Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 3 : Hồi thứ ba

Ngày đăng: 08:32 19/04/20


Nhạc Phi gánh hai giỏ đầy ắp củi về nhà nhưng vừa bước vào nhà đã thấy bà An Nhân nghiêm sắc mặt, trách mắng:



- Mẹ bảo con đi đốn củi chứ mẹ có bảo con đi đánh nhau với người ta đâu?

Để cho người ta đến nhà mách với mẹ thì xấu hổ cho nhà ta biết bao

nhiêu? Con lại đi hái củi khô thế này tất nhiên phải leo trèo, rủi ro

trượt chân té ngã chết đi thì biết lấy ai nuôi mẹ trong lúc tuổi già xế

bóng này?



Nhạc Phi thấy mẹ giận dữ, vội quì lạy, thưa:



- Con mới lỡ lần đầu tiên, mong mẹ tha thứ cho, con nguyện ngày mai sẽ không hái củi khô nữa.



Bà An Nhân thấy con mình biết hối lỗi rất cảm thương vội bước tới đỡ dậy và an ủi:



- Thôi ngày mai con cũng khỏi phải đi đốn củi nữa, vừa rồi mẹ tìm được vài bộ sách, để ngày mai mẹ bắt đầu dạy con.



Thế rồi qua ngày hôm sau bà An Nhân đem sách ra giảng dạy cho con. Nhạc Phi vốn có tư chất thông minh nên bài nào cũng chỉ đọc qua vài lần là thuộc làu ngay.



Bà An Nhân còn cố dành dụm tiền nong đưa cho Nhạc Phi

bảo đi ra chợ mua giấy về tập viết, nhưng Nhạc Phi sợ tốn tiền vội tỏ

lời từ chối:



- Thưa mẹ, con đã có giấy mực sẵn sàng để tập viết rồi xin mẹ chớ lo.



Bà mẹ lấy làm lạ không biết con mình tìm đâu ra giấy mực nhưng bà cũng làm thinh để xem sao, thì thấy Nhạc Phi lấy khay đem xuống mé sông xúc cát

đem về, đoạn bẻ một nhành dương liễu mang vào thưa với mẹ:



- Thưa mẹ, đây không phải giấy mực để tập viết là gì? Đã khỏi tốn tiền mà lại dùng không bao giờ hết có hơn không?



Bà An Nhân mừng rỡ khen con mình sáng ý, hèn bảo:



- Thế thì hay lắm, mẹ khá khen cho con đấy.



Rồi bà cầm tay con tập viết, chẳng bao lâu Nhạc Phi viết thạo. Từ đó Nhạc

Phi cứ ở nhà chăm lo học tập không một giây phút nào xao lãng.



Lại

nói đến chuyện con Vương Viên ngoại là Vương Quới mới lên sáu tuổi mà

khí lực mạnh mẽ khác thường. Một hôm cậu đi cùng tên gia đinh Vương An

ra sau vườn chơi, khi đến chỗ Bá Huê đình chợt thấy trên ghế có một bàn

cờ, cậu hỏi Vương An?



- Cái gì đây mà trên mặt mỗi cái đều có mỗi chữ vậy?



Vương An giải thích:



- Đây chính là cờ tướng dùng cho hai người đấu trí với nhau để tiêu

khiển, trong cuộc chơi này sẽ có kẻ thắng, người bại, một cuộc chơi cao

thượng và vui thú nhất trần đời:



Vương Quới lại hỏi:



- Ăn thua bằng cách nào?



Vương An mỉm cười bảo:



- Việc ăn thua rất đơn giản, nghĩa là hễ bên nào giết được tưởng bên kia

là kẻ ấy thắng, ngược lại bên nào bị mất tướng tức là bên ấy thua.



Vương Quới ngẫm nghĩ giây lát rồi bảo:



- Vậy thì có khó chi đâu. Ta với ngươi hãy thử chơi một bàn xem sao.



Vương An gật đầu rồi bắt đầu sắp lại vị trí các.quân cờ, đoạn giao cho Vương Quới cầm quân đỏ còn hắn thì cầm quân đen.



