Năm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình Yên
Chương 8 : (3) Ký Sướng viên
Ngày đăng: 08:44 19/04/20
Lại là một tầng cửa,
đời người phải chăng có một tầng cửa như thế này, bước vào trong là
không thể đi ra? Có cách nghĩ như thế thì vẫn chưa thể buông bỏ chấp
niệm. Thế sự non sông chìm nổi bất định, đợi đến khi sinh mệnh kết thúc, tất cả đều hạ màn, quay về với tự nhiên.
Ký Sướng viên vốn là
gia viên của họ Tần, chủ khu vườn này chắc chắn phải có một gia tài đồ
sộ, mới có thể gửi gắm tình cảm một cách khoáng đạt sảng khoái vào non
nước nơi đây. Phong cách của khu vườn cảnh này thuộc thời đại Minh,
Thanh, tuy đã trải qua mưa gió mấy trăm năm nhưng vẫn bảo tồn được
nguyên vẹn hiện trạng. Thủy tạ ca đài, lầu khắc thuyền hoa, vẫn là cảnh
trí Giang Nam thuở nào.
Hành lang quanh co, gió mát thông thoáng, chầm chậm dạo bước, không có mục đích. Hai bên hành lang trồng đầy trúc xanh, ánh nắng xuyên qua ngói xanh, chiếu những vệt nắng loang lổ trên
con đường đá, không ai có thể giẫm lên chiếc bóng của chính mình.
Mấy gian thư viện nho nhỏ, trên tường treo vài bức cổ họa tả ý. Cảnh trí
trong tranh đều là sông nước Giang Nam, những dãy nhà dân trùng trùng
điệp điệp, xây bên dòng nước, dựng bao quanh núi. Vài cây cầu nhỏ như ẩn như hiện, trải dài về phía vùng đất không rõ tên. Mấy chiếc thuyền chèo xuôi dòng, không biết sẽ đi về hướng nào, và sẽ cập bến nơi đâu?
Cổ tháp tọa lạc trên đỉnh Tích Sơn, im lặng cúi nhìn dòng kênh chảy suốt
nghìn năm đó và khung cảnh phồn hoa của thành cổ Vô Tích. Nhìn thỏi mực
quý của tiền nhân để lại, dạo chơi giữa ranh giới xưa và nay, những dấu
ấn của nền văn minh xa xưa đó nay đã thương tích chất chồng, dường như
tất cả trước mắt đều là sự bình tĩnh đã được ngụy trang. Nhưng chúng ta
không có cách nào xé bỏ cảnh tượng này, để cho sự phi thường của năm
tháng được phơi bày ra trước mặt.
Tiếp tục đi về phía trước theo
tiếng nước chảy, bạn sẽ thấy những bức tường đá chất tầng tầng lớp lớp
thành muôn hình vạn trạng. Những bức tường đá này không biết là do tự
nhiên tạo thành, hay là do con người cố ý tu chỉnh? Tuy cái đẹp của sinh mệnh bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng nếu không trải qua sự nhào nặn của
năm tháng, tự nhiên cũng sẽ biến thành đơn điệu và vô vị. Duy chỉ có
dùng cái tâm thuần túy để thưởng thức, mới có thể phát hiện được chân ý
của cái đẹp.
Chọn một chiếc ghế đá sạch mát để ngồi, ngắm đàn cá
lượn lờ đùa trong nước. Chúng luôn được hưởng thụ những đồ ăn ngon của
du khách cho, không cần lo lắng bị bắt bởi lưới của người đời. Chỉ là có lẽ chúng sẽ thấy chán chường vùng tịnh thổ nhỏ bé này, thà vẫy vùng
trong sông hồ biển lớn, sống cuộc sống bình thường nhất từ xưa tới nay
còn hơn. Cá đã như thế, huống chi là người, vạn vật trên thế gian đều
phải tuân theo quy luật của tự nhiên mới có thể lâu dài vĩnh viễn.
Đường nhỏ vòng vèo, trên tường đá khắc rất nhiều bức thư pháp của danh gia
thời cổ, những thể chữ khác nhau ngụ chứa tâm tính khác nhau của họ.
Những vết khắc sâu có nông có đó không che giấu nổi cuộc đời chìm nổi và cả vận mệnh phóng khoáng của họ. Mỗi một hàng văn tự dường như đều có
thể cho thấy hình bóng thu nhỏ của cuộc đời những con người ấy. Có lẽ
người xưa cũng chưa từng nghĩ rằng, sau vài năm, ở nơi này sẽ lại có một lần tụ hội.
