Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 21 : Hồi thứ hai mươi mốt

Ngày đăng: 08:33 19/04/20


Chẳng biết vì sao đêm hôm ấy quan huyện Từ Châu Phong là Đô Khoan vùng

thức dậy trong lúc canh ba, mở cửa ra công đường. Bọn nha dịch vội vã

đốt đèn lên và chạy lăng xăng gọi nhau:



- Lão gia thăng đường!



Một tên thư lại lấy làm lạ bước đến bẩm:



- Giữa đêm khuya thế này mà lão gia thăng đường, chẳng biết có việc cần kíp lắm sao?



Đô Khoan đáp:



- Ta vừa chiêm bao thấy một vị thần xưng là Thôi Phủ Quân đến mách với ta rằng: nay có chân chúa ở tại miếu Thôi Phủ quân nằm ở bờ sông Hiệp

Giang và báo ta phải mau mau đến đó tiếp giá. Ngươi có biết miếu Thôi

Phủ quân ở đâu không?



Ngẫm nghĩ giây lâu, tên thư lại đáp:



-

Chỉ vì lão gia quá tâm niệm đến hoàng thượng nên mới sinh ra chiêm bao

như vậy, chứ ở đây con chưa hề nghe nói đến cái miếu ấy bao giờ?



Đô Khoan lại hỏi hết bọn nha dịch cũng không ai biết được nên rơi nước mắt nói:



- Nước mà không có vua thì bá tính đảo điên, biết liệu làm sao đây?



Rồi Đô Khoan gọi tên Môn Tử lên bảo:



- Hãy đem trà cho ta uống.



Môn Tử vâng dạ chạy xuống phòng trà thì đã thấy Thái Mậu đang cặm cụi đun nước pha trà, Môn Tử bảo:



- Kìa lão Thái, hãy pha trà nhanh lên cho lão gia uống.



Thái Mậu đáp:



- Có đây, nước đã gần sôi rồi. Ồ, sao hôm nay quan huyện lại thăng đường trong đem khuya thế này?



Môn Tử nói:



- Thật buồn cười, chỉ vì có một điềm chiêm bao mà tất cả đều mất ngủ.



Thái Mậu tò mò:



- Chiêm bao gì, ngươi có rõ không?



Môn tử vừa cười vừa nói:



- Ngài thấy cái ông Thôi Phủ Quân nào đó đến bảo ngài đi tiếp giá, nên

ngài đang hỏi thăm cái miếu Thôi Phủ Quân, nhưng cái miếu lạ lùng ấy ai

mà biết được? Bây giờ ngài khóc tức tưởi trên ấy mới lạ chứ.



Thái Mậu đáp:



- Miếu Thôi Phủ Quân thì ta biết nhưng xa giá ở đâu đó mà tiếp? Đó chỉ là chiêm bao mộng mị thôi.



Thái Mậu pha trà xong trao cho Môn Tử bưng lên và dặn:



- Ngươi lên trên ấy đừng bảo ta có biết miếu Thôi Phủ Quân mà mất công,

cứ việc làm thinh đem trà cho ngài uống để ngài ngủ phứt đi cho chúng ta nhờ.



Môn Tử bưng trà vừa đi vừa cười thầm. Lên đến công đường quan huyện thấy hắn cười chúm chím liền nạt lớn:



- Có việc gì mà cười hả? ngươi cười ta sao?



Môn Tử sợ hãi bẩm:



- Dạ con đâu dám cười ngài, chỉ vì lão Thái Mậu pha trà ấy biết cái miếu

ông Thôi Phủ Quân mà lại dặn con đừng nói với lão gia nên con thấy buốn

cười.



Đô Khoan xoe tròn đôi mắt:



- Mi bảo sao? Có phải mi bảo tên Thái Mậu biết cái miếu Thôi Phủ Quân không? Hãy gọi hắn lên đây mau.



Môn Tử chạy thẳng xuống bếp trách móc:



- Cũng tại ngươi làm cho ta tức cười mà sinh chuyện, tí nữa là bị đánh

đòn rồi. Bây giờ lão gia đòi ngươi lên bảo gì trên ấy, ngươi phải lên

nagy đi.



