Nam Quốc Sơn Hà
Chương 4 : Oan này dẫu có kêu trời cũng xa -(Ðoạn-trường tân thanh) -
Ngày đăng: 09:01 19/04/20
Minh-Ðệ đinh ninh rằng Trương-tuần Huy đã nhận ra nàng, nên nàng không nói, không rằng, theo anh ta cùng đám đệ tử Trung-nghĩa về dinh hầu tước. Ðám Hợp, Phúc, Ðức, Ðạt vênh váo dắt trâu đi. Bà Ðinh lẽo đẽo theo sau. Năm đứa trẻ theo bén gót.
Khoảng hơn nửa giờ thì tới nơi. Trong sân dinh, đệ tử chia làm nhiều toán đang tập võ. Toán thì đánh côn, múa kiếm, toán thì đấu quyền. Khi thấy Trương-tuần Huy dẫn Minh-Ðệ cùng trâu trở về, họ đều ngừng tay, trố mắt nhìn nàng. Một trung niên nam tử tuổi trên bốn mươi cầm dùi đánh ba tiếng trống, lập tức đám môn sinh ngừng tậy, im lặng vào đại sảnh đường, theo thứ tự ngồi.
Ghi chú:
Bấy giờ làng Sủi thuộc tổng Dương-quang, lộ Kinh-Bắc. Sau đổi là Siêu-loại. Nay là xã Phú-thị huyện Gia-lâm, Hà-nội. Xã Phú-thị phía Tây-Bắc giáp xã Phù-đổng, Dương-xá, Ðặng-xá. Ðông giáp xã Dương-quang. Trước năm 1945 xã thuộc huyện Giia-lâm, tỉnh Bắc-ninh. Xã Phú-thị là đất văn học có tiếng: Nguyễn Huy-Cận (1728-1780) trong khoa thi 1780, đáng lẽ ông đỗ trạng nguyên, nhưng vì bài làm thất cách, phải giáng xuống đồng tiến sĩ; ông là nhà thơ, nhà văn có tiếng. Nguyễn Huy-Lượng đỗ hương cống thời Lê, đã có thời làm quan với Trịnh. Sau ông làm quan cho nhà Tây-sơn. Tác phẩm của ông được truyền tụng nhiều nhất là bài «Tụng Tây-hồ phú. Giòng họ Cao ở Phú-thị cũng lắm người nổi danh: Cao Huy-Diệu, đỗ đầu thi hương năm 1807. Cao Bá-Ðạt (?-1854), Cao Bá-Quát (1808-1854), con Bá-Ðạt là Cao Bá-Nhạ. Hồi ấy các xã Phú-thị (Sủi, Siêu-loại), Dương-xá, Ðặng-xá, Dương-quang là ấp phong của Siêu-loại hầu. Theo quan chế triều Lý, khi một vùng được phong cho ai, thì ấp ấy coi như một nước nhỏ, hoàn toàn là sở hữu chủ của người được thụ phong. Những chánh tổng, lý trưởng đều do hầu tước chỉ định để thu thuế cho ông ta. Vì vậy Minh-Ðệ bị tội, thì giải về dinh hầu tước,rồi để cho lý dịch xử, sau đó đệ lên cho hầu xử chung thẩm.
Một đứa bạn của Minh-Can chỉ Minh-Ðệ nói nhỏ:
– Minh-Can này. Trông cô nàng đẹp đấy chứ, nhưng sao tướng hơi giống con chị ngẫn ngờ của của Minh-Can quá. Hay là y thị?
– Anh nói lạ.
Minh-Can trả lời: Mới sáu tháng qua, bộ y thị tu tiên lột da hay sao mà đang đen thủi đen thui, dáng đi lạch bạch như con vịt, béo ị như lợn, nay người thon, da trắng, môi hồng, tư thái ôn nhu văn nhã thế kia? Vả lại mấy tháng trước, chúng mình thường gọi thị là cái bị thịt, mỗi khi buồn thường đem ra đấm đá cho vui, thị chỉ biết khóc, sao thị có thể đả bại thập bát thái bảo trường Trung-nghĩa là sư huynh Trịnh Phúc?
