Ngã Vi Trụ Vương Chi Ngạo Khiếu Phong Thần

Chương 236 : Hóa Tam Thanh Lão Tử thoái Khổng Đề

Ngày đăng: 12:20 18/04/20


Chuẩn Đề đạo nhân không dám coi thường như lần trước cùng đánh với Thông Thiên Giáo Chủ ở trước trận Hoàng Hà nữa. Có lẽ do thu được giáo huấn từ lần thất bại trước nên lúc này tỏ ra cực kỳ cẩn thận, vừa tiến lên đã hóa ra kim thân thánh tượng, chỉ thấy thánh tượng này có mười tám tay, hai mươi tư đầu, cầm chắc các loại pháp khí: chuỗi ngọc, tán(ô), bình hoa, ruột cá, Gia Trì thần xử, bảo tỏa (cái giũa), chuông vàng, cung vàng, kích bạc, cờ phướn, ....



Trên đầu Lão Tử hiện một tòa Linh Lung bảo tháp, thần sắc tự nhiên, cây quải trong tay tùy ý hướng ra. Hai người mặc dù xuất ra đại thần thông, chiến đấu cũng thập phần kịch liệt nhưng Trương Tử Tinh cách đó không xa lại không hề mảy may cảm thấy chút lực lượng ba động nào giống như thần thông của hai người bình thường đang chiến đấu với nhau.



Thất Bảo Diệu Thụ của Chuẩn Đề đạo nhân quả thực thần diệu, quải của Lão Tử mỗi lần còn chưa kịp tiến sát đến liền bị quét văng ra, nhưng những pháp khí trong tay kim thân thánh tượng của Chuẩn Đề cũng không thể lay động Linh Lung tháp trên đầu Lão Tử chút nào, mà pháp bảo mạnh nhất của Lão Tử, Thái Cực đồ vẫn chưa lấy ra.



Lão Tử thấy đánh một lúc mà vẫn không hạ được Chuẩn Đề liền giục Thanh Ngưu lên nhảy ra ngoài, đẩy Ngư Vĩ quan một cái, liền thấy đỉnh đầu bay ra ba luồng khí hóa thành Tam Thanh. Chỉ nghe phía chính đông vang lên một tiếng chuông, một vị đạo nhân cầm kiếm, đầu đội Cửu Vân quan, mặc Đại Hồng Bạch Hạc Dịch Tiêu y tiến đến, hướng Chuẩn Đề đánh tới; phía chính nam chuông vang lên, lại là một vị đạo nhân đội Như Ý quan, mặc Đạm Hoàng Bát Quái y, cầm Linh Chi Như Ý, một lời cũng không nói đã cầm gậy Như Ý đánh về phía Chuẩn Đề; phía chính bắc lại vang lên một tiếng khánh ngọc, một vị đạo nhân đầu đội Cửu tiêu quan, mặc Bát Bảo Vạn Thọ Tử Hà y, một tay cầm Long Tu phiến, một tay cầm Tam Bảo Ngọc Như Ý cũng là thẳng đến trước mặt Chuẩn Đề. Cả ba trên người tỏa ra vạn đạo hào quang, ngàn sợi thụy thải, rực rỡ tráng lệ, ánh sáng chói mắt.



Chuẩn Đề đạo nhân vốn đánh với Lão Tử đã dùng hết toàn lực, bây giờ lại phát hiện từ ba hướng tiến đến ba đạo nhân đều có thần thông cỡ thánh nhân, thầm nghĩ nếu lấy một địch bốn tuyệt đối không có cách nào chiến thắng, trong lòng bất an, thoáng chút không yên tâm vội nhảy ra ngoài hỏi: "Ba vị đạo hữu là ai? Vì cớ gì lại làm khó bần đạo?"



Một vị dạo nhân cười đáp: "Ngài cả chúng ta cũng không biết mà cũng xứng là Tây Phương Giáo giáo chủ sao? Ba chúng ta chính là Thượng Thanh, Ngọc Thanh, Thái Thanh chân nhân, đặc biệt đến giúp Lý đạo huynh đấu với ngài!"



Chuẩn Đề trong lòng nghi hoặc, Tam Thanh này nhìn qua đều có khí thế của thánh nhân mà lại không có tiếng tăm gì, chưa từng nghe qua tên của họ, không biết từ đâu đến?



Lão Tử hơi cười nhẹ chống quải tiến đến hô lớn: "Các đạo hữu, giúp tôi hàng phục người này!"



Bốn vị đạo nhân vây lấy Chuẩn Đề hoặc trên hoặc dưới, hoặc trái hoặc phải đồng thời công kích. Thất Bảo Diệu Thụ của Chuẩn Đề mặc dù thần diệu nhưng không thể nào chống được tứ thánh liên thủ, nháy mắt đã trúng bốn năm quải của Lão Tử, hai chân loạng choạng đứng không vững, suýt chút nữa ngã xuống đất.