Vương An nói:



- Cậu hãy đi trước đi.



Vương Quới ra vẻ suy nghĩ rồi cười ha hả bảo:



- Nếu ta đi trước thì ngươi phải thua rồi.



Vương An lấy làm lạ:



- Sao tôi lại thua?



Vương Quới bèn cầm ông tướng của mình ăn phắt ông tướng của Vương An đi rồi nói lớn:



- Thế không phải ngươi thua rồi sao?



Vương An cười xoà đáp:



- Đánh cờ gì mà lạ lùng vậy? Thôi để tôi dạy cách đánh cho.



Vương Quới ngắt lời quát:



- Thế ngươi khinh ta không biết đánh cờ sao?



Dứt lời, Vương Quới xách luôn bàn cờ vụt lên đầu Vương An.



Bị cú đánh bất ngờ nên Vương An không kịp đề phòng, cạnh bàn cờ đập vào

đầu bể một miếng da, máu tuôn lai láng, Vương An ôm đầu vừa chạy vừa kêu trời, còn Vương Quới vẫn không hết giận, ra sức rượt theo.



Vương An chạy đến hậu đường, Vương Viên ngoại biết chuyện cả giận trỏ vào mặt con, quát mắng:



- Tên súc sinh kia, sao mi còn nhỏ mà tính tình lung hăng đến thế?



Vừa nói, ông ta đánh Vương Quới hai tát tai nẩy lửa, cậu vội vã chạy vào phòng mếu máo nói với mẹ.



- Mẹ ơi, cha đánh con gần chết đây này!



Bà Viện Quân thấy vậy vội bảo gia đinh đem bánh tới cho con ăn rồi dỗ dành lắm Vương Quới mới nín. Kế thấy Vương Viên ngoại hầm hầm sắc giận chạy

thẳng vào phòng, bà Viện Quân bênh con vội đứng cản trước cửa phòng,

Viên ngoại trợn mắt hét lớn:



- Thằng nghiệt súc ấy chạy đi đâu rồi?



Bà Viên ngoại quá thương xót thằng bé bị đánh nên nắm ngay vạt áo chồng khóc lóc:



- Lâu nay ông than thở không có con trai nối dõi tông đường, may nhờ bà

An Nhân khuyên bảo tôi đi tìm vợ bé cho ông mới sinh được một mụn con,

thế mà nay ông nỡ lòng nào muốn giết chết con đi sao? Như ông muốn giết

nó, xin hãy giết chết tôi trước đã.



Vừa khóc, bà ta vừa liều lĩnh

ngã nhào vào mình Vương Viên ngoại. Bọn đày tớ gái phải xúm lại đỡ bà

dậy dìu thẳng vàn phòng khuyên giải.



Còn Vương Minh thì không nguôi cơn giận, ông ta hằn học:



- Đúng là con hư tại mẹ, ngày sau nó không ra gì là tại mụ đó thôi.



Dứt lời ông ta hờn dối bỏ ra nhà ngoài trong lòng hậm hực không yên, bỗng thấy tên gia đinh vào báo:



- Dạ có Trương Viên ngoại đến thăm, hiện người còn đứng nhà ngoài.



Vương Minh phất tay ra hiệu bảo:



- Hãy mời tiên sinh vào.



Trương Viên ngoại bước vào thấy nét mặt bạn mình hơi buồn vội hỏi:



- Nếu tôi đoán không lầm thì chắc hiền đệ có việc chi bất bình, nên khí sắc không vui phải không?



Vương Minh gật đầu đáp:


nhưng chàng đã lanh lẹ tránh khỏi, với tay nắm lấy đuôi rắn chàng toan

vụt một cái, nhưng lạ thay, Nhạc Phi xem kỹ lại thì trong tay cái đuôi

rắn biến đâu mất mà chỉ có một cây thương láng bóng, trên cán có chạm

một hàng chữ "Lịch Tuyền Thần Mâu".