Minh-Ðệ thấy tình hình người người vào đại sảnh, nàng nghĩ thầm:
– Họ tập hợp làm gì đây? Thôi hẳn là để xem ta bị hành tội chắc? Nghiệp quả, nghiệp quả, ta cũng đành nhắm mắt đưa chân, đến đâu hay đến đó.
Lát sau, nàng thấy các chức sắc, tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục, lý trưởng, phó lý, khán thủ, lục tục kéo đến, ngồi ở dẫy ghế đầu của đám môn sinh Trung-nghĩa.
Trung niên nam tử đánh trống ban nãy cung tay chào khách rồi nói:
– Thưa các cụ chức sắc, các cụ tiên thứ chỉ cùng các vị chức dịch trong làng. Hiện sư phụ chúng tôi trẩy Thăng-long chưa về. Tôi là Ðoàn Quang-Minh, trưởng tràng, xin có lời kính trình các cụ. Hôm nay là ngày mừng thượng thọ của sư phụ chúng tôi. Anh em chúng tôi định hạ trâu mừng. Không ngờ con trâu bỏ chạy, rồi bị người ta bắt trộm. Ðệ thập bát sư đệ của tôi là Trịnh Phúc, dẫn các sư đệ Vũ Ðức, Vũ Ðạt cùng ông bà Ðào Hợp đuổi theo bắt trâu về, thì bị người trộm trâu đả thương. Tôi phải nhờ trương tuần dẫn mười đệ tử mới tróc nã được thủ phạm về cho làng xử. Vậy xin trao thủ phạm cho các cụ.
Anh ta chỉ vào Minh-Ðệ:
– Kẻ trộm trâu, đánh người là cô này.
Cụ tiên chỉ nguyên là một quan văn về hưu. Cụ vuốt râu hỏi:
– Phạm trường ở đâu?
– Thưa là sân chùa Từ-quang.
– Chùa Từ-quang ư? Chùa này nổi tiếng đạo đức khắp vùng, sao lại có trộm ẩn náu trong chùa. Tại sao không trình sư cụ giải quyết có phải êm đẹp không?
Quang-Minh đáp:
– Thưa cụ, sư trưởng vân du xa, ở nhà mọi việc do bà Ðinh trông coi. Chúng tôi có mời bà đến làm chứng đây. Xin cụ hỏi bà.
Cụ tiên chỉ quay sang bà Ðinh:
– Cô này làm gì ở trong chùa?
– Thưa cụ, cô ấy làm công quả cho chùa từ lâu rồi. Khi thầy chúng tôi đi kiết hạ, có giao cho cô với tôi trông coi chùa.
– Bà thuật cho tôi nghe từ đầu đến cuối sự việc xẩy ra.
Bà Ðinh thuật từng ly từng tý, từ khi con trâu chạy vào chùa cho đến khi bà cùng Minh-Ðệ bị bắt về đây. Nhưng bà không biết võ, nên khi thuật tới chỗ hai bên động thủ bà lướt qua.
Cụ tiên chỉ hỏi đám trẻ:
– Chúng bay là học trò, khi ta hỏi phải khai thực. Thế sự việc xẩy ra như thế nào?
Trần Ninh nhanh nhảu thuật lại từng chi tiết một.
Cụ tiên chỉ hỏi cung Trịnh Phúc, cùng anh em Vũ Ðức, Vũ Ðạt. Sau khi nghe xong, cụ phán:
– Trong vụ này có hai sự việc. Sự việc thứ nhất là cô gái kia bị cáo trộm trâu, sự việc thứ nhì là thị cùng đệ tử trường Trung-nghĩa đánh nhau. Việc thứ nhất, thì xã chịu trách nhiệm phân xử. Còn việc thứ nhì nằm trong luật lệ võ lâm, xin để Siêu-loại hầu chủ trì.
Ông hỏi:
– Con kia, họ gì? Quê ở đâu? Bố mẹ là ai?
Minh-Ðệ thấy em mình, cùng bạn chúng thường đánh đập nàng mà cũng không nhận ra nàng, nên nàng nghĩ thầm:
– Sự việc đã như thế này, thì mình phải nói dối, để tránh tai vạ cho bố mẹ.
