Ngược Về Thời Minh
Chương 184 : Mồng sáu lên đường
Ngày đăng: 13:23 30/04/20
Thái Nguyên và Đại Đồng nương tựa lẫn nhau, tạo thành thế ỷ giốc. Giặc Thát nhiều lần tấn công biên ải, đa phần đều tấn kích trước vào Tuyên Phủ Đại Đồng. Thái Nguyên tựa vào đất liền, không phải là mục tiêu công kích chính nên binh mã Thái Nguyên đã trở thành một cánh quân quan trọng để kiềm chế Thát Đát. Mỗi khi Đại Đồng gặp phải hiểm nguy triều đình đều điều động binh mã từ Thái Nguyên đến cứu viện.
Trước khi đại quân của Dương Nhất Thanh tiến đến Đại Đồng, do tình thế biên quan nguy cấp nên Chỉ huy sứ của vệ Thái Nguyên đã dẫn đại quân gấp rút chi viện. Trên chiến trường ông bị trúng phải tên lạc, bệnh tình vốn không quá nghiêm trọng, nhưng không ngờ sau khi trở về Thái Nguyên, vết thương lại đột nhiên diễn biến xấu, thế là ô hô thương thay. Không ngờ Chỉ huy sứ tân nhiệm của vệ Thái Nguyên lại chính là vị Trương đại nhân Trương Dần này.
Nhà họ Quách rất có ảnh hưởng trong quân đội, xem ra vị Trương Dần này hẳn là thân tín do Quách Huân đề bạt. Dương Lăng bèn vội chắp tay chào ông ta:
- Ngưỡng mộ đã lâu, ngưỡng mộ đã lâu! Đêm giao thừa mà Trương đại nhân vẫn phải bôn ba trên đường, thực sự là cực khổ cho ngài rồi.
Trương Dần ôm quyền thi lễ, mỉm cười đáp:
- Hoá ra là Dương đại nhân ở ngay trước mặt. Hạ quan nghe uy danh của đại nhân đã lâu, như sấm bên tai, hôm nay được gặp thật là may mắn ba đời. Thân đã gửi vào nơi binh nghiệp, vốn chính là nuôi quân nghìn ngày, dùng quân một chốc, lúc này cực khổ cũng là lẽ đương nhiên thôi.
Lão ta vừa nói vừa quét mắt sang những người bên cạnh Dương Lăng, lúc thấy Ngũ Hán Siêu ánh mắt lão dừng lâu hơn một chút, rồi lại dời mắt về phía Dương Lăng như thể không có việc gì. Dương Lăng thấy lão nhã nhặn nho nhã, hai mắt có thần, nói chuyện đúng chừng đúng mực, cũng bất giác nảy sinh hảo cảm.
Đôi bên trò chuyện mấy câu, thấy người đứng ở cổng thành càng lúc càng đông, đã hơi bị ùn tắc, Quách Huân bèn khẽ chau mày nói với Dương Lăng:
- Không quấy rầy Dương đại nhân nữa. Trương huynh nóng lòng nhậm chức lo liệu chính sự, xin phép cáo từ tại đây.
Dương Lăng cười đáp:
- Được! Có dịp chúng ta sẽ lại trò chuyện, cung tiễn Quách tướng quân, Trương đại nhân!
Trương Dần mỉm cười gật đầu, cất giọng sang sảng:
- Dương đại nhân, hạ quan cáo từ!
Dương Lăng dõi mắt tiễn bọn họ phóng ngựa rời khỏi kinh thành. Lúc quay lại, y mới thấy mấy người Hàn Ấu Nương và Tô Tam đang đứng ở một bên tươi cười ríu rít. Thấy y quay đầu lại, Hàn Ấu Nương đi đến hớn hở khoe:
- Tướng công! Hôm nay là ngày ba mươi rồi, thiếp và mấy tỷ muội đang nói không biết khi nào tướng công mới trở về đây, không ngờ chàng lại về sớm như vậy rồi.
