Nạp Thiếp Ký I

Chương 158 : Phong Tuyết

Ngày đăng: 21:15 21/04/20


Lữ thị đương nhiên biết lợi hại, dập đầu run rẫy thưa: "Tôi khai, tôi khai. Là, là nhị di nương Trương thị sai khiến tôi làm, số tỳ sương này cũng là bà ta cấp cho tôi. Quách di nương chết không lâu thì Trương di nương nói Sơn nhi là nghiệt chủng, không thể để lại, đưa tôi gói tỳ sương đó bảo tôi mỗi ngày cho tiểu thiếu gia ăn một chút, từ từ sẽ độc chết tiểu thiếu gia, người khác không hề phát hiện được. Số bạc đó là do bà ta đưa cho tôi. Nói chuyện thành xong rồi sẽ cho tôi hai mươi lượng bạc tiền thưởng nữa."



Dương Thu Trì hỏi Lữ thị: "Nhị di nương đưa tỳ sương nhiều ít cho ngươi?"



Lữ thị ra dấu: "Đại khái khoảng một lượng."



Dương Thu Trì cầm gói tỳ sương lên nhìn, cảm thấy còn khoảng ba bốn chỉ, liền hỏi: "Ngươi bắt đầu hạ độc từ khi nào?"



"Tam di nương chết không lâu thì làm."



"Vậy gần hai năm rồi, sao còn nhiều vậy?"



"Tôi không dám bỏ độc nhiều, sợ lập tức độc chết thiếu gia rồi hoài nghi cho tôi, do đó mỗi lần chỉ bỏ có một lóng tay, có lúc thấy tiểu thiếu gia sắp không xong đến nơi thì tôi không dám bỏ nữa. Chờ tiểu thiếu gia hồi phục rồi mới tiếp tục hạ độc. Vì chuyện này mà nhị di nương nói tôi vô dụng, giục tôi mau hạ độc chết Sơn nhi, nhưng tôi không xuống tay được a." Bà vú khóc rống lên.



Dương lão thái gia nghe thế tức đến nổi suýt ngất đi, rống lên: "Phản rồi...! Thiệt đúng là phản rồi...!" Xong lại bảo Bàng quản gia đi bắt Nhị di thái.



Bàng quản gia mang theo gia đinh chạy ra ngoài, chốc lát sau nắm đầu tóc nhị di thái lôi sềnh sệt quay lại, con gái của nhị di thái là Dương Ngải Tiểu khóc lóc theo sau cầu xin.



Nhị di thái Trương thị nhìn thấy mụ vú Lữ thị và bao tỳ sương cũng mấy đĩnh bạc ở đó, sắc mặt liền tái ngắt, nhưng vẫn một mực không nhận, còn ngược lại bảo là mụ vú phản cung khai bậy.



Dương lão thái gia thấy Trương thị chống chế, càng tức giận hơn, bèn ra lệnh cho Bàng quản gia dùng gia pháp. Bàng quản gia chạy đi lấy một cái roi da dài, mím mày mím miệng đánh mạnh nhị di thái. Đây cũng là điều Tống đồng tri hi vọng, có Dương lão thái ra ra tay đương nhiên lão thích chí vì nhẹ gánh nặng, nên chẳng can thiệp gì.



Xem ra Bàng quản gia thường xuyên chấp hành gia pháp, roi da đánh vừa chuẩn vừa mạnh, không hề trúng chỗ yếu hại, khiến cho nhị di thái lăn lộn liên hồi, kêu thảm không thôi.



Con gái Dương Ngải Tiểu của nhị di thái năm phủ lên người ả, dụng thân thể ngăn trở roi da, khổ cầu Dương lão thái gia tha cho mẹ mình. Dương lão thái gia tức giận điên lên rồi, nên ra lệnh cứ đánh. Kết quả là sau khi Dương Ngải Tiểu bị trúng mấy roi, xem ra bản thân làm vậy cũng chẳng ích gì, nên vội vã tránh ra quỳ xuống đất khóc lóc cầu xin cha.



Nhị di thái cuối cùng bị đánh hôn mê đi, được gia đinh dùng nước dội cho tỉnh, nhưng vẫn một mực không nhận tội.



Dương lão thái gia lệnh cho hai gia đinh cùng lên đánh. Roi da của ba người vụt xuống như mưa, nhanh chóng khiến nhị di thái hôn mê đi tiếp, khi tạt nước cho tỉnh lại vẫn không nhận tội.



Cũng có thể nhị di thái đã nhìn thấy rõ, chuyện này chỉ có ả và mụ vú biết, khẩu cung một đối một, nên chỉ cần ả không nhận thì không có biện pháp nào định tội ả.



Tuy hình tấn bức cung ở Minh triều là hợp pháp, nhưng Dương Thu Trì thấy đánh như vậy chỉ sợ sẽ làm ả chết đi. Nếu như sử dụng bức cung đại pháp kẹp đứt từng lóng tay mà cẩm y vệ Ngư thiên hộ đã từng sử dụng, chỉ có mấy người là chịu được, thì có thể còn hữu dụng. Nhưng mà không đến lúc vạn bất đắc dĩ, không đủ chứng cứ đầy đủ chứng minh phạm tội, Dương Thu Trì vẫn không hi vọng sử dụng phương thức bức cung này để lấy khẩu cung.



Dương Thu Trì phân tích, Lữ thị đem bạc giấu mãi trong ngăn bí mật mà không sử dụng chỉ vì sợ sẽ gây sự chú ý cho người. Hơn nữa ả vẫn còn chưa bỏ độc chết đứa bé, nhiệm vụ chưa hoàn thành, số bạc này không thể dùng. Do đó, số bạc này sau khi giấu trong ngăn kính rồi xem ra chưa hề có người động qua, như vậy có thể nói, nếu như bạc là do nhị di thái cấp cho, thì khẳng định sẽ còn có dấu vân tay của nhị di thái. Thứ dấu tay lưu lại trên kim loại này thường tồn tại rất nhiều năm.