Nghĩ vậy nàng nói:
– Thưa cụ cháu mồ côi từ nhỏ, không biết bố mẹ là ai, chẳng biết họ gì. Cháu bị người dì bán cháu làm nô bộc cho người ta ở trấn Thanh-hóa, chủ đặt tên cho cháu là Yến-Loan. Nhân vì chủ ác độc, cháu bỏ trốn lên chùa xin làm công quả, để chuộc tội cho bẩy kiếp phụ mẫu.
Ông chỉ vào mặt Minh-Ðệ:
– Thì ra quân trốn chúa lộn chồng đây.
Ông hỏi lại:
– Những lời cáo buộc của bên nguyên là Trịnh Phúc có chỗ nào sai không?
Minh-Ðệ lắc đầu:
– Không.
– Thế là được rồi.
Cụ đứng lên chỉ tay vào mặt Minh-Ðệ:
– Thấy trâu của người ta chạy, đáng lý mi không được mở cổng chùa cho nó cho vào. Khi mi mở cổng cho nó vào hẳn có ý định bắt lấy, thế là tà tâm muốn chiếm đoạt, tức tội trộm. Rồi khi người ta đòi trâu, mi muốn giữ lại, không cho đem trâu về giết, lại một lần nữa có gian ý công khai chiếm đoạt, thế là mang tội cướp. Sau đó mi ỷ võ công cao, đánh ba người đến bị thương. Người ta bỏ chạy, đáng lẽ mi phải đem trâu giao cho xã để trả lại cho chủ mới phải. Ðây mi lại giữ trong bãi cỏ của chùa, thế là có ý cưỡng đoạt công khai. Trước sau, mi phạm một lần tội trộm, hai lần tội cướp. Theo bộ Hình-thư của bản triều, thì tội trộm trâu bị lao dịch trong quân một năm. Hai lần tội cướp, bị đầy đi xa nghìn dặm. Vậy phải đợi quân hầu về xử.
Ghi chú:
Các nhà làm luật triều Lê, triều Nguyễn thường bị ảnh hưởng của luật Trung-quốc. Như bộ luật Hồng-Ðức bị ảnh hưởng rất lớn của bộ luật triều Minh. Bộ Hoàng-Việt luật lệ của triều Nguyễn không những bị ảnh hưởng luật triều Thanh, mà đôi khi còn chép nguyên văn những điều vô lý trong luật Trung-quốc đã lỗi thời, không còn xử dụng tới. Luật triều Lý được soạn thảo bởi các vị vua Phật-tử, nên đặt nặng vấn đề nhân trị, các hình phạt thường rất nhẹ. Tuy nhiên, vì đương thời triều đình rất quan tâm đến canh nông, do đó phạt nặng những kẻ trộm trâu. Sau này Minh-Ðệ lên làm Linh-Nhân hoàng thái hậu, bà đã nghiêm cấm, cùng ra lệnh phạt những kẻ giết trâu rất nặng. Hậu thế không ai hiểu tại sao cả. Chỉ độc giả Nam-quốc sơn-hà mới rõ ngọn nguồn mà thôi.
Bà Ðinh nói:
– Bẩm cụ tiên chỉ, thực oan uổng. Cô cháu đây làm công quả ở chùa, nên thâm nhiễm Phật pháp, vì vậy thấy trâu bị đuổi cùng đường, nên nảy từ tâm mở cửa cho nó vào. Thưa cụ, con trâu này có linh tính lắm, nó nằm phục trước thềm chùa khóc rống lên thảm thiết, nên cô cháu xin mua lại con trâu, nhưng các cậu này không chịu, ba người cùng ông bà hương Hợp xúm vào đánh cô ấy, chứ cô ấy đâu đó đánh trước?
Ðám trẻ nhao nhao lên:
– Thưa cụ tự mấy anh ấy cậy có võ đánh người trước, rồi chị cháu mới phải đánh lại đấy chứ? Thưa cụ như vậy là tự vệ. Tự vệ là không có tội.
Cụ thứ chỉ vẫy tay cho đám trẻ im lặng:
– Ta chỉ xử tội cướp trâu thôi. Còn chuyện đánh nhau để quân hầu xử.