Dương Lăng trở người nhảy xuống ngựa đi đến chỗ bọn họ, đưa mắt nhìn các cô Tô Tam rồi mỉm cười hỏi:
- Không phải các nàng đi miếu dâng hương sao? Chạy đến cổng thành để làm gì?
Hàn Ấu Nương thoáng đỏ mặt, Tô Tam và Tuyết Lý Mai cũng có phần ngượng nghịu còn Cao Văn Tâm đứng ở phía sau che miệng cười khẽ. Dương Lăng cũng không nỡ vạch trần, bèn cười nói:
- Đã gặp rồi thì cùng nhau trở về thôi.
Kiệu của các cô dừng lại bên đường cho mấy vị cô nương lên kiệu. Dương Lăng cưỡi ngựa chậm rãi theo cạnh, vừa nhìn không khí đón tết tưng bừng trong kinh sư, vừa cách rèm trò chuyện cùng Hàn Ấu Nương. Lúc gần đến rìa thành tây, mọi người trông thấy bên đường có một đám đông đang túm tụm, người của Binh mã ty cũng đã kéo đến.
Sau việc Xưởng đốc bị bắt cóc lần trước, chỉ cần có chút biến động nhỏ là đám phiên tử dưới quyền của Dương Lăng ai nấy liền như lâm phải đại địch, mấy chục người trong tối ngoài sáng liền lập tức bảo hộ kiệu và ngựa, cách ly toàn bộ bá tánh, lặng lẽ thò tay vào ngực, nắm chặt lấy nỏ cứng và súng ngắn.
Ngũ Hán Siêu cũng không để ý đến chốn om sòm ở đằng trước. Hắn vừa ghìm ngựa đến gần Dương Lăng, vừa liếc nhanh quan sát chung quanh, để ý đến bá tánh bên đường. Dương Lăng hơi nhổm người, ngó vào trong đám đông, vừa nhìn thấy người đứng giữa, y không khỏi khẽ chau mày. Vẫy tay gọi Liễu Bưu lại, y thấp giọng bảo:
- Đi xem thử đã xảy ra chuyện gì!
Liễu Bưu hiểu ý, buông cương nhảy xuống ngựa, chen vào trong đám đông đang xem chuyện náo nhiệt. Hắn thấy ông chủ một tiệm may vừa lôi kéo một gã đàn ông tuổi trạc tứ tuần vừa rống họng tru tréo với tuần bộ của Binh mã ty:
- Hồ tứ gia đến thực tốt quá, kẻ này thực không biết lý lẽ gì cả. Hôm trước hắn đến, bỏ một lạng bạc ra đặt cọc, nói rõ là muốn thảo dân may một bộ áo bào Cô nhung hảo hạng. Hôm nay đến thử thấy vừa vặn, hắn lại chối bay bảo là ban đầu nói chỉ mua đồ nhung hạ phẩm. Thảo dân đưa ký ước ra cũng bị hắn xé vụn, nói là thảo dân vu cáo hắn.
Lão đây tự nhận xui xẻo, vốn định nhân nhượng cho khỏi phiền, hắn lại nói ngày mai là năm mới, thảo dân đã may nhầm áo bào của hắn, phải lấy áo nhung này ra để bồi thường. Lão đây mở tiệm ba mươi năm, xưa nay mua bán công bằng, chưa từng khinh già gạt trẻ, láng giềng phố phường đều có thể làm chứng, đã từng gạt người bao giờ? Kẻ này thật quá ư ngang ngược đi!
Đứng cạnh gã đàn ông tuổi trạc tứ tuần đó là một thư sinh tuổi trạc độ hai mươi, đang đỏ mặt níu áo hắn. Gã đàn ông trung niên gạt tay hắn vùng ra, thấy quan binh chẳng những không sợ mà ngược lại còn nghênh ngang tự đắc. Gã liếc xéo tay thủ lĩnh Tuần bộ rồi cười nhạt:
- Ngươi không lừa gạt? Ngươi không lừa gạt chẳng lẽ đại gia ta lại lừa gạt sao? Buông tay!
