Nam Xấu Khó Gả
Chương 8 : Rời huyện thành về nhà
Ngày đăng: 09:31 18/04/20
Editor: demcodon
Vi Trọng Ngạn nhất quyết muốn đưa Phương Vân Tuyên về nhà, trong lòng gã băn khoăn nên vẻ mặt vẫn luôn ngượng ngùng giúp đỡ Phương Vân Tuyên chạy hết chỗ này đến chỗ khác, cuối cùng làm Phương Vân Tuyên lại thấy ngại.
Xử lý xong vết thương trên xương sườn, Phương Vân Tuyên lại hẹn với lão lang trung ngày mai đến thôn Lạc Bình một chuyến bắt mạch cho Phương Thế Hồng.
Thỏi bạc Đỗ Ích Sơn cho hắn là loại bạc hai mươi nén, Phương Vân Tuyên nhờ tiểu dược đồng đổi thành bạc vụn và mấy đồng tiền lẻ. Sau khi quay lại thì thanh toán tiền chẩn bệnh và tiền đi lại cho lão lang trung ngày mai đến nhà khám.
Có Vi Trọng Ngạn nên không cần tiền mướn lao động, Phương Vân Tuyên ra khỏi y quán thì đến thẳng kho thóc. Đầu tiên là mua một ký gạo, một ký bột mì nhờ Vi Trọng Ngạn ôm; lại tìm một người đồng hương bán rau lấy mấy mớ rau xanh, một củ cải trắng từ trong quang gánh; lại đến cửa hàng thịt mua nửa ký thịt dê, hai trăm năm mươi gram thịt heo.
Mua đồ ăn xong Phương Vân Tuyên lại đến một cửa hàng tạp hóa, vào cửa thì hỏi chưởng quầy: “Có dao dùng để khắc gỗ không?”
Chưởng quầy lắc đầu: “Chỗ chúng ta chỉ là nơi nhỏ, không phải thứ gì cũng có. Trong huyện thành này có một xưởng làm đồ gỗ, nhưng đồ vật người ta dùng đều được đặt mua từ người trong châu phủ. Ta dây buôn bán nhỏ không có thứ đó, huống chi ở đây bán đều là những vật mà dân chúng thường dùng, làm sao có thứ đó được!”
Phương Vân Tuyên vội hỏi chưởng quầy xem xưởng làm đồ gỗ đó ở đâu. Chưởng quầy chỉ đường cho hắn nói ngay trong con ngõ nhỏ phía sau, cứ đi đến cuối đường sẽ thấy.
Phương Vân Tuyên vội vàng đi tìm, Vi Trọng Ngạn ôm một đống đồ vật không biết hắn muốn làm gì, một đường nhẫn nhục khó chịu đuổi theo.
Xưởng đồ gỗ này không lớn, vừa vào cửa đã thấy gỗ chất đống trong nhà. Phương Vân Tuyên vừa nhìn đã thấy thân thiết, ông nội hắn là bậc thầy khắc gỗ, trong sân nhà hắn cũng để gỗ khối lớn khối nhỏ khắp nơi. Trần Lỗi đã từng nói Phương Vân Tuyên ở cùng gỗ từ nhỏ hèn gì tính tình cũng hệt như đầu gỗ*, không biết chút gì là tình thú.
(*Đầu gỗ ở đây là miếng/mảnh/khối gỗ, còn ‘đầu gỗ’ trong ‘tính tình cũng hệt như đầu gỗ’ là chỉ người ngốc nghếch trong chuyện tình cảm/người cứng ngắc.)
Thực ra thì Trần Lỗi chỉ nói đúng một nửa, Phương Vân Tuyên không phải là đầu gỗ, chỉ là có chút im lặng, đủ loại phong tình gì đó đều giấu trong lòng cần có người đào bới ra mới thấy được.
Tiểu nhị trong xưởng cho rằng hắn là khách đến, đến khi đi ra hỏi mới biết được Phương Vân Tuyên không phải là người đến mua đồ mà là muốn mua dao bọn họ dùng để khắc gỗ.
Vi Trọng Ngạn không hỏi chuyện của Phương Vân Tuyên. Phương Thế Hồng nhịn một hồi rốt cuộc vẫn không chịu được kể hết mọi chuyện trong Phương gia cho Vi Trọng Ngạn nghe. Chuyện về Phùng Thanh Liên thông dâm với người khác và thân thế của Nam ca nhi Phương Thế Hồng cảm thấy rất mất mặt đương nhiên đều lược bỏ bớt không đề cập tới, chỉ nói tức phụ bất hiếu, nhi tử lại là người thành thật, cho nên hai phụ tử bọn họ mới bị ức hiếp đến mức này.
Vi Trọng Ngạn nghe xong lòng cảm thấy kì lạ. Mặc dù gã quen biết Phương Vân Tuyên không lâu, nhưng nhìn cách hắn cư xử thì lại không giống như người bị bức đến đường cùng mà không biết phản kích. Sao qua miệng Phương Thế Hồng thì Phương Vân Tuyên lại không giống như người mà mình biết? Vi Trọng Ngạn nghi hoặc một lúc, lại bị chuyện khác ngắt ngang mạch suy nghĩ.
Phương Vân Tuyên bưng về ba tô mì nước đặt lên bàn cười nói: “Trời tối rồi không kịp làm món ngon, ngươi tạm chấp nhận một đêm, ngày mai ta dậy sớm sẽ nấu món ngon cho ngươi ăn.”
Vi Trọng Ngạn trợn trừng mắt: “Cái này là ngươi làm?”
Phương Vân Tuyên gật đầu: “Ngươi đừng chê khó ăn là được.”
“Sao có thể!”
Chỉ là tô mì nước nhưng lại có mùi thơm ngát mê người, sợi mì được cán rất dài, lực đạo vừa phải nổi lên trên mặt nước canh bóng loáng, mỗi sợi đều thơm ngào ngạt. Bên trên rắc ít hành, thêm một quả trứng chiên vàng óng cả hai mặt. Vi Trọng Ngạn vốn không thấy đói, nhưng nhìn thấy tô mì thì thấy bụng mình sôi òng ọc, không cần ai mời đã bưng tô lên ăn húp xì xụp.
Phương Thế Hồng cũng nghi ngờ hỏi lại: “Đây là do con làm?”
Buổi sáng ông còn chưa có kịp phản ứng, hiện giờ mới thấy lạ, nhi tử biết nấu cơm từ khi nào?
Phương Vân Tuyên thầm nghĩ: hỏng rồi! Hắn vội tìm lý do: “Con học tử Mã bà tử đấy. Ngày thường thấy bà ta nấu cơm cảm thấy không khó, lén lút luyện vài lần tự nhiên là biết thôi.”
Phương Thế Hồng nghe xong tức giận nói: “Ai bảo con học đám hạ nhân mấy thứ này vậy? Con là thiếu gia Phương gia, đó là thứ con nên học sao?”
Phương Vân Tuyên không dám phản bác, sợ càng nói càng lộ sơ hở nên nghiêm chỉnh ngồi xuống trước mặt Phương Thế Hồng gắp mì lên đút cho ông.