Mau Nói Em Yêu Anh
Chương 4 : Ôm người đẹp về nhà
Ngày đăng: 22:42 21/04/20
Đương nhiên Mi Mi nhà tôi cuối cùng cũng biết chuyện này, họ Dư kia cũng rất biết điều, uống nước còn nhớ người đào giếng, thay tôi nói không ít lời hay ý đẹp. Em có vẻ rất tôn trọng ông anh rể này nên thái độ với tôi cũng chuyển biến rất nhiều.
Em đến nói lời cảm ơn: “Cảm ơn anh! Số tiền kia tôi cũng không trả nổi, vậy tôi làm bạn gái anh để gán nợ nhé.”
Tôi giận tím mặt, tuy rằng mục đích cuối cùng của tôi chính là cái này. “Em cho tôi là loại người gì? Tôi không cần em đền đáp cái gì cả?”
Em lại đột nhiên bật cười, nhào lên ôm lấy tôi. Tôi không nỡ đẩy ra, đây là lần đầu tiên em chủ động thân mật. Mà ôm thì lại sợ mất hình tượng nhân cách cao đẹp. Đang còn do dự thì em đã rướn người hôn nhẹ lên môi tôi, làm tôi hóa đá trong nháy mắt.
Em nói: “Này, đừng có làm bộ ra vẻ đàng hoàng, cái em hài lòng chính là cái tính không biết xấu hổ của anh, có thể để em không bị đạo đức trói buộc, nếu anh muốn đạo mạo thì có khi em chạy mất rồi.”
Những lời này là có ý gì? Tôi không biết xấu hổ lúc nào? Tôi ôm chặt cô nhóc kia vào lòng: “Làm bạn gái thì tính gì là đền đáp? Phải làm bà xã! Hôm nay phải theo anh về nhà gặp bố mẹ! Còn cái hôn chuồn chuồn nước kia tính là cái gì?” Tôi giữ chặt gáy em, cúi xuống cho em một cái hôn thật nồng nàn, thật ướt át.
Rất lâu sau, tôi hỏi em: “Này, em nói không phải chịu sự trói buộc của đạo đức là có ý gì? Không phải là định cho tôi mấy cái sừng cắm lên đầu đấy chứ?”
Oẳng oẳng! Bà xã, đàn ông cũng sợ phí phạm thời gian, mau nói em yêu anh đi!
Chớp mắt đã kết hôn được 3 năm, giữa chúng tôi cũng có những lúc sóng gió, ví dụ như cái con rùa biển kia, lúc đủ lông đủ cánh rồi, ở trước mặt em vạch trần chuyện tôi từng uy hiếp anh ta.
Mà bà xã tôi chỉ lẳng lặng nhìn anh ta nói: “Nhưng là chính anh từ bỏ. Thực ra, phụ nữ đôi khi lại thích đàn ông vì cô ấy mà không từ mọi thủ đoạn, điều này cho thấy anh ấy thực sự yêu tôi. Mà tôi cũng yêu anh ấy.”
Sinh ra tôi là cha mẹ, mà người hiểu tôi lại là bà xã! Em ở trước mặt bao người nói yêu tôi! Tôi ôm chầm lấy em, hung hăng hôn em.
Bỏ lại cái con rùa biển kia xấu hổ không chịu nổi. Ha ha ha!
(Quy luật đồng tiền xấu nuốt chửng đồng tiền tốt: còn gọi là quy luật Gresham, lấy theo tên của Sir Thomas Gresham – chuyên gia tài chính thế kỷ 16. Thời kì phong kiến, các quốc gia sử dụng đồng tiền kim loại để trao đổi mua bán. Trong đó giá trị nhất là các đồng tiền vàng, tiền bạc. Khi tiền quy vòng về quốc khố của nhà vua, các đồng tiền vàng tiền bạc này thường bị nung chảy lẫn với các kim loại giá trị thấp khác, làm hàm lượng kim loại quý giảm đi, giá trị thực của đồng tiền cũng nhỏ hơn so với giá trị được in trên mặt đồng tiền. Với cách làm này thì cùng một lượng kim loại quý, nhà nước có thể đúc ra nhiều tiền hơn, tức là có thêm tiền cho ngân khố. Kết quả là các đồng tiền có cùng mệnh giá được lưu hành nhưng chưa chắc chúng đã có giá trị bằng nhau. Điều này đưa đến một hiện tượng khá ‘buồn cười’. Khi người ta biết được đang có 2 loại tiền ‘tốt’ và ‘xấu’ đang cùng được lưu hành, thì người ta có khuynh hướng tiêu xài đồng tiền xấu và cất giữ đồng tiền tốt đi. Chẳng bao lâu sau thì những đồng tiền ‘tốt’ đều biến mất, chỉ còn lại những đồng tiền ‘xấu’ đợc lưu hành. HIện nay quy luật này vẫn còn hiện hành ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một trường hợp điển hình. Hiện nay, trong lưu thông tiền tệ ở Việt Nam, ngoài tiền Đồng, còn có đô la Mỹ và vàng.)