Thái Mậu nghe nói, trống ngực đập thình thịch vội ra công đường quỳ mọp. Đô Khoan quát:



- Tên khốn kia, ngươi đã biết miếu Thôi Phủ Quân sao ngươi lại dặn Môn Tử đừng nói cho ta biết?



Thái Mậu lễ phép đáp:



- Thưa lão gia, chẳng phải tôi không muốn nói song vì cái miếu ấy lâu đời hư hỏng cả rồi nên tôi không dám nói.



Đô Khoan cau mày:



- Ngươi lẩn thẩn quá. Ta muốn tìm cái miếu ấy thôi chứ có hỏi cái miếu tốt hay xấu đâu nào.



Thái Mậu lại nói:



- Quê quán tổ phụ tôi ở gần sông Hiệp Giang nên biết rõ cách Hiệp Giang

chừng năm dặm có một cái miếu Thôi Phủ Quân nhưng đã lâu đời hư nát, tôi chỉ sợ trong thành này có cái miếu Thôi Phủ Quân nào khác nên tôi không dám nói. Sáng mai lão gia tra hỏi khắp nơi thì rõ.



Đô Khoan nói:



- Thần minh mách bảo với ta rằng: chân chúa dưới sông lánh nạn lên, nên y phục còn ướt, nay cái miếu mi nói lại gần sông thì chắc là đúng đấy.

Hãy bảo thắng ngựa đốt đèn lên và dẫn ta đến đó ngay lập tức.



Quan

huyện lại sai Môn Tử lấy ra một bộ y phục cùng giày mũ đem theo rồi cùng Thái Mậu ra khỏi thành nhắm hướng Hiệp Giang thẳng tới.



Đi được hồi lâu, Thái Mậu chỉ vào đám rừng nói:



- Miếu Thôi Phủ Quân gần mé rừng này đây.


năm nay phát đạt lắm, thế mà túng thiếu vẫn hoàn túng thiếu cho nên ta

thắc mắc đó thôi.



Lý thị khuyên:



- Thời vận chưa đến thì đành phải đợi vậy, thiếp nghĩ rằng rồng cũng phải có lúc gặp mây chứ.



Nhạc Phi cười khẩy:



- Phải đợi đến bao giờ mới gặp mây?



Vợ chồng đang chuyện vãn, bỗng thấy bà An Nhân bước vào, vợ chồng vội đứng dậy nghênh tiếp. Bà nhìn Nhạc Phi bảo:



- Thời vận chưa đến phải sao chịu vậy, sao con lại trách vợ con?



Nhạc Phi quỳ thưa:



- Chỉ vì con thấy trong sách đoán số dạy không đúng nên con trách là trách thầy tướng chớ nào con có trách vợ con đâu?



Vừa nói đến đây bỗng thấy Nhạc Vân (con Nhạc Phi) đi học vừa về, bước vào

phòng thấy cha mình đang quỳ cũng vội để sách vở bước lại quỳ một bên.

Quả là hiếu thuận lại sinh con hiếu thuận, hễ cha có hiếu thì sinh con

cũng vậy thôi.



Bà An Nhân thấy cháu mới lên bảy tuổi mà quỳ dưới đất nên vội xua tay bảo:



- Cháu hãy đứng dậy.



Nhạc Vân nói:



- Cha cháu đứng dậy thì cháu mới dám đứng dậy.



Khi bà An Nhân dắt dâu và cháu đi rồi, Nhạc Phi ngồi một mình suy nghĩ:



- “Xưa ân sư ta thường căn dặn không nên bỏ trễ việc luyện tập võ nghệ,

vậy hôm nay rảnh rang, ta đem thương ngựa ra phía sau tập luyện cho

khuây lãng”.



Nghĩ rồi lấy thương, thắng ngựa ra khoảng đất trống

phía sau nhà nhưng chưa kịp thao diễn, chợt thấy mấy người em kết nghĩa

nai nịt hẳn hoi dắt ngựa tới, nói nói cười cười ra vẻ hân hoan lắm.