Cụ hỏi Minh-Ðệ:
– Mi định hỏi mua trâu, thế mi có tiền không?
Minh-Ðệ gật đầu:
– Bẩm cụ có ạ.
Trịnh Phúc cười nhạt:
– Thưa các cụ, cháu nhìn cái ngữ cô này, thì e đến một đồng dính túi cũng không có, thế mà thị đòi mua trâu. Vì vậy cháu mới đoán ra rằng y thị muốn trộm trâu, cho nên sư đệ Vũ Ðạt mới giằng lấy trâu, rồi bị y thị đánh. Bẩm các cụ, nếu tính rẻ ra, thì con trâu mộng này đáng giá đến hai lạng bạc đấy ạ. Y thị làm gì có.
Cụ tiên chỉ hỏi Minh-Ðệ:
– Mi có hai lạng bạc để trả tiền mua trâu không? Nếu mi trình ra được hai lạng bạc, thì ta cải tội danh trộm cướp ra tội cưỡng mại, thì mi chỉ bị đánh đòn thôi.
Minh-Ðệ móc cái túi nhỏ, may phía dưới nách, trong vạt áo trước lấy ra một nén bạc. Nén bạc này ở trong số ba nén vàng và mười nén bạc, mà ông bà họ Trần cho nàng hôm trước. Nàng trao cho Trịnh Phúc:
– Ðây, nén bạc này nặng tới mười lạng. Tôi trả anh hai lạng để mua trâu, còn tám lạng, xin anh hoàn cho tôi.
Mọi người mở to mắt ra ngạc nhiên, ngay bà Ðinh cũng ngơ ngẩn cả người. Ông tiên chỉ nhìn ông thứ chỉ, ông thứ chỉ nhìn lý trưởng, cả ba không biết giải quyết sao. Nếu vẫn cứ bắt tội người con gái này, thì ra già đầu, làm quan mà nuốt lời với dân gian sao? Còn như tha tội cho y thị thì thực trái với luật lệ.
Cuối cùng ba cụ đành phải giữ lời hứa. Cụ tiên chỉ nói:
– Như vậy thị Yến-Loan được tha tội trộm, tội cướp, mà chỉ bị tội dùng lực cưỡng bức mua hàng mà thôi. Tội này thì phạt đánh hai mươi trượng.
Trịnh Phúc nói với Minh-Ðệ:
– Mua, hay bán là sự thỏa thuận giữa kẻ bản, người mua. Ta đâu có đồng ý bán trâu cho mi. Ta trả bạc cho mi đây.
Nói rồi y đưa bạc cho Minh-Ðệ.
Cụ tiên chỉ vẫy tay cho trương tuần Huy:
– Nọc cổ Yến-Loan ra đánh đủ hai mươi trượng.
Trương tuần Huy dạ, rồi chỉ chỗ trống phía trước:
– Yến-Loan nằm xuống thụ hình.
Ðám trẻ nhao nhao lên phản đối, thằng Quang nói:
– Thưa cụ hai mươi trượng đó, cụ để cho năm đứa cháu chị thay cho chị cháu được không ạ? Mỗi đứa chúng cháu chịu năm trượng, như vậy là đủ rồi. Xin cụ bằng lòng cho chúng cháu lĩnh đòn thay chị chúng cháu.
Nói rồi năm đứa nằm dài ra.
Minh-Ðệ vẫy tay:
– Chị cảm ơn em. Em cứ để cho chị chịu đòn.
– Trong khi ở chùa, mi đã ăn nằm với bao nhiêu nhà sư?
– Bẩm con còn là trinh nữ. Con ở chùa làm công quả. Các thầy thương con là trẻ mồ côi, coi con như đệ tử, có đâu làm chuyện trên bộc trong dâu.
– Những quần áo trong phòng các nhà sư đều một khổ người với mi. Phải chăng đó là quần áo của mi?
– Bẩm vâng. Quả là quần áo của con.
Viên Ðề điểm hình ngục Hoàng-khắc-Dụng đập tay xuống sập:
– Nói láo. Mi bảo mi không ăn nằm với sư. Thế sao quần áo của mi lại để rải rác ở phòng năm nhà sư?
