Nắng Gắt
Chương 17 :
Ngày đăng: 14:33 19/04/20
Ngày hôm ấy đương nhiên không thể xin nghỉ được, tôi phải tăng ca để chuẩn bị bản báo cáo. Sáng sớm hôm sau, tôi đặt cả bản báo cáo và đơn xin nghỉ trên bàn làm việc của giáo đốc Lâm.
Tôi vốn dĩ cho rằng đơn xin nghỉ của mình cũng sẽ như của người khác, cứ như thế được phê chuẩn trong im lặng. Nhưng mà tôi quả đúng là đã ngây thơ quá rồi.
Lâm Tự Sâm vừa tới, tôi đã bị anh ta triệu kiến vào phòng làm việc.
“Vì sao xin nghỉ?”
“A… Trong người cảm thấy khó chịu.”
Lâm Tự Sâm ngẩng đầu lên.
Ánh mắt anh ta rơi trên người tôi, nhìn từ đầu tới chân: “Thật đáng tiếc, tôi đã từng là một bác sĩ, tôi thực sự nhìn không ra có bất cứ điểm nào không khỏe trên người cô.”
Tôi hỏi lại theo phản xạ: “Anh là bác sĩ Trung y(*)?”
(*) Trung Y mà người Trung Quốc nói, ở Việt Nam gọi là Đông Y, còn “Đông Y” đối với người Trung mà nói lại là ám chỉ tới Nhật.
Nếu không phải thì sao có thể “nhìn, nghe, hỏi, sờ”(*) là có thể đoán bệnh được?
(*) vọng văn vấn thiết: nhìn, nghe, hỏi, sờ – bốn phương pháp khám chữa bệnh của Đông Y (Trung Y).
Không ngờ tôi vừa nói xong, sắc mặt anh ra đột nhiên thay đổi. Ánh mắt nhìn tôi bỗng dưng lạnh như hàn băng. Tôi giật mình. Anh ta nhìn sang chỗ khác, giọn nói giống như đang cố gắng kiềm chế: “Đơn xin nghỉ này tôi không phê chuẩn, cô có thể đi ra được rồi.”
Tôi cầm đơn xin nghỉ sầu não ra khỏi phòng. Ân Khiết nghiêng đầu: “Được phê chuẩn rồi hả?”
Tôi nghiêm túc nhìn cô ấy, hỏi: “Cậu là bác sĩ Trung y?”
Ân Khiết mờ mịt trả lời: “Không phải, cậu động kinh rồi à?”
“Nghe xong những lời này cậu có tức giận không?”
“Có gì mà tức giận, cùng lắm cùng chỉ nghĩ cậu bị tâm thần thôi.”
Anh ta lẳng lặng nhấp một ngụm trà, trầm tĩnh đến nỗi người khác không biết anh ta đang nghĩ gì. Sau đó anh ta xoay người lại, buông chén trà xuống, cầm lấy điện thoại.
Không lâu sau, trưởng ban quản lý ký túc tới, tôi ra ngoài gọi Ân Khiết và Vũ Hoa vào.
Trưởng ban quản lý xin lỗi chúng tôi, giải thích là sơ sót thế nọ thế kia. Ân Khiết vô cùng biết ứng xử, cô ấy làm ra vẻ thông cảm, nói mấy lời gọi là tỏ ý không phải vì đã làm phiền bên quản lý ký túc.
Người không giỏi ăn nói như Vũ Hoa thì từ đầu tới cuối chỉ mỉm cười một cách cứng nhắc.
Hai bên vui vẻ giảng hòa.
Sau đó trưởng ban quản lý ký túc lại đưa ra một vấn đề nan giải: phòng ký túc nhà A chỉ có hai giường ngủ, chúng tôi có ba người, vậy làm thế nào?
Chúng tôi căn bản đâu có nghĩ tới chuyện này, nhất thời ai cũng đều sửng sốt.
Thế nhưng chưa đợi chúng tôi lên tiếng, Lâm Tự Sâm một lời đã quyết: “Ân Khiết và Vạn Vũ Hoa chuyển tới đó.”
Chuyện này với trưởng ban quản lý đương nhiên không thành vấn đề: “Được ạ, mời hai vị bớt thời gian điền vào đơn chuyển phòng, chúng tôi sẽ mau chóng sắp xếp.”
Ân Khiết và Vũ Hoa nhìn nhau, cùng tiến lên một bước: “Phó tổng, chúng tôi…”
Lâm Tự Sâm cũng không cho hai cô ấy nói xong đã lập tức cắt ngang:
“Chuyện này cứ như vậy đi, Nhiếp Hi Quang, cô ở lại đây một lát.”
Ân Khiết và Vũ Hoa lo lắng nhìn tôi. Tôi lắc đầu, hai cô ấy đành im lặng đi ra ngoài.
Phòng làm việc yên tĩnh trở lại, Lâm Tự Sâm tựa lưng vào ghế: “Cô Nhiếp, cô thấy tôi xử lý chuyện này như vậy còn ý kiến gì nữa không?”
Tôi nhất thời không để ý đến sự biến đổi của anh ta, lắc đầu nói: “Không có.”
“Tôi cũng đoán vậy.” Anh ta gật đầu, ánh mắt nhìn tôi có vẻ đùa cợt, “Cô Nhiếp đã cố ý cải trang vi hành, chắc hẳn cũng sẽ không chú ý chuyện kề sát dân tình một chút.”