Đoạn gã hừ một tiếng, vùng khỏi tay thợ may già, phủi phủi vạt áo, thong thả nói tiếp:
- Ngươi có biết ta là ai không? Đại gia ta là đường huynh của Đề đốc nội xưởng, thống lĩnh ngự tiền thân quân của hoàng thượng, Uy Vũ bá gia Dương Lăng!
Người thợ may già nghe xong thì sợ run cầm cập. Tay thủ lĩnh Tuần bộ được gọi là Hồ tứ gia nọ cũng không khỏi biến sắc, bốn bề im phăng phắc. Gã ta vẫn ung dung nói tiếp:
- Hoàng thượng, chuyện ngài xuất kinh, ngoại đình chỉ có thần, Tiêu đại học sĩ và Nghiêm Tung của bộ Hộ rõ, Nội xưởng có Ngô Kiệt biết, nội đình ngoài Lưu công công ra còn có ai nghe nói đến nữa không?
Chính Đức thoáng do dự rồi gượng cười nói:
- Chuyện thú vị như vậy mà phải đem giữ ở trong lòng trẫm thực sự cảm thấy khó chịu, cho nên... ta đã từng nhắc đến với hai vị cô nương Giải Ngữ và Tu Hoa. Có điều chỉ nói sẽ đi về phía bắc, cuối cùng sẽ đến Đại Đồng, ngoài ra chưa từng nói với bọn họ điều gì khác. Có chuyện gì sao?
Dương Lăng chau mày thưa:
- Thần nhớ đến một chuyện, hai trăm đại đạo lục lâm Bá Châu bị Di Lặc giáo mê hoặc đột nhiên vào kinh, mục đích ban đầu là gì, chỉ có mấy thủ lĩnh trong đám sơn tặc đó biết, chứ hiện tại chúng ta vẫn chưa tường tận. Hoàng thượng xuất kinh là chuyện lớn biết dường nào, người biết được thực không nên quá nhiều.
Đoạn y cười khan hai tiếng, làm bộ nói đùa bảo tiếp:
- Từ dạo thần bị Di Lặc giáo “dạy dỗ”, đến giờ vẫn còn khiếp sợ chưa vơi. Nhớ lần đầu gặp cô nương Giải Ngữ, từng thấy trên người nàng ấy đeo một miếng ngọc bội khắc tượng phật Di Lặc. Nữ tử đeo tượng phật trên người chẳng phải kỳ quái sao? Ha ha, đương nhiên, có thể là thần đã suy nghĩ quá nhiều, thực có hơi vô lý...
Chính Đức thoáng ngẩn ra, rồi bật cười nói:
- Khanh đó nha, đúng là hoang đường! Khanh nghi ngờ hai vị mỹ nhân Giải Ngữ và Tu Hoa là người của Di Lặc giáo à? Làm sao có khả năng đó chứ, hơn nữa, nam đeo quan âm nữ đeo phật, tượng phật mà cô gái đeo ngẫu nhiên lại là phật Di Lặc thôi. Nếu như vậy liền coi là Di Lặc giáo, các cô gái trong thiên hạ mười phần sẽ có đến bảy phần bị chém đầu rồi.
Dương Lăng nghe vậy thì ngớ ra. Nghe Chính Đức nói, y mới nhớ trước đây mình cũng từng nghe nói nam đeo quan âm nữ đeo tượng phật, chỉ là nhờ Chính Đức nhắc nhở mới nhớ lại. Ngẫm kỹ lại, tri thức về lịch sử của mình có hạn, mặc dù biết Ninh Vương tạo phản, song lại chưa từng nghe nói có liên quan gì với Di Lặc giáo cả. Hay là mình đã quá đa nghi?
Dương Lăng ngượng ngập đáp:
- Chuyện này... cẩn thận một chút vẫn tốt hơn. Thần vốn cũng không phải vì vậy mới sinh lòng nghi ngờ, có điều khi ấy bái kiến Hoàng thượng, hai vị cô nương biết tránh sang một bên để không phải tội nhận xằng đại lễ của quan viên. Người dân quê mùa lại hiểu biết lễ nghi như vậy, thần mới cảm thấy hơi kỳ quái.
