Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 39 : Hồi thứ ba mươi chín

Ngày đăng: 08:33 19/04/20


Một người một ngựa vừa đến trước dinh Hồ Hãn, Ngưu Cao đã hét như sấm:



- Hãy chừa đường cho ông qua thì khỏi chết!



Vừa hét vừa vung cặp giản đánh thẳng vào dinh Phiên. quân Phiên kinh hãi vội chạy đi phi báo cho Hồ Hãn. Hồ Hãn hỏi:



- Nó là thằng nào mà hung hãn vậy. Quân lính thưa: Hắn chính là tướng

tiên phong của Nhạc Phi tên gọi Ngưu Cao. Hồ Hãn cả giận xách cây lưu

kim côn lên ngựa xốc ra.



Vừa gặp Ngưu Cao đã bị Ngưu Cao đánh tiếp bảy tám giản một lượt, Hồ Hãn ngăn đỡ không nổi phải quay ngựa chạy dài.



Thế là Ngưu Cao thoát ra khỏi dinh Phiên một cách dễ dàng nhằm Tương Châu phi ngựa như bay biến.



Hồ Hãn sai quân chôn cất các tử thi rồi sai người đi thôi thúc các vương đệ kéo đến Ngưu Đầu sơn cho mau để trợ lực.



Hôm ấy, Nhạc Nguyên soái vừa mới thăng trướng, bỗng có quân thám tử vào báo:



Phía dưới chân núi có thêm một đạo quân Phiên nữa kéo đến.



Cứ như vậy quân thám tử tiếp tục báo đến bốn năm lượt Nhạc Nguyên soái nghe tin quân Phiên kéo đến quá đông, nghĩ thầm:



Tuy Ngưu Cao thoát ra khỏi dinh Phiên được rồi, song đến lúc chở lương về thật khó mà vào đây được.



Càng nghĩ trong lòng càng buồn bực, không vui.



Nhắc việc Ngưu Cao ra khỏi dinh Phiên rồi, ngày đêm đi không nghỉ thẳng đến

Tương Châu đến dinh Tiết Đạt sứ đứng ngoài viên môn kêu lớn:



- Quân lính đâu? Hãy đi thông báo cho lão gia bay mau lên.



Vừa nói vừa lấy giản đánh trống ầm ầm, vì cây giản quá nặng nên mấy cái trống đều thủng nát.



Quân sĩ vào phi báo, quan Tiết Đạt sứ là Lưu Quan Thế cho mời Ngưu Cao vào ra mắt. Ngưu Cao vào đại đường quỳ xuống nói:



- Đại nhân hãy xem văn thư cho mau.



Lưu Quan Thế xem văn thư xong nói:



- Hạn kỳ bốn ngày nữa nay mới hơn ba bữa có hề chi đâu tướng quân lại gấp lắm vậy? Hãy vào trong dùng cơm đã.



Ngưu Cao nói:



- Ăn cơm thì ăn, song lương thảo là việc cần kíp, thế nào sáng sớm cũng phải có để giải đi.



Lưu Quan Thế đáp:



- Đó là việc đại sự của triều đình, ta dám đâu trễ nải.



Nói rồi truyền quân sắm sửa lương thảo cho sẵn sàng, lại điểm ba ngàn binh theo hộ tống.



Đêm ấy Lưu Quan Thế lo kiểm điểm lương thảo và binh mã nên không ngủ được, trời vừa rạng sáng đã thấy Ngưu Cao vào thôi thúc.



Lưu gia nói:



- Quân lương đã đủ rồi, ta xin gửi một đạo bổn chương và một phong thư cho Nguyên soái xin tướng quân vui lòng mang về giùm.



Ngưu Cao thâu lãnh rồi từ biệt Lưu gia lên ngựa ra đi Giữa đường rủi gặp

trận mưa lớn, Ngưu Cao muốn tìm chỗ trú mưa, thoáng thấy phía trước có

ngôi chùa bốn vách tường màu đỏ, chàng đoán chắc là ngôi miếu võ gì đây

nên hối thúc quân đến đó cho mau để trú mưa.



