Nam Quốc Sơn Hà

Chương 1 : Mở đầu

Ngày đăng: 09:01 19/04/20


Những chữ viết tắt trong sách này:



AHBC



Anh-hùng Bắc-cương



AHLN



Anh-hùng Lĩnh-Nam



AHĐA-DCBM



Anh-hùng Đông-a dựng cờ bình Mông



AHTS



Anh-hùng Tiêu-sơn



ALTVTV



Anh-linh thần võ tộc Việt



ANCL



An-Nam chí lược



CEP



Coopérative Européenne Pharmaceutique



(Liên hiệp các viện bào chế châu Âu)



CKDH



Cẩm khê di hận



CMFC



Commité Médical Franco-Chinois



(Ủy ban trao đổi y học Pháp-Hoa)



DTLSVH



Di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng



IFA



Institut Franco-Asiatique (Viện Pháp-Á)



KĐVSTGCM



Khâm định Việt sử thông giám cương mục



ĐĐHNS



Động-đình hồ ngoại sử



ĐNLTCB



Đại-Nam liệt truyện chính biên



ĐNLTTB



Đại-Nam liệt truyển tiền biên



ĐNNTC



Đại-Nam nhất thống chí



ĐNTLCB



Đại-Nam thực lục chính biên



ĐNTLTB



Đại-Nam thực lục tiền biên



ĐVSKTT



Đại-Việt sử ký toàn thư



MCMS



Mông-cổ mật sử



NS



Nguyên-sử



TS



Tống sử



TTDS



Thuận-thiên di sử



Thư viết cho tuổi trẻ tộc Việt



về những nguồn tài liệu



để tìm hiểu cuộc Bắc-phạt thời Lý


3.3. Tống-triều công thần bi ký.



Bộ này do hai đại thần là Trần Hy-Cương, Tống Đạm soạn vào thời năm Mậu-Tuất (1718), Thanh Khang-Hy thứ 57. Nội dung sao chép tất cả văn bia, mộ chí các công thần nhà Tống. Thư viện Quảng-châu, Liễu-châu đều có bộ này.



3.4. Xã chí, thần tích.



Tại thư viện Quảng-châu, Nam-ninh, Liễu-châu, tôi tìm được một số sách do người địa phương, do các quan địa phương thời Tống viết. Những sách này đối với người Trung-hoa thì không có một chút giá trị nào, vì nội dung chép về phong tục, tôn giáo, di tích của các khê động giáp giới với Đại-Việt hồi đó. Nay các khê động đã biến thành làng xã, ranh giới không còn, di tích cũng mất. Nhưng đối với lịch sử Việt-Nam, với tôi, nó là cung cấp cho rất nhiều sự kiện về cuộc chiến tranh Tống Lý. Các bộ đó là:



- Ung-châu kỷ sự,



- Quảng-Tây địa dư ký,



- Quảng-Tây chư thần ký,



- Hy-Ninh hận sự bi ký,



- Thần tích Hỏa-giáp ngũ đại vương từ,



- Thái-bình phong vật chí,



- Hoành-sơn sơn xuyên phong vực,



- Ôn-nhuận sự tích,



- Quy-hóa địa dư chí,



- Vĩnh-bình sơn xuyên phong vực chí,



- Vĩnh-bình chư thần chí,



- Khâm-châu địa dư chí,



- Hổ-môn chư thần ký,



- Cổ-vạn sơn xuyên cương vực ký,



- Tây-bình chư thần chí,



- Tây-bình sơn xuyên cương vực chí,



- Lộc-châu sự tích,



- Lộc-châu cương vực chí,



- Thiên-long địa dư chí,



- Khâm-châu chư thần ký,



- Nghi-châu địa dư chí,



- Như-tích sơn xuyên phong vực chí,



- Để-trạo địa dư chí,



- Dung-châu sự tích,



- Đông-hải Hy-Ninh bản mạt,



- Bạch-hâu địa dư chí,



- Liêm-châu địa dư chí,



- Hổ-môn chư thần chí.



4. Cao-ly sử, gia phả Kiến-bình, Kiến-hải tại Hàn-quốc.



Do cuộc viếng thăm Việt-Nam Cộng-hòa ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng-thống Lý Thừa-Vãn tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Bấy giờ tuy mới 19 tuổi, tôi đã lưu tâm, rồi năm 1980, trong khi dự đại hội y khoa ở Hàng-châu, Trung-quốc, tôi được tiếp xúc với bác sĩ Lý Diệp Oanh, Lý Chiếu Minh, tôi đã tìm ra sự kiện Kiến-bình vương Lý Long Tường cùng tông tộc 6 nghìn người là thuyền nhân tới Hàn quốc năm 1226. Rồi năm 1983, tôi lại tìm ra một giòng họ Lý nữa là con cháu Kiến-hải vương Lý Dương-Côn, cũng là thuyền nhân tới Hàn quốc năm 1150.



