Nhạc Phi Diễn Nghĩa
Chương 20 : Hồi thứ hai mươi
Ngày đăng: 08:33 19/04/20
Nghe vậy, tên tướng Phiên nạt nộ:
- Ta chỉ cho ngươi vào một lát
thôi, sao ngươi ở trong ấy hơn nửa ngày còn chưa chịu ra làm khổ chúng
ta đi tìm ngươi khắp nơi. Nếu chuyện này đến tai chúa công thì không chỉ đầu ngươi mà cả đầu bọn ta cũng lìa khỏi cổ.
Thôi Hiếu làm ra vẻ lễ phép vái lia vái lịa rồi chắp tay thưa:
- Xin liệt vị hãy xem thử, giếng cạn ở đây nhiều như thế này thì tôi tài
nào tìm ra được chúa cũ tôi bị giam trong giếng nào? Vì vậy tôi phải đi
tìm khắp nơi nên mới lâu như vậy. Vả lại tôi già cả lụm cụm như vầy làm
sao đi cho mau được? Xin liệt vị cũng nên xét kỹ dung thứ cho già này
một phen. Nếu giết chết tôi đi thì còn ai chữa ngựa cho liệt vị?
Thôi Hiếu nói một hồi lại xá lia lịa nên chúng không nỡ giết và nói:
- Chúng ta nghĩ tình tha cho ngươi lần này. Thôi từ nay trở đi không cho
ngươi bén mảng đến đây nữa, nếu trái lệnh chúng ta sẽ giết chết không
tha nữa đâu.
Thôi Hiếu cảm tạ lia lịa và lui ra khỏi thành chạy riết về nhà.
Rồi bắt đầu từ hôm ấy, mỗi lần vào dinh cho thuốc ngựa,Thôi Hiếu lại cố ý tìm cho ra tung tích Khương Vương.
Lại nhắc đến Ngột Truật ngày đêm thao luyện binh mã thì thấy tiết xuân đã
đến rồi. Vào lúc tháng hai, Ngột Truật kiểm điểm năm mươi vạn binh mã
hiệp cùng các nước tiểu Phiên rầm rộ kéo qua đánh Tống.
Lần đi đánh Trung Nguyên này là lần thứ hai, quân kéo đi đến trung tuần tháng tư mới đến Lộ An Châu.
Sở dĩ chuyến này đi lâu là vì dọc đường còn săn bắn chơi bời cho thỏa thích.
Khi đến Lộ An Châu, Ngột Truật bèn thuật lại việc Lục Tiết Đạt hy sinh vì
nước cho mấy vị điện hạ nghe. Ai nấy đều thương tiếc cho vị anh hùng
chẳng cùng.
Khi đến Lưỡng Lang quan, Ngột Truật lại nhắc việc sét
đánh Tam Sơn khẩu vẹt đường cho quân Phiên kéo vào một cách bình yên vô
sự. Mấy vị điện hạ đều nói:
- Ấy là chúa ta phúc lớn nên trời mới khiến như vậy.
Khi đến phủ Hà Giang, Ngột Truật bèn truyền lệnh đóng quân ngoài thành
không cho nhiễu nhương bá tính vì sợ phụ lòng Trương Thúc Dạ.
Qua
mấy ngày sau đã đến sông Hoàng Hà nhằm lúc trung tuần tháng sáu, khí
trời nóng bức. Ngột Truật truyền cho binh sĩ đóng binh dọc theo sông tạm nghỉ, chờ cho khí trời mát mẻ rồi mới qua sông.
Thời gian qua
nhanh, chẳng bao lâu đã đến rằm tháng bảy, Ngột Truật truyền quân xây
một tòa Lư Bồng, làm thịt heo, dê, gà, vịt quay qua phía Bắc tế tự tổ
tiên.
Lễ vật sắm sửa sẵn sàng, các vị vương gia đều họp nhau chờ
đợi, bỗng thấy Ngột Ttuật cưỡi ngựa Hỏa Long Cu, phía sau có mấy vị
Vương tử, thảy đều mặc áo đại hồng, bêntả mang cung, bên hữu đeo tên,
mình cưỡi sa mã, đầu đội thúc phát tử kim quang có giắt hai cây lông trĩ rẽ làm hai còn Thôi Hiếu thì cũng lúc nhúc chạy theo sau lẫn lộn trong
đám quân hầu.