Cổ thụ um tùm, nơi sâu nhất của khu vườn cảnh lại
càng thanh vắng. Đi qua hành lang, đi qua cầu đá, trên mặt đầm có mấy
chiếc lá đỏ rụng, trôi dập dềnh trên mặt nước. Lá đỏ dường như luôn có
mối liên quan đến mùa thu, giữa cái se se lạnh của mùa thu luôn mang
thật có tình, sẽ không vội vã trôi qua. Chúng ta có thể thong thả ngắm
nhìn những người già trồng hoa chăm cỏ trong những khoảnh sân vườn,
những bà mẹ rửa rau bên khe suối, những cô gái nhuộm vải trong phường
vải, những đứa trẻ nô đùa bên góc tường. Cho đến khi sự xúc động trong
trái tim dâng đầy đôi mắt, khoảnh khắc này, bạn cũng đã chìm vào những
câu chuyện trăm năm của Hỷ Châu. Từ đây về sau, chỉ cần nhắc đến ký ức
này, cho dù mê lạc nơi nào, đều có một bến đò dẫn dắt bạn lên bờ.
Có lẽ, chúng ta đều không phải là chủ nhân của nơi này, nhưng đời này đã
định rằng sẽ có một đoạn tình duyên như bèo tụ. Ngỡ rằng năm tháng âm
thầm thay đổi, quay người, hóa ra năm tháng vẫn nơi đây.
(4) Thành cổ Đại Lý
Ai cũng nói nói thành Đại Lý bốn mùa như xuân, có gió dịu nhẹ, có mây bảy
màu, hoa cỏ xinh tươi và ánh dương trong sáng. Đến nơi này là có thể
lãng quên giang hồ, vứt bỏ quá khứ rối rắm, chuyên tâm làm một người
cuồng nhiệt yêu mến cuộc sống.
Đi qua tường thành cổ kính của Đại Lý, lịch sử của cả vương quốc Đại Lý như một cuốn sách không có chữ,
khắc hết thảy nền văn hóa lâu dài vào bức tường cổ này. Đứng ở phía bên
trong tường thành có thể thực sự chạm được vào mây khói yên tĩnh, sự mềm dịu tinh tế và cả sự dịu dàng ngày hôm qua của tòa thành này. Thành cổ
Đại Lý mộc mạc cổ kính mà u tĩnh, hoa cỏ phủ kín khắp thành, nước suối
trong vắt chảy róc rách. Người Đại Lý trồng rất nhiều loại hoa trong sân vườn nhà mình, sống cuộc sống chậm rãi. Hàng ngày, trên gương mặt mỗi
người đều ánh lên nụ cười bình thản, thật lòng yêu mến cuộc sống của
mình.
Đây là tòa thành mà người ta không nhẫn tâm phụ bạc, cũng
không thể phụ bạc. Từ khi tỉnh dậy ban sớm, đón nhận tia nắng đầu tiên
của thành cổ, là đã định trước bị tòa thành này cảm nhiễm. Nó không cần
nghiêng thành vì bạn, chỉ cần dưới bầu trời Đại Lý, nói chuyện với một
đóa mây trắng, uống một chén sương trong lành của trà hoa núi, đánh một
ván cờ với một cụ già dưới bóng cây, hay nhặt một làn rau cùng cụ bà
trong một khoảng sân. Một ngày bình dị được người Đại Lý ngâm trong ly
trà, vẽ lên cửa sổ, nhuộm mài trong vải. Lúc hoàng hôn, tiểu thành thong thả lại càng yên tĩnh hơn trong sắc chiều. Những dây leo xanh thẫm leo
trên tường luôn nhắc nhở chúng ta nhớ về một cuộc gặp gỡ không thể nào
quên của nhiều năm về trước. Người trở về, ngửi thấy hương hoa, giẫm lên ánh tà dương như dát vàng, là đang tiễn biệt hoàng hôn, nghênh đón ánh
trăng.
Đây là một tòa tiểu thành đắm chìm trong hồi ức, mỗi một
phong cảnh của nó đều khiến thời gian muốn dừng bước, hoài cổ một cách
dịu dàng với nó. Đã thấy phong hoa tuyết nguyệt, lại thấy Thiền Tâm Vân
Thủy, hành trang của năm tháng đã ních đầy. Sân khấu của lịch sử, mỗi
ngày đều đổi thay nhân vật, Đại Lý, nhất định còn có rất nhiều truyền kỳ mà người ta không biết. Những câu chuyện đó được cất giấu trong đóa mây bảy sắc, cất giấu trong đời sống vụn vặt, hết thảy đều gửi gắm cho ngày tháng, thưởng thức từng chút từng chút một.
Nếu như có thể, hãy
để bản thân biến thành một chú bướm màu bay lượn bên Hồ Điệp, hoặc là
một đóa mây trắng lướt qua tường thành, chuyên chở cuộc gặp gỡ và ly
biệt này. Chỉ cần không bay qua Thương Sơn Nhĩ Hải, lúc vươn tay, chúng
ta có thể chạm vào tòa thành tên là Đại Lý này, tòa thành cả đời chẳng
thể nào quên.