Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần

Chương 100 : Hạn Bạt Chi Tai

Ngày đăng: 12:18 18/04/20


Trương Tử Tinh tỏ vẻ đồng ý với đề xuất tế tự của Đỗ Nguyên Tiển, nhưng nói rằng không có thời gian. Mà "kiến nghị bổ sung" của Thương Dung được Trương Tử Tinh trọng thị, Thương Dung thế nào cũng là nguyên lão tam triều, kinh nghiệm phong phú, đề xuất một kế hoạch kháng thiên tai tự cứu khá thực tế.



Trương Tử Tinh kết hợp một bộ phận tư liệu của Siêu Não, thêm vào bốn điểm trong kế hoạch của Thương Dung: một, sửa chữa thủy lợi, mở rộng thêm kênh rạch, do hạn hán đã phát sinh nên việc này không thể giải quyết được vấn đề căn bản; hai, khẩn cấp triển khai một phương pháp canh tác mới phù hợp với tình hình, kết hợp với tinh túy nông nghiệp nhiều đời, chế ra loại giống chịu hạn, lập tức canh tác; ba, dùng thực phẩm thay lương thực, chăn nuôi trên quy mô lớn; bốn, chiêu nạp nhân tài có kinh nghiệm dò tìm mạch nước ngầm các nơi.



Đối với Sùng Hầu Hổ đi dẹp Bình Linh Vương và Hoàng Phi Hổ đang lo việc viễn chinh Viên Phúc Thông, Trương Tử Tinh hạ lệnh tạm ngừng binh sự, hỗ trợ việc chống hạn, lại sai hậu cần bộ đội bổ sung vật tư.



Sau khi an bài xong mọi việc, Trương Tử Tinh lưu lại một mình Văn Trọng.



"Lão thái sư, quả nhân từng nghe người tu đạo có thể dùng phép thuật hô mưa gọi gió, di sơn đảo hải, không biết có thể mượn thuật này để giải nỗi khổ của dân?", Trương Tử Tinh nói một câu lập tức khiến Văn Trọng suy tư nửa này.



Văn Trọng ngẫm nghĩ rất lâu mới mở miệng nói: "Người tu luyện cần thuận theo thiên đạo, nếu trái pháp, tự tiện thi triển loại đạo thuật nghịch thiên kháng hạn này sẽ có trở ngại đối với tâm cảnh, thậm chí còn mắc vào vòng nhân quả, có đại nạn tới đầu".



Trương Tử Tinh cố ý nói: "như nếu có thể giúp con dân thoát cảnh hạn tai, dù bị báo ứng cũng có làm sao? Xin thái sư đem pháp quyết này truyền cho quả nhân".



Văn Trọng kinh hãi: "bệ hạ thân thể ngàn vàng, sao có thể như vậy? cho là phải ứng kiếp, cũng là lão thần chịu mới phải, vấn đề là phép hô mưa gọi gió không phải vạn năng, cho dù là bất chấp thi thuật, cũng không giải quyết được khốn cảnh của Đại Thương trước mắt".



Thì ra, loại pháp thuật di sơn đảo hải kia, thực tế giống như một loại pháp thuật dịch chuyển, đem một dạng vật thể tạm thời di tới nơi khác, nhưng loại dịch chuyển này có thời gian và quy mô hạn chế, quy mô quá lớn không thể vận chuyện, thời gian qua đi lại phục hồi nguyên trạng. Trong Phong Thần Diễn Nghĩa từng có đoạn Khương Tử Nha lấy nước ở Bắc Hải để chế ngự Vũ Dực Tiên, cái nói là nước bắc hải không phải là toàn bộ nước trong Bắc Hải, chỉ là một bộ phận mà thôi, nếu không phải nhờ Tam Quang Thần Thủy của Nguyên Thủy Thiên Tôn, chỉ sợ đã bị Vũ Dực Tiên đập cánh một cái là tan biến. Mà thuật hô phong hoán vũ thì tự như một loại pháp thuật chuyển hóa, đưa hơi nước lên không trung, hóa thành mưa rơi xuống, nhưng có tổn hao và lãng phí tương đối, hạn chế về cự ly, thể tích, pháp lực càng cao thì cự ly có thể điều khiển càng cao, số lượng cũng nhiều hơn. Nhưng bây giờ các nguồn nước đều cạn kiệt, diện tích hạn hán lại rất lớn, loại pháp thuật này không thích hợp sử dụng.
Trương Tử Tinh vì muốn trấn an nhân tâm, điều động cả sĩ tốt hộ vệ bên người giúp đỡ dân chúng, mỗi ngày sau khi tan triều, Thiên tử liền dẫn theo quan viên, tự thân thăm hỏi và xem xét tai dân Triều Ca.