Ngờ đâu khi đến nơi thì không phải đền miếu mà là một tòa vương phủ.



Ngưu Cao cũng mặc kệ cứ việc sai quân đẩy xe lương vào trú mưa.



Nguyên vương phủ này là của một người thuộc dòng họ Nhữ Nam Vương Trịnh ân,

tên là Trịnh Hoài, mình cao một trượng, tay dùng cây thiết côn sức mạnh

vô cùng rất giỏi nghề đánh bộ.



Lúc ấy gia tướng chạy vào báo:



- Không biết binh mã ở đâu lại đẩy xe lương vào trước điện la ó om sòm, nên tôi phải vào đây bẩm lại.



Trịnh Hoài nói:



- Kẻ nào lại ngang tàng như vậy? Chỗ này là chỗ tiên Vương ngự tứ, ai lại dám cả gan đến quấy rầy?



Nói rồi xách cây côn chạy ra trước điện nạt lớn:



- Loài gian tặc ở đâu dám đến đây nạp mạng?



Ngưu Cao thấy Trịnh Hoài tướng mạo dữ dằn tưởng là tên bất lương định cướp

lương thảo nên chẳng thèm hỏi căn do chi cả cứ việc vung giản xốc vào

đánh, Trịnh Hoài cũng vung côn đón đỡ.



Đánh chưa được bốn hiệp Trịnh Hoài đã hất văng song giản của Ngưu Cao ra bắt sống, hô quân sĩ trói lại rồi nạt to:



- Mi là thằng ăn cướp ở xứ nào lại dám đến chỗ Vương Điện tung hoành như thế?



Ngưu Cao mắng lại:



- Sao ngươi dám mắng ta là quân ăn cướp? Ngươi quả là kẻ đui mù đến nỗi

không thấy cờ hiệu trên xe lương của ta. Ta đây chính là Ngưu Cao vâng

lệnh Nhạc Nguyên soái đi vận lương đem lên Ngưu Đầu sơn bảo giá. Lỡ

đường gặp mưa nên phải ghé vào đây trú mưa, ngươi cả gan dám bắt ta thì

có phải là tội đáng lăng trì hay không?



Trịnh Hoài giật nẩy người nói:



- Té ra Ngưu tướng quân, sao lại không nói sớm cho ta biết?


Quan Bình chương thấy vậy cũng tức cười, bèn vào trong bẩm:



- Nay có Ngưu Nam man đến hạ chiến thư.



Ngột Truật bảo:



- Hãy gọi nó vào đây.



Bình Chương trở ra nhìn vào mặt Ngưu Cao, bảo:



- Chúa công ta cho gọi ngươi vào.



Ngưu Cao trợn mắt quát mắng:



- Quân vô lại, sao không mời ta lại nói cho gọi? Thiệt là vô lễ quá.



Nói rồi xuống ngựa xăm xăm đi thẳng vào trướng. Những kẻ hầu hạ thấy Ngưu

Cao mặt mũi như vậy mà mặc quan văn ai nấy đều che miệng cười thầm.



Ngưu Cao vào đến nơi ngước mặt nhìn Ngột Truật bảo:



- Hãy xuống đây làm lễ với ta.



Ngột Truật cả giận nói:



- Ta là Kim trào Hoàng tử lại là Xương Bình Vương, lý ra ngươi đến trước

mặt ta phải làm cho trọn lễ, sao lại bảo ta xuống làm lễ với ngươi?



Ngưu Cao nói:



- Ngươi nói gì Xương Bình Vương? Ta đây cũng đã từng làm Công Đạo Đại

vương, có thua kém chi ngươi. Nay ta trên là vâng lệnh Thiên tử, dưới là vâng lệnh Nhạc Nguyên soái đến đây hạ chiến thư. Vả lại người xưa có

nói, hễ là thượng bang khanh tướng thì bằng hạ quốc Vương hầu, học trò

của nước lớn là đại phu của nước nhỏ, ta đây đường đường một vị sứ thần

của Thiên tử, lẽ ra phải lấy lễ tân chủ mà đãi nhau có đâu ta lại phải

quỵ lụy ngươi?