Chuẩn Đề không biết diệu dụng khí hóa phân thân của Lão Tử, lần này một mạch hóa ra Tam Thanh chẳng qua chỉ là nguyên khí mà thôi, mặc dù có năng lực hữu hình nhưng lại đem sức mạnh phân tán cho nên không thể làm tổn thương hắn, phần lớn lực lượng vẫn nằm ở bản tôn, nên mấy quải vừa rồi uy lực mới lớn đến vậy. Chuẩn Đề tự thấy khó địch được tứ thánh liên thủ, Thất Bảo Diệu Thụ liền co lại hóa thành một dải cầu vồng miễn cưỡng thoát khỏi công kích của bốn người rồi phất tay áo mà chạy. Lão Tử hít sâu một hơi điều dưỡng, phân thân liền biến mất, cho nên cũng không truy đuổi mặc cho Chuẩn Đề chạy trốn.



Trương Tử Tinh tán thán: "Bát Cảnh cung thánh nhân quả danh bất hư truyền! Một hơi hóa tam thanh như vậy thực huyền diệu phi thường!"




Lão Tử do dự nói: "Thánh nhân tuy ngộ được Hỗn Nguyên đại đạo nhưng cũng không thể cưỡng ép đảo ngược mệnh trời. Ta vốn tu đạo vô vi nên không muốn tranh đấu, nhưng nếu quả thật là thiên ý khiến cho không thể thanh tịnh, ta cũng không thể không bị cuốn vào."



Trương Tử Tinh tiếp tục hỏi: "Xu thế trước mắt chính là sự tranh giành của hai giáo Xiển, Triệt, mà Tây Phương Giáo cũng không cam tâm ẩn núp. Nếu Xiển Triệt hai giáo tranh chấp, một bên kết hợp với Tây Phương Giáo, đạo hữu sẽ nghiêng về bên nào?"



Lão Tử ngẩng đầu nhìn lên trời đêm vô tận hờ hững đáp: "thuận trời mà làm."



Trương Tử Tinh thấy hắn tỏ thái độ không rõ ràng, lại chất vấn: "Nghe nói đạo hữu và thánh nhân hai giáo Xiển Triệt đều do cùng một thầy truyền thụ, lấy đạo hữu làm trưởng, nếu quả thật có một bên lôi kéo Chuẩn Đề, Tiếp Dẫn đến đánh người kia chẳng lẽ không phải cũng như đánh chính đạo hữu sao?"



Lão Tử lắc đầu nói: "Đạo hữu trước kia cũng có ý kiến "tề vật ngã" nên biết dưới thiên đạo chúng sinh đều như nhau, đâu có phân thành đông tây? Ta tự phải thuận theo thiên đạo tận lực mà làm. Ta thấy đạo hữu căn cơ ngộ tính sâu dày hơn người nếu có thể chuyên tâm tu luyện, diệu ngộ đại đạo tất có tiền đồ vô lượng."



Thuận theo thiên đạo? Cái gọi là thiên đạo này chẳng lẽ chính là "quỹ tích" Chu hưng Thương suy của nguyên bản? Trương Tử Tinh trong lòng thập phần thất vọng, đối với lời khen ngợi khó mà có được của thánh nhân Nhân giáo chỉ cười một tiếng đáp: "diệu ngộ đại đạo? Cho dù giống như đạo hữu trở thành thánh nhân lĩnh hội Hỗn Nguyên đại đạo rồi lại thế nào? Chỉ bất quá là ......"



Lão Tử thấy hắn như chưa nói hết ý hỏi: "Đạo hữu xin nói thẳng, ngài và ta luận đạo không phân biệt thánh nhân, Kim tiên, đều là đạo hữu, không cần băn khoăn."



Trương Tử Tinh chăm chú nhìn vào mắt của Lão Tử, từng câu từng chữ nói rõ: "Huyền Đô đạo hữu đã nói trước vậy thì ... xin thứ lỗi cho ta đắc tội rồi!"



Thuật Hoàng Lão黄老之术:



Là một trường phái tư tưởng chính trị, triết học thời chiến quốc, Trung Quốc, tôn Hoàng Đế và Lão Tử trong truyền thuyết làm người sáng lập. Thuật Hoàng lão bắt nguồn từ Tây Hán thời chiến quốc, lấy danh nghĩa tư tưởng của Hoàng Đế và Lão Tử nhưng thực chất là kết hợp tư tưởng của Đạo gia (hai đại biểu chính là Lão Tử và Trang tử) và Pháp gia (một phái đời Tiên Tần), lại bao gồm cả quan điểm âm dương, Nho gia, Mặc gia, ... mà hợp thành. Vào thời Hán sơ có sản sinh ra ảnh hưởng nhất định, là nguyên do xuất hiện giai đoạn hưng thịnh "Văn Cảnh chi trị". Thời Đông Hán, Thuật Hoàng lão và thuyết sấm vĩ (sấm là lời đoán lành dữ của các pháp sư thời Tần, Hán; vĩ là một loại sách thần học thời Hán) kết hợp trở thành Tự Nhiên Trường Sinh đạo, có ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành và phát triển của đạo giáo (do Trương Đạo Lăng lập nên).