– Con cũng không biết tại sao nữa.
– Khảo.
Hai tên quân nọc cổ Minh-Ðệ nằm xuống nền nhà, rồi dùng roi mây quất túi bụi. Minh-Ðệ vội vận công chống đau. Vì vậy roi đánh xuống, mà nàng không cảm thấy đau đớn gì. Nàng nằm yên cho tên quân đánh. Sau khi tên quân đánh đủ 20 roi, mà nàng không dãy dụa, cũng chẳng kêu khóc.
Hai tên quân nọc cổ Minh-Ðệ nằm xuống nền nhà, rồi dùng roi mây quất túi bụi. Minh-Ðệ vội vận công chống đau. Vì vậy roi đánh xuống, mà nàng không cảm thấy đau đớn gì. Nàng nằm yên cho tên quân đánh. Sau khi tên quân đánh đủ 20 roi, mà nàng không dãy dụa, cũng chẳng kêu khóc.
Tô Sơn-Lâm lại hỏi:
– Mi gan đấy. Hai mươi roi mà mi không kêu khóc, mi có chịu khai hay không?
– Bẩm quan khai gì cơ ạ?
– Khai đã ngủ với những nhà sư nào? Ngủ bao nhiêu lần? Ngoài mi ra, còn có đứa nào ngủ với các nhà sư nữa?
– Bẩm quan lớn là đèn trời soi xét cho con. Con vẫn còn là con gái chưa vẩn bụi đời, thì sao có thể có việc làm chuyện kia được?
Hoàng Khắc-Dụng bảo Tô Sơn-Lâm, Vương Ðình-Thụ:
– Ðược rồi, việc này dễ. Ðể ta sai bà mụ khám xem nó còn đồng trinh không thì biết ngay chứ khó gì đâu. Hỏi sang vụ ăn mặn.
Tô Sơn-Lâm hỏi:
– Mi làm bếp trong chùa, mà trong chùa có thịt chó, thịt gà, rồi xương lợn, xương trâu, lại có cả mấy chai rượu nữa. Như vậy chính mi nấu thịt cho các nhà sư ăn hẳn?
– Bẩm từ khi con đến chùa, con cũng ăn chay theo sư cụ với các sư ông, sư bác. Chùa rất thanh tịnh. Ðến người ta còn say rượu mà lên chùa, các thầy cũng không cho vào, huống hồ ăn thịt chó?
Tô Sơn-Lâm lắc đầu:
– Tang chứng rành rành ra thế kia, mà mi còn dẻo miệng chối ư? Mi không chịu khai ra, ta sẽ cho kẹp tay mi. Kẹp tay đau lắm chứ không như đánh roi đâu.
– Bẩm quan dù quan có đánh chết con cũng chịu, chứ khai láo cho các thầy, sau này xuống âm phủ sẽ bị quỷ sứ rút lưỡi ra.
Viên Ðề điểm hình ngục chỉ vào hai thanh tre trên tay một tên quân:
– Dù cho mi gan đến mấy, nếu mi không khai thực, ta sẽ cho kẹp tay mi.
– Bẩm quan, xương thịt ai mà chẳng đau, nhưng điều quan hỏi, thực không hề có, mà quan bắt con nhận, thì sao con nhận được?
Viên Ðề điểm hình ngục Vương Ðình-Thụ vẫy tay:
– Kẹp nó!
Một tên quân nắm tay Minh-Ðệ đưa ra. Tên khác dùng hai thanh tre lớn kẹp năm đầu ngón tay nàng. Y nghiến răng bóp hai thanh tre. Minh-Ðệ vội hít hơi, vận khí ra mười đầu ngón tay. Rắc một tiếng, hai thanh tre bị gẫy.
Vương Ðình-Thụ mắng tên quân:
– Tại sao mi lại dùng hai thanh tre mục mà kẹp nó. Mau lấy hai thanh khác.