Ngừng một lát, Ngưu Cao lại tiếp:



- Ta đây là Ngưu Cao không phải như bọn tham sống sợ chết, nếu ta sợ chết ta đã không dám đến đây.



Ngột Truật suy nghĩ mấy lời thấm thía của Ngưu Cao rồi gật đầu nói:



- Nếu vậy thì lỗi tại ta chưa thấy được kẻ anh hùng đang đứng trước mặt. Thôi để ta xuống làm lễ với ngươi.



Ngưu Cao cười ha hả nói:



- Ha, ha... Thế mới đáng mặt anh hùng hảo hán. Hôm nào có đánh nhau tại

giữa chiến trường, ta đánh với ngươi mới là xứng đáng.



Ngột Truật bước xuống đứng trước mặt Ngưu Cao, nói:



- Ngưu tướng quân, tôi xin làm lễ.



Ngưu Cao cũng nói:



- Lang chúa, tôi xin làm lễ.



Hai đàng làm lễ với nhau xong rồi, Ngột Truật hỏi:



- Chẳng hay tướng quân đến đây có việc chi?



Ngưu Cao đáp gọn:



- Tôi vâng lệnh Nguyên soái đến đây hạ chiến thư.



Vừa nói vừa trao thư ra, Ngột Truật cũng đưa hai tay tiếp lấy xem rồi lật qua phía sau phê hẹn ba ngày giao chiến.



Phê xong giao thư lại cho Ngưu Cao. Ngưu Cao lại nói:



- Tôi đến đây nếu đãi khách chưa trọn lễ, nghĩa là chưa đãi một bữa không dễ gì tôi ra về đâu.



Ngột Truật gật đầu:



- Đúng đấy, đó là lẽ phải có vậy.



Rồi sai bọn Bình chương mời Ngưu Cao qua phía tả dọn việc thết đãi. Ngưu Cao uống say sưa rồi mới từ tạ Ngột Truật ra về.



Khi về đến Ngưu Đầu sơn, anh em trông thấy đều mừng rỡ dắt nhau ra nghênh tiếp và nói:



- Ngưu đệ chịu cực khổ quá.



Ngưu Cao nói:



- Có cực khổ gì đâu, nó mời tôi ăn cơm uống rượu, nhưng ăn no cơm không được, chỉ uống chơi ít chén rượu rồi mới về đây.



Nói rồi cùng dắt nhau vào đại dinh, Nhạc Nguyên soái nghe báo cả mừng vội truyền cho vào.



Ngưu Cao vào trướng làm lễ rồi dâng bức thư phúc đáp lên. Nhạc Nguyên soái

sai quan chánh tư ghi công cho Ngưu Cao rồi bảo về dinh an nghỉ.



Sáng hôm sau, Nhạc Nguyên soái thăng trướng, chư tướng làm lễ xong xuôi, Nhạc Nguyên soái nói:



- Lần này bổn soái xuất đại binh đánh một trận sống mái với quân Phiên.

Trước lúc xuất quân, sẽ làm lễ tế cờ Nay bổn soái giao cho Tướng quân

Vương Quới một cây lệnh tiễn, phải lập tức xuống núi vào dinh Phiên bắt

một con lợn đem về làm lễ. Nói rồi lại quay sang Ngưu Cao, nói: "Bổn

soái cũng giao cho Ngưu tướng quân một cây lệnh tiễn nữa. Tướng quân hãy xuống dinh Phiên bắt cho được một con dê đem về đây tế cờ".



Hai tướng Vương Quới, Ngưu Cao vâng lệnh lên ngựa phóng thẳng xuống núi.