Nhạc Phi mừng rỡ khôn xiết,

chàng xách chén cầm thương chạy thẳng về am. Kể lại mọi chuyện cho Châu

Đồng nghe, ai nấy đều mừng rỡ. Trưởng Lão Chí Minh nói:



- Cây

thương "Lịch Tuyền thần mâu" này là vật báu của thần linh nay đã về tay

lệnh lang ắt sau này sẽ được đăng đài bái tướng đấy chứ chẳng chơi đâu.



Ngừng giây lát, trưởng lão nói:



- Sẵn đây tôi có cuốn sách

binh thư bí truyền trong đó có truyền đầy đủ thương pháp và cách bày

binh bố trận nữa, nhưng sách này chỉ người nào có binh khí thần linh

mới có thể dùng được, nay lệnh lang đã có duyên như vậy tôi xin trao

sách ấy cho, hãy xem trong ấy cố mà luyện tập, bây giờ tôi phải trở về ở tại Ngũ Đài sơn, chắc có lẽ khó mà gặp mặt nhau được. Chí Minh trưởng

lão nói, hai mươi năm về sau, học trò tôi là Đạo Duyệt sẽ đến tại Kim

Sơn để gặp lệnh lang, mong lang hãy nhớ lời tôi dặn và xin cáo biệt ngay đây.



Châu Đồng nói:



Nói vậy thì tôi làm lỗi với tiên sinh rồi.



Trưởng lão nói:



- Không phải, đó là do nơi tiền định có tội gì đến ngài đâu?



Nói đoạn Chí Minh trưởng lão vào phòng lấy cuốn binh thư giao cho Châu

Đồng, rồi Châu Đồng giao cho Nhạc Phi cất giữ. Thầy trò từ biệt xuống

núi về nhà.



Sáng hôm sau, Châu Đồng hỏi Thang Hoài:



- Ngươi muốn học môn gì?



Thang Hoài đáp:



- Con thấy Nhạc huynh múa thương tốt lắm, nên con cũng muốn học thương.



Thế là Châu Đồng dạy thương pháp cho Thang Hoài. Còn Trương Hiển lại bảo:



- Thương thì tốt lắm, nhưng con lại muốn sử dụng thứ vũ khí gì đã đâm lại móc lại được nữa cơ. Vũ khí ấy chính là câu liêm thương đây, để ta vẽ

kiểu cho con đến thợ rèn đặt làm một cái đem về ta dạy cho.



Vương Quới lại bảo:



- Thưa thày, con chỉ muốn sử dụng cây đại đao thôi vì đại đao chém chết được nhiều mạng hơn.



Châu Đồng biết Vương Quới là kẻ dũng phu nên cười thầm và nói:



- Được nếu con thích đại đao thì thầy sẽ dạy cho.



Từ đó về sau hễ hai ngày học văn thì một ngày luyện võ. ông Châu Đồng

trước kia là người làm đến chức Đầu mục, cai quản tám mươi ngàn cấm quân tại Đông Kinh nên võ nghệ cao cường, ông đã từng dạy người học trò xuất chúng tên là Lưu Tuấn Nghĩa, nay lại có Nhạc Phi tuổi còn nhỏ mà có sức mạnh phi thường, ông ta vô cùng hoan hỉ, đem hết mười tám môn võ nghệ

truyền đạt cho Nhạc Phi, nếu so sánh với hai người học trò trước kia,

Nhạc Phi còn hơn gấp bội.



Một hôm Vương Viên ngoại cùng Châu Tiên sinh đi dạo chơi giải buồn, bỗng có lý trưởng sở tại đến ra mắt và thưa:



- Huyện đường ta sắp có cuộc khảo thi võ nghệ, tôi cũng muốn hiển vinh

cho làng xóm nên đã đem tên bốn vị tiểu tướng công đến đăng vào xin ứng

thí, vậy nay bổn chức xin tin cho chư vị biết để sắm sửa vào ngày rằm

tháng này tựu trường.



Vương Minh cau mày nhìn lý trưởng bảo:



- Ông muốn đem con cháu chúng tôi ra ứng thí, ít ra cũng phải cho chúng

tôi biết trước đã chớ, phỏng như chúng nó chưa đủ tư cách ra thí võ với

người thì sao?