Lưu Cẩn đứng một bên nghe xong cũng bật cười ha hả, nói:
- Dương đại nhân, bọn họ tuy xuất thân quê mùa, nhưng trước khi được đưa vào trong cung, phủ Ninh vương sẽ phải dạy dỗ đủ mọi lễ nghi cung đình hết ba tháng. Trước khi tiến cung, Ty Lễ giám lại phái người dạy thực tập hết năm ngày, những lễ nghi này mà còn không biết thì mới là lạ đó.
Bọn họ được Ninh vương bảo đảm đưa đến. Ninh vương là hoàng thúc, là hoàng tộc Đại Minh, Di lặc giáo phản lại chính là hoàng triều của Đại Minh chúng ta, hai bên vốn không thể nào đồng loã. Huống hồ trước giờ Ninh vương vẫn luôn trung thành với Hoàng thượng!
Chính Đức nhớ lại lúc làm đại lễ đăng cơ, trong số phiên vương đến tặng lễ vật thì Ninh vương trú đóng ở nơi xa nhất, lễ vật đem tặng cũng nhiều nhất, hợp với tâm ý của mình nhất. Nay lại tặng thêm Giải Ngữ và Tu Hoa, có thể thấy được sự kính cẩn và nể sợ của hắn. Huống hồ trong tay hắn lại không có một binh một tốt, sao có thể có ác ý chứ. Thế là Chính Đức bèn gật đầu kêu phải.
Dương Lăng nói:
- Có lẽ là thần đã đa nghi. Có điều vì an toàn của Hoàng thượng, thần sẽ quyết định đường đi, hành tung, phương thức xuất kinh và thời gian xuất kinh, vẫn mong Hoàng thượng đừng đề cập chuyện này với bất cứ người nào khác, bao gồm cả hai vị nương nương.
Chính Đức bất đắc dĩ cười bảo:
- Theo ý khanh, theo ý khanh đi! Chỉ cần có thể xuất kinh, trẫm sẽ theo ý khanh hết, được chưa?
Dương Lăng thấy Chính Đức vẫn chưa thực tâm đồng ý với mình, bèn nghiêm mặt thưa:
- Hoàng thượng, vua không nói lời đùa giỡn, ngài đã đồng ý thì vạn lần phải giữ lấy lời. Hoàng thượng phải đến Đại Đồng, ấy là vì tận trách nhiệm của thiên tử với thiên hạ, thần cũng sẽ vì sự an nguy của Hoàng thượng mà tận trách nhiệm của thần!
Chính Đức nghe xong bèn nghiêm túc trở lại, nghiêm nghị:
- Được, ra khỏi miệng khanh, chỉ vào tai trẫm! Đừng nói là Giải Ngữ và Tu Hoa, - hắn liếc sang Lưu Cẩn rồi nói tiếp, - Cho dù là lão Lưu, trẫm cũng sẽ không nói cho lão biết. Như vậy được chưa?
Chú thích:
(1) vải thô, làm bằng dây đay, dùng may áo mặc mùa hè
(2) nguyên văn "đại quá niên", xuất phát từ câu "quá đông đại quá niên". Ý nghĩa của nó là: ngày xưa, vào ngày đông chí, từ đế vương ở trên cho đến bá tánh ở dưới đều phải mổ gia súc và lấy trái cây tế trời hết sức trang trọng để cảm tạ ông trời năm qua đã ban ơn, và đồng thời khấn cầu năm sau ông trời tiếp tục cho dân gian được mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vân vân.
(3) loại áo nịt ngực thời xưa
(4) xem hình giữa http://www.china001.com/ifile.php?xn...1216202912.jpg
Lệnh tiễn: còn gọi là cờ lệnh, ý TKV xin DL cho phép TKV toàn quyền trị tội Dương Tuyền.