Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 13 : Hồi thứ mười ba

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Ra khỏi giáo trường, anh em Nhạc Phi phóng ngựa thẳng đến dinh Tông Lưu

Thú thì thấy cửa dinh đóng kín, mọi người xuống ngựa vào cổng dinh rồi

gọi quân canh nói:



- Xin làm ơn bẩm lại với lão gia rằng, Nhạc Phi

này suốt đời đền ơn Ngài chẳng đặng, kiếp sau xin quyết làm thân khuyển

mã để đền bồi.



Rồi cùng nhau lên ngựa trở về quán trọ tính tiền trả cho chủ quán và từ biệt trở về quê.



Lại nói chuyện các quan giám khảo trông thấy các cử tử bốn phương giải tán

hết rồi, liền bảo bộ hạ của Sài Vương liệm hài cốt cẩn thận rồi vào

Triều chầu thiên tử.



Trương Bang Xương dập đầu dưới bệ tâu:



-

Muôn tâu bệ hạ, khoa này chốn võ trường có tên học trò của ông Tông

Trạch tên Nhạc Phi đã đâm chết Tiểu Lương Vương nên các cử tử đều bỏ về

hết. Tình trạng này xảy ra là do ông Tông Trạch đó thôi.



Vua nghe qua vô cùng thương tiếc Tiểu Lương Vương và giận dữ quở mắng Tông Lưu Thú.



- Thế thì tội khanh đáng chết nhưng ta cũng nể tình khanh là một quan đại thần có công với triều đình lâu nay nên trẫm tha chết cho.



Phán

rồi truyền quân lột áo mũ Tông Trạch đuổi về làm thường dân. Tông Trạch

cũng muốn thanh minh nhưng trống đổ bãi triều, Vua và các quan ra về

hết.



Tông Trạch về đến dinh đã thấy quân giữ cửa quỳ thưa:



- Lúc nãy có năm anh em Nhạc Phi đến cửa viên môn quỳ lạy và hứa xin chờ kiếp sau sẽ đền ơn.



Tông Trạch nghe nói cảm động sa nước mắt, bèn vào dinh gói ghém một ít quần áo cùng vàng bạc ra đi một cách vội vã.



Gia đinh không biết Tông Trạch đi đâu vội hỏi:



- Lão gia đi đâu một mình mà gấp lắm vậy?



- Ta đi theo anh em Nhạc Phi.



- Bẩm mấy người ấy đã đi xa rồi, lão gia đi làm gì vô ích.



Tông Trạch đáp:



- Các ngươi đâu rõ lòng ta? Thủa xưa Tiêu Hà trong đêm tối, nhờ bóng

trăng mà theo Hàn Tín, đến sau nhờ người ấy mà nhà Hán bền vững được bốn trăm năm, huống chi ngày nay Nhạc Phi tài trí thua gì Hàn Tín, vả lại

trong lúc này quốc gia cần gấp người hiền, lẽ nào lại bỏ kẻ có tài sao?

Vì vậy ta cần phải theo để căn dặn vài điều.



Tông Trạch đem theo vài tên tuỳ tùng, giục ngựa buông cương quyết theo gót Nhạc Phi.



Khi Nhạc Phi ra khỏi cửa thành, chàng ra roi cho ngựa phi nước đại, miệng thúc anh em chạy cho mau. Ngưu Cao nói:



- Mình đã ra đến đây còn sợ ai nữa mà chạy dữ vậy?



Nhạc Phi nói:



- Vì Ngưu đệ chưa rõ lòng nham hiểm của bọn gian thần, nhất định không

khi nào chúng chịu buông tha anh em chúng ta đâu. Chúng ta được may mắn

ra đến đây là nhờ có ân sư giúp đỡ. Nếu mình không tẩu thoát cho mau thì chúng sẽ kiếm chuyện khác đuổi theo tróc nã, lúc ấy có ăn năn cũng

chẳng kịp.



Anh em nghe nói đều cho là phải rồi giục ngựa theo bén sát Nhạc Phi không dám chậm trễ.



Trong đêm tối, nhờ bóng trăng soi lờ mờ, năm chàng tráng sĩ kẻ trước người

sau vừa đi vừa chuyện vãn chỉ trong chốc lát đã vượt được hai mươi dặm

đường, bỗng nghe phía sau có tiếng động, Nhạc Phi quay lại xem thì quả

nhiêm có bóng người cưỡi ngựa đuổi theo. Nhạc Phi kinh hãi nói:



- Hay là bộ hạ của Sài Quế theo chúng mình chăng?



Vương Quới nói:



- Sợ gì, chúng mình đi chậm lại chờ chúng nó đến, cho chúng toi mạng hết một lượt.