Cũng có lúc Trương Tử Tinh dẫn theo chúng phi tử giả nam trang cùng đi. Nhìn thảm trạng của tai dân, mấy người Khương Văn Sắc hết sức xúc động, sau khi về cung, Khương Văn Sắc lập tức làm ra quyết định: từ chỗ mình bắt đầu, hậu cung theo chế độ tiết kiệm nước. Loại chế độ này được Trương Tử Tinh công khai, áp dụng cả tới các quan viên trong triều, bất kể là quí tộc đại quan, đều chỉ được dùng một lượng nước đủ theo tiêu chuẩn, còn đâu đem chẩn tai, đồng thời cũng điều động lượng lớn tiền bạc vật tư từ quốc khố, chuyển tới các vùng bị nạn.



Đát Kỷ lúc đầu còn cố gắng bắt chước mấy vị tỷ tỷ theo thiên tử xuất cung vấn an dân chúng, nhưng đi được vài lần liền cáo bệnh tránh ở trong cung. Nàng vốn không phải gớm ghiếc hay khinh bỉ bình dân, mà là sợ hãi, sợ mình đi cùng thiên tử vài lần, sẽ bị tình cảnh làm cho xúc động. Dù sao, trong thời gian sau đó, Đát Kỷ tựa hồ an phận hơn không ít.



Chuyện thăm hỏi dân chúng này cùng với "Kháng hạn tuyên ngôn" Trương Tử Tinh tự tay viết được đăng trên Đại Thương Quý Khan, được dân chúng cảm động vô cùng. Quan viên thời này còn chưa tham ô hủ bại như hậu thế, lại thêm Triệu Khải, Mai Bá mấy trọng thần "cổ hủ" tự thân đôn đốc các bộ, quan viên đều không dám tàng tư giấu diếm; tai dân nhận được vật tư cứu tế đều cảm ân thiên tử không thôi.



Khiến Trương Tử Tinh tức giận là, có một số kẻ lợi dụng lúc hạn hán bắt đầu đứng lên hoạt động, đi khắp nơi truyền ngôn, nói thiên tử không nghe tổ tiên, phế trừ lễ pháp, ép buộc thi hành tân chánh, khiến cho trời căm người giận, làm thiên tai giáng xuống trừng phạt Đại Thương, nếu thiên tử chấp mê không tỉnh ngộ, còn có càng nhiều tai nạn đáng sợ hơn giáng xuống.



Trương Tử Tinh thấy mấy kẻ này lợi dụng hạn hán làm ra phản ứng chỉ trích tân chánh, không khỏi lửa giận đùng đùng, phái người điều tra bọn chúng, nhưng loại phương pháp truyền miệng này, dù cấm cũng như không, đặc biệt là ở các nước chư hầu, còn bịa đặt ra càng nhiều chuyện hoang đường hơn. Có chỗ còn nói Thiên tử thất đức bị trời trừng phạt, thiên hạ sắp sửa đại loạn, lúc đó sẽ có chân chúa xuất thế, thay thế thiên tử, cứu vạn dân thoát cảnh nước lửa.



Càng nghiêm trọng hơn là, do vốn rất tin quỷ thần, rất nhiều dân chúng bắt đầu tin vào lời truyền ngôn này, lại tiếp tục truyền bá. Không bao lâu, lời đồn đã truyền khắp thiên hạ, không chỉ tạo thành trở ngại rất lớn với tân chánh, còn khiến cho bách tính vốn sùng bái và tín nhiệm thiên tử cũng bắt đầu thay đổi thái độ.



Cấm đoán dân chúng còn khó hơn đắp đê ngăn lũ, đây là câu Trương Tử Tinh đau lòng tổng kết được. Xét tới tình huống nguy cấp này, hắn suy nghĩ trước sau, cuối cùng làm ra quyết định: tế trời cầu mưa!