Tên quân lấy hai thanh tre khác. Lần này y cầm từng thanh một bẻ thử, rồi gõ vào nhau, chứng tỏ còn tốt. Y lại kẹp tay Minh-Ðệ, nàng vội hít hơi vận khí chịu đòn. Tên quân nghiến răng kẹp, nhưng Minh-Ðệ chỉ cảm thấy hơi khó chịu, chứ không đau đớn gì. Hai thanh tre gặp ngón tay đầy chân khí của Minh-Ðệ cứng ngắt, nên cong lại. Thấy Minh-Ðệ im lặng dường như không đau đớn gì, mà tên quân mỏi tay quá, phải ngừng lại.
Vương Ðình-Thụ cau mặt:
– À, con này nó có nghề đây. Nó luyện thân thể thành mình đồng da sắt chắc. Thôi được, gọi nhà sư Viên-Căn lên.
Một lát nhà sư Viên-Căn được giải lên. Viên đề điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng nói:
– Sư ông có phải là đệ tử lớn nhất của chùa Từ-Quang không?
– Bẩm quan vâng.
– Tang chứng rành rành, rõ ràng tăng chúng trong chùa phạm giới sát; giết chó, giết gà ăn thịt. Trong tăng phòng có quần áo của đàn bà, như vậy thì chắc là phạm giới dâm rồi. Quân lại tìm thấy mấy chai rượu, trong đó có những chai uống dở, như vậy là phạm giới tửu. Dưới tượng Quan-Âm còn dấu vàng của công khố nhà Tống. Vàng đó ở đâu ra? Việc này không giản dị đâu, chắc là các người làm gian tế cho Tống phải không? Sự việc đã như vậy, thì cứ nhận tội đi, đức hoàng-đế là bậc chí nhân như vua Hùng, vua Trưng sẽ ân giảm tội cho, bằng không thì tất cả thầy trò đều phải tội lăng trì.
Viên-Căn lắc đầu:
– Bần tăng chắc ai đó thù oán nhà chùa, nên trong đêm tìm cách bỏ thịt, bỏ xương thú vật vào để vu vạ cho thiểm tự. Xin quan trên xét lại.
Vương Ðình-Thụ quát:
– Khảo.
Hình quan vẫy tay, một tên lính cầm hai thanh tre kẹp bàn tay Viên-Căn. Nhà sư nghiến răng, uốn cong người lại chịu đòn. Chỉ lát sau không chịu nổi đau đớn, nhà sư ngã lăn ra, nhưng bàn tay vẫn bị kẹp cứng. Hai chân nhà sư đạp loạn xạ để chống với cái đau. Tô Sơn-Lâm vẫy tay cho quân dừng lại:
– Này, thầy Viên-Căn. Tôi nghĩ mình làm tội thì mình chịu, bất quá thì bị xung quân, đồ làm lính là cùng. Cớ sao thầy không nhận tội, để đến nỗi phải chịu đau đớn thân xác như thế.
Viên-Căn từ từ lắc đầu:
– Bần tăng có làm thì có chịu, đây bần tăng không hề thấy, không hề biết thì sao mà khai được? Cái việc quần áo của Phật-tử Yến-Loan ở trong tăng phòng lại càng lạ lùng hơn nữa. Ðúng là tiền oan nghiệp chướng, hẳn vì thù oán chi đây, nên người ta hại thiểm tự. Thôi thì bần tăng đành mang cái xác này ra để giải nghiệp vậy.
Viên-Căn từ từ lắc đầu:
– Bần tăng có làm thì có chịu, đây bần tăng không hề thấy, không hề biết thì sao mà khai được? Cái việc quần áo của Phật-tử Yến-Loan ở trong tăng phòng lại càng lạ lùng hơn nữa. Ðúng là tiền oan nghiệp chướng, hẳn vì thù oán chi đây, nên người ta hại thiểm tự. Thôi thì bần tăng đành mang cái xác này ra để giải nghiệp vậy.