Châu Đồng xen vào nói:



- Chẳng hề chi đâu, tôi

xét ra ông lý đây làm như vậy là tốt bụng và thịnh tình, tuy đồ đệ tôi

còn nhỏ tuổi, nhưng trò nào cũng đủ tư cách ra tỷ thí với người cả rồi.



Châu Đồng lại căn dặn ba ông Viên ngoại về sắm sửa cho con mình đi thi võ. Hôm sau về trường, lại gọi các trò đến bảo:



- Các con hãy chuẩn bị áo quần tử tế và mang theo vũ khí sở trường đúng ngày rằm tháng này, đến trường thi võ đấy nhé!



Vương Quới, Thang Hoài, Trương Hiển vâng lời vội trở về nhà ngay, Châu Đồng

lại bảo Nhạc Phi về thưa với thân mẫu sắm sửa đồ đạc lên đường.



Nhạc Phi thưa:



- Chắc khoa này con không đi được, xin hẹn lại khoa khác.



Châu Đồng ngạc nhiên:



- Tại sao vậy?



- Thưa gia gia, riêng phận con nghèo nàn rách rưới lấy chi sắm được ngựa

và áo quần để đi với người ta? Vì vậy con xin chờ khoá sau thì hơn.



Châu Đồng suy nghĩ giây lâu, gọi Nhạc Phi bảo:



- Thôi con hãy vào phòng lấy chiếc áo Tố Bạch của ta đem về thưa cùng

lệnh đường sửa chữa lại cho vừa mà mặc. Con nhớ lấy cả dây Hồng Lan nữa

nhé. Còn ngựa thì không lo gì, con cứ việc lấy con ngựa của ta mà dùng.



Nhạc Phi bước vào phòng lãnh áo rồi bước ra lạy tạ trở về nhà thưa lại với mẹ. Bà An Nhân vui mừng khôn xiết.



Hôm sau, Châu Đồng đang ngồi xem sách bỗng nghe phía trước có tiếng động,

vội nhìn ra thì thấy Thang Hoài đến. Anh ta xúng xính trong bộ quần áo

mới cưỡi con ngựa ô, lưng đeo cung tiễn trông oai vệ lắm. Chàng lạy thầy một lạy và thưa:



- Xin thầy xem con ăn mặc thế này đi ứng thí với người ta có được không?



Châu Đồng gật đầu khen ngợi, rồi Vương Quới và Trương Hiển cũng lần lượt đến làm lễ thầy, người nào cũng nai nịt chỉnh tề, lưng đeo cung tiễn trông

ra dáng con nhà võ lắm.



Châu Đồng bảo:



- Ba trò hãy về thưa

lại với phụ thân, đến ngày ấy cứ việc tự nhiên đến trường thi, đừng đợi

ta làm gì, miễn khi đến tỉnh thành, chúng tạ gặp mặt nhau là đủ rồi.



Ba trò vừa bái tạ ra về thì Nhạc Phi đến, ông Châu Đồng vỗ vai chàng bảo:



- Ngày mai ta sẽ sang dùng cơm bên nhà con rồi cùng đi luôn.



Nhạc Phi lấy làm ái ngại:



- Nhà con nghèo nàn biết lấy chi đãi gia gia cho xứng đáng!



- Con chớ nên ngại việc ấy, chúng ta đã kết tình phụ tử thì có gì dùng nấy mới thân mật chứ.



Nhạc Phi về thưa lại với mẹ, rồi sáng hôm sau, khi cơm nước xong xuôi, Châu

Đồng cùng Nhạc Phi dắt nhau xuống tỉnh thành. Nơi đây thiên hạ đông đảo, nhan nhản những phòng trà quán rượu có đủ hạng người, náo nhiệt và vui

vẻ vô chừng. Cha con Nhạc Phi ghé vào tiệm uống trà nghỉ mát, còn ba ông Viên ngoại là người giàu có, nên vào ngay tửu lầu gọi những thức ăn cao lương mỹ vị thết đãi bạn bè đồng thời cho người đi tìm Châu Đồng và

Nhạc Phi.