Sở dĩ có mặt Thôi Hiếu ở đây là vì từ khi Thôi Hiếu
dò được tin tức Khương Vương nên cố theo sát không rời, chờ cơ hội để
hành động.
Khương
Vương tiếp lấy roi ngựa rồi tung mình nhảy lên lưng ngựa ra roi chạy như bay.Ngột Truật thấy thế chỉ vào mặt ông già mắng:
- Lão súc sinh kia, chốc nữa ta trở lại đây ta sẽ giết chết ngươi đấy.
Khương Vương chạy miết đến Hiệp Giang thì trước mặt là con sông rộng mênh mông và sâu thăm thẳm. Nhìn lại phía sau lại thấy Ngột Truật rượt theo cũng
đã gần kịp.
Khương Vương cất tiếng than:
- Thế là trời đã hại ta rồi.
Nói chưa dứt lời, con ngựa Khương Vương cưỡi liền giậm chân nhảy ùm xuống
sông. Ngột Truật thấy vậy thất kinh chạy riết tới mé sông kiếm tìm không thấy hình bóng Khương Vương đâu cả.
Ngột Truật đinh ninh rằng
Khương Vương đã bị chìm chết dưới đáy sông kia rồi, liền khóc rống lên
rồi quay lại tìm lão già khi nãy thì không thấy tung tích đâu cả. Đi mấy bước nữa lại thấy Thôi Hiếu tự vẫn chết bên vệ đường, Ngột Truật lại
càng thê thảm hơn nữa.
Trở về dinh, mấy vị vương tử đến hỏi thăm, Ngột Truật sa nước mắt thuật lại việc Vương Khương bị rơi xuống nước chết đuối rồi.
Mấy vị Vương tử khuyên giải:
- Nó vô phận bạc phúc nên rủi ro như vậy xin vương huynh chớ có ưu sầu mà hao mòn quý thể.
Nhắc lại Khương Vương, khi con ngựa nhảy ùm xuống sông thì nổi lều phều trên mặt nước mà Ngột Truật không thấy là nhờ có thánh thần bảo hộ lấp che.
Khương Vương ngồi trên lưng ngựa cũng như ngồi trong đám sa mù không dám mở mắt ra chỉ nghe bên tai gió lướt qua ào ào.
Độ một canh giờ sau con ngựa đã vượt khỏi sông nhảy phóc lên bờ cất vó
chạy riết một hồi nữa. Khi tới chỗ đám rừng rậm, bỗng con ngựa nghiêng
mình trút Khương Vương xuống đất rồi chạy biến vào rừng mất dạng.
Khương Vương nhìn theo ngựa cất tiếng than:
- Thần mã ôi! Ngươi đã có lòng độ ta đến đây, sao ngươi chẳng ráng sức
thêm một vài dặm nữa, lại bỏ ta giữa chốn rừng sâu như vậy?
Khương
Vương than thở hồi lâu rồi thả bộ đi lần tới mé rừng, bỗng thấy có một
tòa cổ miếu phía trước có tấm biển đề năm chữ lớn bằng vàng. Khương
Vương lẩm nhẩm đọc:
- “Thôi Phù Quân thần miếu”.
Khương Vương
bước vào miếu lại thấy một con ngựa bằng đất hình dạng giống hệt con
ngựa chở mình đi khi nãy, mình mẩy lông lá đều ướt đẫm. Khương Vương
nghĩ thầm:
- Chẳng lẽ con ngựa này đã đưa ta qua sông được sao? Nghĩ đoạn liền cất tiếng nói:
- Con ngựa này bằng đất mà xuống nước lại không rã hay sao?
Vừa nói dứt lời, bỗng thấy con ngựa rã rời sụm xuống đất nát tan. Thấy thế
Khương Vương than thở chẳng cùng rồi bước tới giữa bàn thờ giơ tay lên
nói:
- Đội ơn thần hộ mạng đã độ ta qua sông Hiệp Giang. Ta là
Triệu Cấu Cửu điện hạ của Tống triều, nếu ta khôi phục được giang sơn
nhà Tống, ta sẽ cho người đến đây sửa sang ngôi miếu và tạc tượng bằng
vàng thờ phụng để tạ ơn.