Ngược Về Thời Minh

Chương 252 : Thế tử Lưu Cầu (p1)

Ngày đăng: 13:24 30/04/20


Quần đảo Lưu Cầu từng xuất hiện qua ba nước Nam Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn nhưng hiện giờ đã thống nhất 67 năm. Do Đại Minh có lệnh cấm biển nên Lưu Cầu ngoài tác dụng là trạm trung chuyển giữa Đông Bắc và Đông Nam Á thì không có gì đáng để các nước khác nổi dã tâm.



Đại Minh năm Tuyên Đức, Hoàng đế ban cho Lưu Cầu họ Vương, từ đó quốc vương Lưu Cầu lấy đó làm họ. Quốc vương hiện giờ của Lưu Cầu tên Thượng Chân, Tướng quốc cũng là một tú tài xuất thân từ Đại Minh.



Tuy nói là nước nhỏ nhất, nhưng Đại Minh đối với phiên quốc này đối xử hết sức lễ nghi, huống chi lần này người tới tìm hiểu là Vương tử, Chiết Giang Bố chính sứ đã an bài để y ở dịch trạm xa hoa nhất.



Kiệu khâm sai tới cửa, vương tử Lưu Cầu là Thượng Thanh đã cung kính chờ đón. Do hội kiến quốc khách nên Dương Lăng ăn mặc long trọng theo lễ nghi, thanh thế đủ lớn.



Trái lại vương tử Lưu Cầu thoạt nhìn mới 16, 17. Vóc dáng thấp bé, mặt đen, chỉ có đôi mắt còn hữu thần. Dương Lăng bước xuống kiệu nhìn vị thế tử này mặc áo bào của tử sĩ Trung Nguyên, tóc búi theo kiểu Đông Doanh trông chẳng ra sao, bất giác ngẩn ra.



Thành Khởi Vận dù hiểu được tình hình của nước Lưu Cầu, nhưng cách ăn mặc, ẩm thực, phong nhã của họ thì không rõ ràng cho lắm.



Lưu Cầu dùng chữ Hán làm văn tự, nhưng khẩu ngữ lại tương tự tiếng Nhật, cho nên bên cạnh Thượng Thanh có một vị thông dịch hiểu tiếng Đại Minh.



Vương tử Thượng Thanh chắp hai tay thành chữ thập, dùng lễ phật vái chào Dương Lăng. Dịch qua vội bước lên nói. - Khâm sai đại nhân, vương tử nói vô cùng cảm tạ ngài đã đến thăm, không tiếp đón từ xa, xin ngài thứ tội.



Dương Lăng cười nói: - Thế tử không cần khách khí, bản quan vừa đến Tô Châu, nghe nói có thế tử đến nên tới bái vọng. Ha ha, nơi này tuy là dịch trạm nhưng hiện giờ thế tử là chủ nhân ở đây, không mời ta vào uống chén trà sao?




Đại Minh thiên triều sao có thể ngồi nhìn nước phụ thuộc bị ức hiếp, nhưng không có quốc thư cầu binh của quốc vương Mallacca, Đại Minh sao có thể tự ý xuất binh...Mà ngay cả vương phi, công chúa đều bị cường đạo lăng nhục, biếm thành nô bộc. Lúc tới Quảng Đông tuần tra bản quan vẫn phái người rời bến tìm quốc vương của họ, hy vọng y vẫn bình an vô sự.



Thượng Thanh đứng ngồi không yên, năm nay y mới thành thân, thế tử phi là tiểu mỹ nhân có tiếng ở Lưu Cầu. Trong lòng y coi nàng chẳng khác gì minh châu, vừa nghi tới thê tử động lòng người có thể bị biến thành nữ nô đê tiện, bị giặc Oa tàn phá, Thượng Thanh lòng đau như dao cắt.



Y cuống quít cầu xin: - Khâm sai đại nhâ, Lưu Cầu là thần tử trung thanh nhất của Đại Minh, chúng ta hàng năm tiến cống và triều bái, tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của thần tử. Mỗi một quốc vương kế vị đều tới Đại Minh xin sắc phong. Giờ quốc gia ta gặp nạn hải tặc, kính xin khâm sai đại nhân ở trước mặt Hoàng đế bệ hạ xin người ban phát viện binh.



Dương Lăng chần chừ nói "Chuyện này..." rồi lộ vẻ khó xử, nhíu mày nói. - Thế tử, không phải bản quan không chịu giúp. Thứ nhất, không có quốc thư mời binh của quý quốc...



Thượng Thanh vui vẻ nói. - Cái này dễ xử lý thôi, giặc Oa từng quấy nhiễu chúng ta, chúng ta cũng đã từng thỉnh binh cứu viện. Giờ ta lập tức về nước mời phụ vương thỉnh Hoàng đế bệ hạ phát binh lần nữa.



Dương Lăng che miệng ho khan. - Thế tử đừng vội, thủy sư Thiên triều còn phải chịu trách nhiệm truy kích và tiêu diệt hải tặc xung quanh, binh lực có thể rút ra rất hữu hạnh, còn phải đóng quân hộ đảo, có thể nào cũng phải tới 17, 18 ngàn người. Nhiều người như vậy muốn ăn uống, vận chuyển quân nhi. Tuy nói Đại Minh thực lực hùng hậu thì cũng ăn không tiêu.



Thượng Thanh tính toán qua. Gần hai vạn đại quân, đích xác là đủ ăn hết một nước Lưu Cầu. Nhưng so với mối họa mất nước thì đáng là gì? Còn nữa Đại Minh sắp mở cảng thông thương, có một đội quân trú đóng ở đó, các nước Nam Dương mới dám yên tâm đỗ thuyền lại cảng.



Dù là thuế quan hay đầu cơ trục lợi thì Lưu Cầu vẫn có khoản tiền lớn, trả quân phí xong vẫn còn dư. Đại Minh trú đóng quân ở đó, so với tự thân nuôi hai vạn đại quân còn lời hơn.