Do vậy tôi được đọc gia phả của hai giòng họ Lý này. Gia phả cung cấp cho tôi rất nhiều sự kiện lịch sử về cuộc chiến tranh Tống-Lý. (xin đọc bài Nguyên-tổ hai giòng họ Lý tại Hàn-quốc, phụ lục quyển 3, bộ Anh-hùng Đông-A dựng cờ Bình-Mông).



5. Nguyên tắc xử dụng tài liệu.



Nam-quốc sơn-hà được viết dưới thể dạng bộ lịch sử tiểu thuyết tam hư thất thực nghĩa là ba phần hư, bẩy phần thực. Phàm đã là tiểu thuyết thì tha hồ phóng túng, tưởng tượng như Alexandre Dumas, Thi Nại-Am, La Quán-Trung, Kim-Dung. Thế nhưng lịch sử tiểu thuyết của tộc Việt lại không thể bịa đặt quá đáng, ma trâu, đầu rắn, phun kiếm, di sơn đảo hải. Tại sao? Bởi chỉ những sự kiện anh hùng trong lịch sử của chúng ta, cũng rất khó làm cho hậu thế tin được: Vua Trưng thắng Hán ba trận vĩ đại, vua Lê diệt Tống ở Chi-lăng, Bạch-đằng... quá dễ dàng. Nếu nay lại bịa đặt thêm nữa, thì hậu thế chẳng còn ai tin.



Với hoài bão, đem tài hèn, sức mọn, cùng tâm huyết ra thuật truyện tổ tiên anh hùng, giữ nước như thế nào; nên tôi tự đặt cho những nguyên tắc căn bản, để khỏi đi quá đà, trái với lịch sử. Tuy vậy độc giả sẽ hơi bỡ ngỡ, khi tôi trình bầy những bí ẩn lịch sử, mà những bậc tiền nhân đi trước, vì không chịu suy xét, cứ đọc sử Trung-quốc, rồi chép lại.



Với kho tàng tài liệu trên, tôi đã tự đặt cho mình những nguyên tắc sau:



4.1. Những gì sử Việt chép. Tuyệt đối gữa nguyên, không thay đổi về không gian, thời gian.



4.2. Những gì sử Trung-quốc như Tống-sử, Tư-trị thông giám cương mục, Tục Tư-trị thông giám trường biên, đã chép trái với sử Việt-Nam, được tước bỏ. Trái lại những gì sử Việt không ghi chép mà sử Trung-quốc chép có lý, được giữ nguyên.



4.3. Những gì trong sử Việt, Hoa không chép, mà các cuốn phổ, bia đá, gia phả , truyền sử nói sẽ được tôn trọng. Bởi truyền sử dân gian, tự nó đã thành triết học của người Việt.



4.4. Về niên biểu, ngày, tháng, chúng tôi tuân theo bộ sách chữ Hán Hoàng-Việt giáp tý niên biểu của cụ Nguyễn Bá-Trác, do Quốc-sử quán triều Nguyễn ấn hành. Khi mỗi sự kiện xẩy ra, tôi đều ghi năm theo Tây-lịch, đóng trong ngoặc đơn.



4.5. Những địa danh cổ, vẫn giữ nguyên.



4.6. Đầu đề mỗi hồi, chúng tôi đặt ra, hoặc dùng những câu thơ, văn đã có sẵn.



4.7. Khi có khúc mắc, chúng tôi chú giải khi thì cuối hồi, khi thì ngay dưới sự kiện.



4.8. Các nhân vật, hầu hết thuộc nhân vật thực sự. Thảng hoặc mới có nhân vật tiểu thuyết, để làm một vài nhiệm vụ đặc biệt cho thành cốt truyện.



4.9. Chúng tôi cố gắng làm nổi bật những vấn đề cổ như: Quan chế, Phong tục, luật pháp, tổ chức hành chánh, ăn uống, y phục đương thời. Nhất là bốn vấn đề: Thiền-học, y-học, võ-học và tình dục học (sexology). Tuy biết tình dục học có làm cho một số các vị cao niên không vui.



Nào bây giờ mời các bạn hãy mở những trang giấy rực hào quang của tổ tiên ta gần nghìn năm trước.



Thân mến chào các bạn.



Viết tại Pontault Combault, Pháp-quốc,



mùa hè, tháng sáu, năm Ất-hợi (1995).