Tiếp theo bốn nhà sư Viên-Mộc, Viên-Chi, Viên-Diệp, Viên-Hoa đều bị gọi lên khảo đả, nhưng không ai chịu nhận tội cả. Khi gọi đến sư cụ Viên-Chiếu, thì ông chỉ nhắm mắt nhập thiền. Hình quan định ra lệnh khảo đả Viên-Chiếu thì nhà sư Viên-Hoa nói:
– Thưa thượng quan, với những tang vật, cùng chứng cớ rành rành ra như vậy, thì thượng quan không cần anh em bần tăng nhận tội, cũng có thể làm án được rồi. Thượng quan khỏi phải khảo đả nữa. Bần tăng xin thưa với thượng quan rằng, những quần áo đàn bà trong tăng phòng, cũng như xương chó, lông thú vật... nhất định có bàn tay nào đó hại tăng chúng thiểm tự. Bần tăng xin thượng quan cho bần tăng chịu hình phạt thay cho sư phụ cùng chư huynh đệ, chư đệ tử.
Ðề điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng nói:
– Cái tội phạm giới dâm, giới tửu, giới sát sinh thì chỉ đưa đến đánh đòn, đuổi về trần tục mà thôi. Nhưng còn vàng, bạc của Tống triều, thì ngoài thẩm quyền của bản chức. Bản chức phải giải các người về triều để quan Hình-bộ cùng đức Kim-thượng xử về tội làm gian tế cho Tống.
Minh-Ðệ quỳ tâu:
– Thưa đại nhân, về việc vàng bạc này hoàn toàn do con, tội ở con, chứ không do các thầy. Con xin chịu tội thay cho các thầy.
Rồi nàng thuật lại chi tiết việc quý nhân tới chùa cư ngụ trong hơn tháng. Ðúng ra nàng phải kể rằng trước khi đi, ông bà cho nàng vàng bạc, thì nàng nói là ông bà cúng dàng tam bảo, rồi nàng nộp vàng cho sư cụ Viên-Chiếu, mà sư cụ không nhận. Vì vậy nàng mới đem cất vào tượng Quan-Âm. Việc ông bà dạy võ cho nàng cho nàng, nàng cũng bỏ qua luôn.
Ðề điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng truyền lấy giấy bút cho thư lại để viết tờ cung.
Thời bấy giờ chữ Khoa-đẩu của người Việt bị mai một đi, thành ra mọi công văn; từ chiếu, chế, biểu của triều đình cho tới văn tự trong dân gian đều dùng chữ Nho hay còn gọi là chữ Hán. Triều Lý khuyến khích, mở rộng học đường, nhưng dân chúng biết chữ rất ít, thường họ chỉ học để đọc thông văn tự mà thôi. Còn phụ nữ, tuy ảnh hưởng của Vua bà Bình-Dương, cùng các công chúa Kim-Thành, Trường-Ninh, Côi-Sơn, Ôn-Thuận còn vang dội, nhưng con gái được cho đi học không làm bao. Vì vậy viên Ðề điểm hình ngục mới bảo viên thư lại Quách Ðồng viết tờ cung khai.
Quách Ðồng viết xong, y sao làm hai bản rồi truyền lệnh cho Minh-Ðệ:
– Mi ký vào đây.
Minh-Ðệ cầm tờ khai lên đọc. Nàng thấy rõ ràng lời khai hai tờ khác nhau. Ðọc xong nàng nói với viên thư lại Quách Ðồng:
– Tại sao chú lại viết như thế này?
Viên thư lại tái mặt:
– Ta viết đúng như lời mi khai, chứ có gì khác đâu?
Minh-Ðệ chỉ vào tờ khai thứ nhì:
– Tờ thứ nhất, chú viết đúng. Tờ thứ nhì chú viết sai hoàn toàn. Chú viết rằng đại sư Viên-Chiếu không phải là chân tu, mà là gian tế của Tống đem vào tiềm ẩn ở Ðại-Việt, rằng chùa Từ-quang là chỗ cho gian tế Tống lưu ngụ, chúng thường ăn thịt chó, bắt lương gia phụ nữ hành dâm. Tôi là con gái giả đến chùa làm công quả, chứ thực ra là gian dâm với các nhà sư. Chính Kinh-Nam vương Trần Tự-Mai với Vương phi là trưởng đại công chúa Huệ-Nhu điều động vụ này. Vương tới lưu ngụ ở chùa truyền võ công cho tôi. Vàng bạc mà vương cúng dàng đó để giao cho đại sư Viên-Chiếu hối lộ, mua chuộc tướng sĩ, võ lâm Ðại-Việt theo Tống, làm gian tế cho Tống, khi quân Tống sang đánh. Sao... sao... chú lại ác vậy?