Nhưng giám định dấu vân tay chỉ giúp bản thân hắn xác định hung thủ, không thể dùng làm chứng cứ ở Minh triều, nên không có ý nghĩa buộc tội gì nhiều.
Dương Thu Trì vừa nghe thế liền lắc đầu quầy quậy: "Ta không học, cái gì mà mùa đông luyện tam cửu, mùa hè luyện tam phục (ý chỉ ngay cả ngày lạnh nhất mùa đông, nóng nhất mùa hè cũng luyện võ), mệt chết đi được. Hơn nữa dù gì cũng có muội làm bảo tiêu cho ta, ta tự nhiên đi chịu tội làm cái gì chứ hả?"



"Vậy khi muội không có bên huynh thì sao? Ví dụ như tối qua vậy."



"Vậy muội lúc nào cũng ở cạnh bên ta, không rời một bước, thì chẳng phải là ổn thỏa hết sao chứ à?" Dương Thu Trì chọc nàng.



"Không rời một bước?" Tống Vân Nhi cười hì hì, "Muội không phải là thế thiếp của huynh, làm sao bám riết theo huynh được?" Nói đến đây, Tống Vân Nhi mới cảm thấy đây là loại thoại trung hữu thoại, dễ dàng khiến người ta hiểu lầm, liền không khỏi ửng hồng hai má.



Dương Thu Trì cũng không dám dùng giọng điệu này đùa cợt với nàng, lỡ đâu người ta nghĩ thật thì... thích, à không, ... dù sao không phải là thứ nói chơi. Tuy Tống Vân Nhi quả thật không tệ, người đẹp, võ công cao, nhưng lại giống như một cậu con trai vậy, chứ không phải là nữ nhân lý tưởng của hắn. Vì thế, Dương Thu Trì mong muốn coi nàng như em gái ruột hay là bạn tốt hơn là nghĩ sâu hơn.



Hơn nữa, hiện giờ hắn không thể tùy tiện nạp thiếp. Nữ tặc kia xuất thần nhập quỷ, võ công chẳng ai có thể địch, hơn nữa lại có thị hiếu chuyên môn đi chôm chộp tiểu thiếp của hắn. Biết đâu đến lúc ả bắt Tống Vân Nhi đi luôn thì mặt cũng chẳng còn được nhìn, nói gì đến sinh con đẻ cái.



Dương Thu Trì nói: "Muội là em gái ta, làm sao không thể thốn bộ bất ly được? Ngày đó chúng ta còn ngủ chung một phòng nữa chi."



"Đó là tình huống đặc biệt, không có phòng nào khác, rất may là hôm đó chúng ta ở chung phòng, nếu không thì đã bị địch nhân chém rụng đầu rồi mà không biết chuyện gì." Nói đến sự nguy hiểm của ngày đó tại Bắc Tiếu thôn, Tống Vân Nhi có chút bồi hồi, do đó sự chú ý của nàng bị lái đi chỗ khác.



Dương lão thái gia nghe thế liền hứng thú hỏi: "Gặp phải địch nhân? Chuyện đó rốt cuộc là sao?"



Tống Vân Nhi liền thao thao bất tuyệt kể lại chuyện gặp địch nhân ngày trước.



Bọn nha hoàn đã hâm nóng rượu lên, chuẩn bị thêm một ít món nhắm. Dương Thu Trì cùng Dương lão thái gia vừa uống rượu vừa nghe Tống Vân hi bày long môn trận huênh hoang loạn cả lên.



Nói đến lúc cao hứng, Tống Vân Nhi cũng cầm chén rượu lên uống. Mấy chén vào bụng, máu nóng của nàng liền bốc lên, kể càng hay và thần kỳ như trời đất, tâng bốc Dương Thu Trì thành một bị thần tiên biết trước mọi việc, thậm chí Dương Thu Trì nghe xong mà còn bội phục chính mình.



Gió bấc ngoài phòng càn quét bừa bãi, nhưng trong phòng thì xuân ý miên man, bất tri bất giác đã đến hoàng hôn.



Trời tối chưa lâu, Tống đồng tri cùng mọi người đã đội tuyết trở về. Cùng đến còn có La huyện thừa của Quảng Đức huyện cùng các bộ khoái, ngoài ra còn có một tiểu lão đầu, thấy ai cũng cười tủm tỉm, vừa nhìn thì biết đó là người làm nghề buôn bán.



Tống đồng tri thăng quan nhận nhiệm sở tại Ninh Quốc phủ rồi, Quảng Đức huyện vẫn còn chưa có huyện lệnh, tạm thời do La huyện thừa làm người tạm quyền.



Bàng quản gia và người hầu đưa Tống đồng tri, La huyện thừa cùng mọi người đến phòng sưởi.



Tống đồng tri tuy đầu đầy tuyết, mặt bị lạnh cóng cả ra, nhưng vô cùng hớn hở, vừa nhìn thần tình của lão là Dương Thu Trì đoán ngay mọi chuyện vô cùng thuận lợi.



Quả nhiên, Tống đồng tri không kịp phủi hết tuyết dính trên người là đã rút trong người ra một quyển sổ, đưa cho Dương Thu Trì: "Tìm, tìm được quyển sổ này rồi! Nhị di nương Trương thị quả, quả có mua tỳ sương ở chỗ Khương chưởng quỹ. Ta, ta đưa Khương chưởng quỷ đến đây luôn rồi."