Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần

Chương 235 : Thiên thư dữ “Huyền Đô”

Ngày đăng: 12:20 18/04/20


Trương Tử Tinh chỉ vào chữ "Cố", hỏi: "mời giáo chủ xem, đây hình như là tên riêng hay tên một địa danh nào đó. Nhưng vì sao lại là tiêu đề của thiên thư, đến nay ta vẫn không rõ ý nghĩa."



Chuẩn Đề vuốt vuốt cằm, Trương Tử Tinh lại chỉ vào mười chữ giản thể tiếng Trung, nói: "ta tham ngộ ngàn năm, cũng chỉ nhận biết được mười chữ này mà thôi. Cũng đã được ích lợi nhiều, có lẽ đó là thiên thư tổng cương "duyên khởi vô tự tính, nhất thiết pháp vô ngã."



Đời sau Phật giáo phân thành hai phái Đại thừa, Tiểu thừa. Đại thừa có Thiên Thai Tông, Tam Đạo Tông, Duy Thức Tông, Hoa Nghiêm Tông, Luật Tông, Mật Tông, Thiện Tông, và Tịnh Thổ Tông, tổng cộng tám tông phái lớn. Tư tưởng hệ thống cùng các lý luận đều có chỗ độc đáo riêng, vừa được truyền thừa nhiều đời, vừa có kinh sách hỗ trợ, phân thành từng nhánh rất đặc sắc. "Duyên khởi vô tự tính, nhất thiết pháp vô ngã" những lời này chính là tư tưởng chung của tám tông phái lớn.



Chuẩn Đề đâu biết mấy điều đó, chỉ cảm thấy mười chữ "tổng cương" này cao diệu vô cùng, ấn chữa những lý luận sâu xa, thậm chí có thể nói ra những điều tinh túy, tâm đắc nhất trong giáo lý Tây Phương giáo. "Thiên thư" này nhất định không phải là vật thường, mặc dù lấy tu vi thánh nhân của hắn, sách này cũng không có tác dụng gì lớn, nhưng từ "tổng cương" này mà xem ra, có lẽ sẽ trở thành một kiện chí bào của Tây Phương giáo.



Trương Tử Tinh thở dài nói: "Bần đạo tư chất ngu độn, từ sau mười chữ đó đến giờ không thể ngộ thêm được chỗ nào, mong rằng giáo chủ chỉ điểm mê tâm."



Chuẩn Đề cẩn thận mà nhìn xuống. Chứng kiến chín ký tự kỳ lạ, gật đầu nói: "Đây là lúc hỗn độn. Là văn tự do thiên địa nguyên khí hình thành, hết sức hiếm thấy, gọi là thượng cổ hỗn độn chi văn. Kì thực đây cũng không phải là chín chữ, mà là chín hình, khi hợp lại một chỗ mới hình thành vài văn tự hoặc có ý nghĩa đặc thù, như hình dạng chín hình này hợp lại chính là hai chữ Càn Khôn."



Càn Khôn? Trương Tử Tinh cuối cùng biết được ý nghĩa của chín chữ nọ, nhất thời có chút nghi hoặc. Chín chữ trên Vũ Vương Cửu Đỉnh đại biểu cho hai chữ "Càn Khôn" rốt cuộc là có ý gì?



Chuẩn Đề cố ý thể hiện học vấn phong phú, ra tay một phen, xuất hiện chín cái hình, chín cái hình hình theo thứ tự tổ hợp trở thành hai chữ, chính là thượng cổ văn tự "Càn Khôn" theo lời hắn nói. Mà Trương Tử Tinh cũng chú ý tới cái "hình" thứ nhất trước mặt, chính là quái tự thứ nhất đã vỡ vụn trong tiên thức của hắn khi vượt qua gió cắt trên Đại Dư tiên sơn.



Trương Tử Tinh cố giấu vẻ kinh ngạc, vội vàng ghi nhớ vị trí sắp xếp của chín hình, lại nghe Chuẩn Đề nói tiếp: "Chín hình này ở dưới dòng chữ "duyên khởi vô tự tính, nhất thiết pháp vô ngã", chẳng lẽ là ám chỉ lý luận "Càn Khôn"."



Chuẩn Đề nói xong liền nhìn xuống dưới, mà mấy dòng tiếp theo lại làm cho vị hỗn nguyên thánh nhân này nhíu mày gay gắt. Biểu hiện của Chuẩn Đề đã nằm trong dự liệu của Trương Tử Tinh. Bởi vì mấy dòng kế tiếp thực…rất củ chuối!.