Viên Ðề điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng nghe Minh-Ðệ nói, vội cầm hai tờ khai lên đọc. Khi đọc xong tờ thứ nhì, ông ta vỗ bàn chỉ vào mặt tên Quách Ðồng quát:
– Mi thực là tên gian xảo. Mi định làm hai tờ khai khác nhau, đưa cho tội nhân ký, rồi ta kiềm thự. Bản thứ nhất mi sẽ dấu đi. Còn bản thứ nhì trình lên ngài An-phủ-sứ. Như vậy là mi gắp lửa bỏ bàn tay người ta rồi. Bay đâu, gông cổ nó lại, đem biệt giam để chờ điều tra.
Hình-quân lập tức đóng gông viên thư lại Quách Ðồng, đem đi.
Viên Ðề điểm hình ngục Hoàng Khắc-Dụng hỏi Minh-Ðệ:
– Mi có thể tự viết tờ cung khai được không?
– Bẩm quan được ạ.
Minh-Ðệ mài mực, rồi cầm bút viết. Nàng viết liên tiếp một lúc mười trang giấy, cung khai từ đầu đến cuối vụ qúy nhân đến chùa, rồi nàng còn chép cả chuyện viên thư lại làm tờ cung khai hại nàng với chùa Từ-quang. Nàng đưa cho viên Ðề điểm hình ngục. Viên này thấy Minh-Ðệ cầm bút viết dễ dàng, y đã kinh ngạc không ít. Nay cầm tờ khai, nét chữ nàng như rồng bay phượng múa, khiến y kinh hãi vô cùng. Y càng kinh hãi hơn, vì tuy bị tra khảo, bị hành hạ, mà văn phong của Minh-Ðệ vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát, mỗi lời, mỗi ý đều sâu sắc. Y liếc nhìn nàng, mà trong lòng cảm phục. Ðọc xong y hỏi:
– Mi nói quý nhân cúng dàng ba nén vàng, mười nén bạc, sao bây giờ chỉ có ba nén vàng, chín nén tám lạng bạc. Còn hai lạng nữa đâu?
Minh-Ðệ lại khai chi tiết việc học trò trường Trung-nghĩa giết trâu mừng sinh nhật Siêu-loại hầu, rồi nàng bị bắt ra sao, cuối cùng nàng dùng bạc mua lại con trâu như thế nào.
Viên Ðề điểm hình ngục nhăn mặt tỏ vẻ đăm chiêu, nhưng giọng nói đã có đôi phần khách khí, không coi Minh-Ðệ là thứ trốn chúa lộn chồng nữa:
– Không ngờ vụ án chùa Từ-quang lại trở thành to lớn, liên quan đến trường Trung-nghĩa. Tại sao Quách Ðồng lại cố ý viết tờ khai cho giống với lời tố giác của đám đệ tử trường Trung-nghĩa, làm hại Kinh-Nam vương? Thôi thì đành để Kinh-lược-sứ định liệu, chứ thẩm quyền của bản chức, không thể hỏi cung tước hầu như Trung-nghĩa đại tướng quân. Có điều cặp vợ chồng quý nhân kia là ai mà lại cúng dàng số vàng quá lớn. Không lẽ ông bà là Kinh-Nam vương thực? Nhưng với giọng nói ngọng của bà vợ, thì rõ ràng bà là người Hán rồi. Chỉ có người Hán mới nói tiếng chết thành chiết, rồi thành dồi, được thành lược.
Y nhìn năm nhà sư mình mẩy đầy thương tích, bàn tay tím bầm vì bị kìm kẹp, rồi tiếp:
– Hiện có đến ba chục viên võ quan trong vùng Kinh-Bắc này xuất thân ở trường Trung-nghĩa. Mà cái việc cáo giác chùa Từ-quang lại do mấy võ quan gốc Trung-nghĩa trình lên ngài Kinh-lược-sứ. Vụ án này coi ra nhiêu khê đây.