Ngưu Cao tán đồng:
- Tông Trạch lâm bệnh nên không thể lãnh binh được.



Vua Huy Tông đang trông đợi, bỗng hay tin vậy thì lo sợ vô cùng, vội hỏi:



- Đau bệnh gì? Để ta sai thái y đến chữa chạy.



Lý Can tâu:



- Hạ thần tin chắc thái y không thể nào chữa bệnh cho Tông Trạch được đâu.



- Tại sao vậy?



- Chỉ vì từ ngày Tông Trạch chứng kiến sự việc tại giáo trường trong lòng hoang mang, lại bị tước chức, nên càng căm phẫn sinh bệnh ngày ngày la

lối mắng nhiếc bọn gian thần. Vì vậy bệ hạ chỉ cần bắt gian thần hạ ngục thì tự nhiên Tông Trạch hết bệnh chứ không phải thuốc men gì cả.



Vua hỏi:



- Gian thần là ai?



Lý Can chưa kịp tâu thì Bang Xương đã quỳ tâu trước:



- Gian thần chính là Binh Bộ thượng thư Vương Đạt vậy.



Vua y theo lời, liền hạ chỉ bắt Vương Đạt giao cho Hình bộ giam lại.



Vương Đạt và Trương Bang Xương vốn là bạn tâm giao, là phường gian nịnh cả, thế sao Bang Xương lại đổ tội cho Vương Đạt.



Đó chính là xảo kế cảu kẻ gian nịnh. Nếu Bang Xương không nhanh miệng thì

tất nhiên Lý Can chỉ đích danh cả thì khó gỡ, chi bằng y tâu đổ tội cho

một mình Vương Đạt rồi thủng thẳng y kiếm kế gỡ ra.



Sau khi Lý Can về, Tông Trạch sai người đến triều đình thám thính, mới hay triều đình đã bắt Vương Đạt cầm tù.



Hôm sau Lý Can đến, Tông Trạch mới chịu ra tiếp chỉ.



Lý Can nói:



- Tôi biết ngài vì giận kẻ gian thần mà đau, nên tôi muốn tâu vua diệt

trừ cả ba, thế mà Bang Xương đã nhanh miệng tâu trước thành thử chỉ có

một mình Vương Đạt bị bắt mà thôi.



Thế rồi hai người vào cung triều kiến, vua phục chức lại cho Tông Trạch để được lãnh binh ra trừ giặc.



Trương Bang Xương thấy vậy quỳ tâu:



- Vương Thiện là quân cướp đường, bọn lâu la ô hợp, Tông đại nhân đây là

người binh pháp thần thông, xin bệ hạ phát cho Tông Trạch chừng năm ngàn binh cũng đủ thắng quân giặc rồi.



Vua nghe theo, hạ chỉ phát cho Tông Trạch năm nghìn binh mà thôi. Tông Trạch nói với Lý Can:



- Ông đánh cọp chẳng xong, nên để cho cọp cắn lại tôi.



Lý Can nói:



- Việc đã lỡ rồi, xin Nguyên Nhung cứ việc ra binh, rồi sáng mai tôi sẽ tâu cùng Thánh thượng thêm binh tiếp ứng.



Hai người từ giã về dinh.



Hôm sau, Tông Trạch đến chỗ giáo trường kiểm binh mã có dẫn công tử Tông Phương theo, rồi kéo binh đến Mâu Đà Cang giáp chiến.



Tông Trạch thấy binh giặc đông đến bốn năm vạn, nghĩ thầm:



- Địch thì quân lính hằng hà sa số còn ta chỉ có vỏn vẹn năm nghìn thì đánh sao cho lại?



Rồi ra lệnh cho quân sĩ đi thẳng lên đỉnh Mâu Đà Cang hạ trại.



Công tử Tông Phương lấy làm lạ hỏi:



- Sao phụ thân lại đem binh đóng trên đỉnh núi thế này? Nếu quân giặc đến bao vây thì làm sao giải cứu?



Tông Trạch thở dài đáp:



- Ta há lại không biết thiên thời địa lợi sao? Nhưng chỉ giận gian thần

ghen ghét cố hại ta, nên trong tay ta chỉ có năm nghìn người ngựa làm

sao phá nổi bốn năm vạn lâu la? Cho nên cha quyết sẽ đơn thân độc mã vào sào huyệt giặc, nếu như không phá nổi chúng thì cha chịu chết để đền nợ nước. Lúc ấy con sẽ đem binh về bảo hộ gia quyến đưa về quê quán, chẳng nên ở chốn kinh thành mà mang hại. Nếu như ta làm cho binh tướng chúng

rối loạn, dinh trại chúng hoang mang, thì con hãy đem ngay quân tiếp ứng thừa thế phá tan sào huyệt chúng.