Kỳ thật nếu nghiêm chỉnh mà nói, quả thật cũng có chút đạo lý "Càn Khôn": lý luận tiến hóa, lý luận về vụ nổ BigBang, công thức vi phân tích phân, bảng tuần hoàn công thức hóa học, nguyên lý lượng tử học....v.v hơn nữa càng dọa người, mấy thứ này đều là tập hợp văn hóa hơn mười quốc gia đời sau mà tập hợp thành, cho dù là người hiện đại xuyên việt đến đây, trong tình huống không có thiết bị hỗ trợ chỉ sợ cũng cảm thấy đau đầu. Thậm chí trong đó còn có mấy câu hỏi "siêu khó" như "tại sao cá sấu lại chảy nước mắt" v.v. Thật ra cũng rất đơn giản, ngay từ nhỏ, vị Trương Tử Tinh này thích nhất quyển "Mười vạn câu hỏi tại sao", nên đã để lại trong tâm trí hắn ấn tượng sâu sắc, tới giờ vẫn còn nhớ không ít câu hỏi.
Nhắc đến chuyện Khuyển Nhung, sắc mặt Chuẩn Đề đạo nhân bỗng nhiên trông thật khó coi. Đại Thương tây chinh Khuyển Nhung, dưới sự trợ giúp của Triệt giáo, bày ra Cửu Khúc Hoàng Hà Trận, bắt được rất nhiều môn nhân của hắn, mà hắn cũng một lần thất thủ, là "bại tướng" dưới tay Thông Thiên Giáo Chủ, kết quả Khuyển Nhung bị diệt, kể cả người đứng đầu trong Ngũ Đại Minh Vương là Bất Động Minh Vương cũng ở trong số môn nhân này, tất cả đều bị bắt giữ rồi chém đầu, kết quả tinh anh Tây Phương giáo tổn hại gần nửa, Tiếp Dẫn đạo nhân cũng đau xót không thôi, nghiêm lệnh người trong giáo không được tự tiện đi về phía Đông. Chuẩn Đề cũng vì vậy mà phải tự tới Trung Thổ, muốn "độ hóa" những người "có duyên" tăng cường thực lực cho giáo phái, chuyện Khuyển Nhung xét ra thật sự là điều sỉ nhục của Tây Phương giáo.



Bên này Trương Tử Tinh càng nghe càng thất kinh, ánh mắt nhìn chăm chú trên người vị "Huyền Đô đạo hữu", ngữ khí của Huyền Đô Đại pháp sư này cùng Chuẩn Đề đạo nhân có thái độ hết sức kỳ quái, tựa hồ căn bản không giống Huyền Tiên cùng Thánh Nhân nói chuyện với nhau, mà Chuẩn Đề tựa hồ lại có chút kiêng kỵ đối với Huyền Đô.



Kế tiếp, ngôn ngữ hai người bắt đầu trở nên gay gắt, đều ẩn chứa những lời chỉ trích, không ai chịu ai. Cuối cùng Chuẩn Đề đạo nhân không nhẫn nại được, lấy ra Thất Diệu Bảo Thụ hướng Huyền Đô Đại pháp sư phất một cái, ra tay đánh đến, Huyền Đô Đại pháp sư cũng không bước xuống thanh ngưu, trong tay xuất hiện một cây quải dẹt, nghênh đón Thất bảo diệu thụ.



Nếu lúc này, Trương Tử Tinh tự phụ rằng mình hiểu rõ về thế giới Phong Thần mà lại không thể xác định được thân phận thực sự của "Huyền Đô Đại pháp sư" thì chỉ có thể dùng một từ ngu độn đến hình dung.



Hắn mà là Huyền Đô Đại pháp sư cái nỗi gì, căn bản chính là người đứng đầu Nhân giáo - Lão Tử. Nguồn: https://truyenfull.vn



Trương Tử Tinh nhất thời trợn tròn mắt: nghĩ không ra, người tại Hào Sơn cùng mình "luận đạo" lại chính là Lão Tử! Lúc ấy Lão Tử tự nhận là Huyền Đô, cũng thừa nhận là đến từ Bát Cảnh Cung, nhưng không nói rằng mình là Huyền Đô Đại pháp sư. Nhớ kỹ nguyên tác, trong tình tiết xuống phá trận Hoàng Hà, khi Vân Tiêu nhắc tới Lão Tử, từng gọi là "Huyền Đô đại lão gia", trong Bát Cảnh Cung hình như cũng có những địa phương như "Huyền Đô Tử Phủ" v.v, Thì ra là như thế, muốn trách, thì nên tự trách mình trước, lúc ấy tư tưởng quá nặng, không chịu suy nghĩ thoáng hơn.



Trương Tử Tinh lại nghĩ tới địa phương lúc trước cùng Hạm Chi Tiên gặp Lão Tử. Nghiêm khắc mà nói, nơi đó không phải là Tam Hào sơn, mà là một địa danh nổi tiếng sau này –Hàm Cốc quan!



Hàm Cốc Quan (hay đèo Hàm Cốc) được dựng vào thời Xuân thu chiến quốc, là một quan ải chiến lược thời cổ đại, do nguy hiểm vô cùng nên mới đặt tên vậy, đông từ Hào Sơn, tây tới Đồng Tên, đặt tên Hàm Cốc, là nơi hiểm địa của đất trời. Nhưng cái người ta nhớ tới là chuyện Lão Tử từ Hàm Cốc sang tây hóa hồ (ấn độ). Câu chuyện Doãn Hỉ theo Lão Tử đi giáo hóa rợ Hồ mà sau thành phật Thích Ca Mâu Ni cũng trở thành một vấn đề được tranh luận rất nhiều, thậm chí còn có một đại công án tranh luận giữa Đạo giáo và Phật giáo kéo dài cả ngàn năm, thậm chí đời Tây Tấn Vương Phù còn viết cả một cuốn "Lão Tử Hóa Hồ Kinh" bày tỏ quan điểm.



Chẳng lẽ nói, mình cùng vị Duẫn Hi trong truyền thuyết "Lão Tử tây xuất truyền đạo" kia có liên quan? Mà hai thánh nhân luôn miệng nói "người ngoài số mệnh" tựa hồ là chỉ chính mình. Chuẩn Đề cũng vì thế mà muốn giữ mình lại. Người ngoài số mệnh trong sát kiếp đại biểu cho ý nghĩa gì đây?



Trong lúcTrương Tử Tinh suy nghĩ miên man, trong tràng cuộc đấu của song thánh đã tiến triển tới mức càng ngày càng nóng.