Nhạc Phi thấy vậy than thầm:



- Đã bao phen ta khuyên chư đệ không nên làm càn, của phi nghĩa chẳng nên dùng, chẳng biết họ có nghe lời ta không mà hôm nay chúng lại kéo nhau

đi đâu vậy?



Nhạc Phi lên tiếng hỏi:



- Mấy chư đệ đi đâu đó?



Cả bọn nín thinh, giây lâu Ngưu Cao mới đáp:



- Thưa đại huynh, túng khổ đói khát quá anh em tôi chịu đã hết nổi nên phải đi kiếm ăn.



Nhạc Phi nghe vậy lấy làm đau đớn trong lòng, bèn khuyên nhủ:



- Ngày xưa ông Khương Tiết Thiện tiên sinh có dạy: hễ người chánh trực

không bao giờ có lòng tà, thì coi như luôn luôn được dư giả!



Vương Quới nghe vậy vội ngắt lời nói:



- Đại huynh dạy vậy thật là phải nhưng anh em chúng tôi mấy ngày rầy cơm

không có đủ ăn, áo không có đủ mặc. Nếu cứ nghe lời vàng ngọc ấy mãi thì chắc chắn không thể sống nổi.



Nhạc Phi lại nói:



- Nếu các

hiền đệ chẳng chịu nghe lời ta đi làm điều bất chính thì chuyến này dù

được giàu có xin đừng ngó đến Nhạc Phi này làm gì, bằng có bị bắt cũng

đừng ngó đến tên Nhạc Phi này mà khổ lây nhé.



Nói đến đây chàng cắm cây thương trên tay xuống đất rạch một đường đất sâu và nói:



- Mấy hiền đệ không nghe ta thì từ nay xin cắt đất để dứt tình huynh đệ vậy, rồi ai lo phần nấy chớ nên nhìn nhau nữa.



Cả bọn vẫn không hề nao lòng, càng nói:



- Ồ, hơi đâu mà nghe lời bậc thánh hiền ấy, bây giờ chúng ta lo chuyện cần kíp để no cái bụng đã rồi nói chuyện sau.



Nói rồi, nhảy phóc lên ngựa chạy đi mất hút.



Nhạc Phi thấy mấy người em kết nghĩa không nghe lời mình, buồn bã vô cùng,

hai hàng nước mắt tự nhiên tuôn trào không ngớt, không còn lòng nào ở đó luyện tập được nữa.



Nhạc Phi dắt ngựa trở về vào thư phòng nằm khóc tức tưởi, bà An Nhân thấy vậy mắng:



- Mi quả là đứa con bất hiếu. Lúc nãy ta có mấy lời khuyên nhủ mi chẳng

lẽ mi đem lòng oán trách ta sao? Nếu không, tại sao mi khóc tức tưởi như vậy?



Nhạc Phi quỳ lạy thưa:



- Thưa mẹ, con đâu dám oán trách

mẹ? chẳng qua mấy đứa em kết nghĩa của con chẳng chịu nghe lời con cứ

việc đi làm điều không phải mà con khuyên nhủ không được nên buộc lòng

rạch đất dứt nghĩa kim bằng, nhưng lòng con không nỡ nên buồn lòng khóc

đó thôi.



Bà An Nhân lại khuyên:



- Mỗi người đều có một chí

hướng riêng, con lấy tình bạn khuyên nhủ nếu anh em không nghe thì thôi, việc gì phải khóc lóc làm gì cho mệt.



Bà An Nhân đang dạy con,

bỗng nghe có tiếng gõ cửa, Nhạc Phi thưa với mẹ tạm lui vào nhà trong

còn mình bước ra mở cửa ngõ. Ngoài cổng có một người từ từ bước vào để

gói xuống thở hổn hển.



Nhạc Phi nhìn kỹ thì người ấy trạc độ đôi mươi, mặc áo, đội mũ thường, đi giày da. Có lẽ chàng chưa gặp người này bao giờ.