uống vào cũng giống như hòa một tí men rượu vào nước lã mà uống thế thôi, đã là dân uống thì phải uống loại rượu có nồng độ cao mới sướng, mới đã nghiện. Nhắc đến tiếng “nghiện”, anh lại quay sang hỏi Tiêu Đồng, Có phải uống loại rượu nhẹ này, cảm giác cũng giống với việc hút heroin bị pha chế, không sướng như tiên chích heroin nguyên chất, nếu không phải như vậy thì tại sao herroin bị pha chế lại rẻ đến như thế?
Nghe Xuân Cường nói câu này, không gian trong bàn ăn bỗng dưng yên lặng một cách đáng sợ. Khánh Xuân đưa mắt nhìn bố, đầu cúi gầm, không biết phải xử trí thế nào. Cánh tay Tiêu Đồng đang gắp một ít rau trên đũa cùng dừng lại giữa không trung, run rẩy. Có điều anh cũng gắng gượng bỏ chút thức ăn ấy vào trong bát của bố, nói: Bác à, ăn thêm chút rau nữa! Nói xong, anh đứng dậy, vơ vội mấy chiếc đĩa đã hết thức ăn đi thẳng vào bếp và không quay trở lại nữa. Khánh Xuân cương quyết không cho Xuân Cường uống nữa và bới cho anh một bát cơm đầy rồi đứng dậy, đi thẳng vào bếp gọi Tiêu Đồng. Lúc này Tiêu Đồng đang rửa bát, nói là mình ăn đã quá no, không cần phải quay lại bàn ăn nữa.
Khánh Xuân năn nỉ:
- Không quay lại thì không được đâu, không được mất lịch sự với khách.
- Anh ta lúc nào cũng muốn công kích tôi, tôi nhận ra điều này. - Tiêu Đồng nói - Nếu không phải đây là nhà chị, tôi không cho anh ta một trận ra trò mới là điều lạ.
Nhìn sắc mặt Tiêu Đồng, Khánh Xuân biết là anh đang rất tức giận. Nếu cứ ép anh quay trở lại bàn ăn, e rằng kết quả chưa chắc đã êm đẹp nên cô lên tiếng an ủi:
- Không muốn sang cũng không sao, có điều suy nghĩ của cậu cũng nông cạn lắm. Những gì của người say rượu nói ra không cần phải xem đó là những điều thật. Vừa rồi không phải là cậu đã đem chuyện Tôn Ngộ Không ra để công kích anh ta sao?
Tiêu Đồng không nói không rằng, cúi đầu chăm chú rửa soong. Khánh Xuân quay trở về bàn ăn, bố hỏi: Tiêu Đồng đâu? Gọi nó sang ăn cơm, không ăn cơm là không được đâu. Khánh Xuân lúng búng nói, Cậu ta ăn no rồi, con bảo cậu ta rửa chén bát.
Trong thời gian Xuân Cường ăn xong cơm, trái cây, bánh sinh nhật; uống xong trà và thao thao bất tuyệt chuyện đông chuyện tây với bố, Tiêu Đồng vẫn không quay trở lại. Cho đến khi Xuân Cường nói lời từ biệt để ra về, Tiêu Đồng vẫn không có mặt để nói một lời chào. Xuân Cường vừa rời khỏi nhà, bố vội vàng chạy vào nhà bếp để tìm Tiêu Đồng. Ông sợ rằng, công lao không biết bao nhiêu ngày qua của ông sẽ vì những lời nói của Xuân Cường mà biến thành mây khói, thành một dòng nước chảy xuôi về đông. Nhưng không có chuyện gì xảy ra. Ngay sau khi Xuân Cường rời khỏi nhà, sắc mặt Tiêu Đồng đã tươi tỉnh hẳn lên, cười cười nói nói cho đến khuya mới lên giường ngủ.
Cho dù là như vậy, sáng hôm sau gặp Xuân Cường ở cơ quan, Khánh Xuân vẫn tỏ thái độ không bằng lòng với anh. Không ngờ rằng, Xuân Cường vẫn cứ cho những gì mình đã thể hiện đêm qua là không có gì đáng phàn nàn. Thậm chí anh còn nói: Đêm qua, anh đối xử với “cậu em” của em không hề tồi tí nào. Anh mời cậu ta uống, khuyên nhủ cậu ta quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy. Rõ ràng những điều ấy hoàn toàn xuất phát từ tấm chân tình của anh, lẽ nào cậu ta lại không thể tiếp thu? Loại người đã từng nghiện ngập lúc nào cũng phải cần có một ai đó bên cạnh để khuyên bảo, để giáo dục. Anh thay mặt em và bố em để giáo dục cậu ta đấy thôi!
Khánh Xuân nói, Muốn giáo dục cũng phải chọn thời điểm thích hợp. Đêm qua không phải là thời điểm để anh lên tiếng giáo dục Tiêu Đồng. Vả lại, anh có hỏi Tiêu Đồng rằng, uống rượu nhẹ cũng giống như hút heroin bị pha chế, không đã nghiện, không đáng tiền. Anh châm biếm và moi móc chuyện ấy làm gì, liệu cách giáo dục của anh có hiệu quả không?
Thực ra Xuân Cường đã nhận ra rằng, về lý cả về tình, anh đều đã sai lầm. Nhưng có điều anh chỉ im lặng giây lâu rồi nói:
- Không thể tiếp thu ngay cả một câu nói đùa, thế thì tự ái của cậu ta quá lớn thôi.
- Đối với một người đã từng nghiện ma túy thì không có gì quan trọng hơn là hỗ trợ để họ xác lập một lòng tự tôn và tự tin vào chính mình. - Khánh Xuân nói.
- Được rồi, anh có lỗi với em và với bố em. Cho anh xin lỗi vậy.
Khánh Xuân rất muốn nói: Anh nên xin lỗi Tiêu Đồng, nhưng nghĩ lại, cô không thể nói ra lời này. Cô nhận ra rằng, từ nay trở về sau, mình sẽ không bao giờ có ý nghĩ là sẽ liên kết hai người lại với nhau bằng tình cảm một cách ngu ngốc như thế nữa. Nói gì thì nói, không phải bất kỳ người đàn ông nào cũng có tính cách phóng khoáng. Nếu đã có ý đồ cá nhân nào đó, họ hoàn toàn có thể đánh mất phong độ vốn có trước một sự việc cụ thể. Cô cay đắng nhận ra rằng, bữa cơm tối chẳng khác nào là cô đã tự cầm đá đập vào chân mình.
Cũng không khác lắm với Khánh Xuân, gương mặt Xuân Cường cũng không thể che giấu được nỗi buồn, anh nói:
- Khánh Xuân à, lần sinh nhật này của anh chẳng vui vẻ tí nào. Anh có rất nhiều điều muốn nói với em. Nhưng trước mặt hai người ấy, anh không thể nào nói được. Thế nào thì chúng ta cũng phải nói chuyện với nhau một lần cho hết, anh sẽ mời em đi ăn cơm vậy.