Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 41 : Hồi thứ bốn mươi mốt

Ngày đăng: 08:33 19/04/20


Quân sư Hấp Mê Xi nói:



Nhạc Phi là kẻ đa mưu túc trí, vũ dũng phi

thường, muốn bắt được hắn ở ngoài trận .địa quả là khó. Vì vậy muốn bắt

Nhạc Phi phải có kế thần diệu mới được. Tôi nghe Nhạc Phi ở với mẹ nó

chí hiếu, tôi còn biết rõ mẹ hắn là An Nhân cùng gia quyến ở tại huyện

Thang âm, nay ta thừa cơ hội sai người đến bắt hết gia quyến của hắn đem về đây rồi cho hắn hay, thì có lo chi mà hắn chẳng đầu hàng. ấy là kế

bắt sống. Còn muốn cho hắn chết thì bắt hết gia quyến hắn đem về Kim

quốc, hắn sẽ rầu rĩ mà chết!



Ngột Truật hết sức mừng rỡ khen là

diệu kế, vội sai Nguyên soái Tiết Lý Hoa Báo và nha tướng là Trương

Triệu Nô dẫn năm ngàn binh mã giả làm binh Cần Vương, lén qua sông Hoàng Hà rồi đi qua huyện Thang âm bắt hết gia quyến Nhạc Phi, song phải bắt

sống chứ không được giết nại. Hai người vâng lệnh đi ngay.



Lúc này

nhà cửa của Nhạc Nguyên soái tại huyện Thang âm đã lập thành phủ đệ rất

nguy nga, trong phủ có đến vài trăm gia nhân, công tử lớn là Nhạc Vân đã được mười hai tuổi, khôi ngô tuấn tú, tướng mạo oai hùng. Thái Thái mời thầy về dạy nhưng Nhạc Vân quá thông minh, hễ thầy nói một thì biết

hai, nên thầy chỉ dạy được một thời gian rồi xin kiếu từ, phải đi mời

thầy khác. Thầy văn cũng như thầy võ, chỉ có thể dạy trong thời gian

ngắn rồi không còn dạy được nữa. Về sau Nhạc Vân một mình ở chốn thư

phòng lấy sách của cha mình ra tự học, chẳng bao lâu binh thư, chiến

pháp đều thuộc làu. Vả lại chàng thừa hưởng sức mạnh của cha, nên mới

mười hai tuổi mà sức vóc như một chàng trai cường tráng, sức khỏe hơn

người, ngày ngày thường dượt thương, múa bổng, lại sai gia tướng đóng

một bộ khôi giáp rất tốt, trong nhà sắm đủ cung tên, thương, ngựa,

thường hay dắt gia tướng lên rừng săn bắn, có khi lại đến giáo trường

xem Lưu Đô Viện luyện binh để học tập Thái Thái xem chàng như ngọc ngà

châu báu, còn Lý phu nhân thì không thể ngăn chàng được.



Hôm ấy

trời nóng bức, Nhạc Vân xin phép mẹ dắt mấy đứa gia nhân cưỡi ngựa ra

khỏi thành đi đến rừng liễu gần mé sông để dạo mát, ngờ đâu trời bỗng

kéo đầy mây đen nghịt, sấm sét bủa giăng, gia nhân vội kêu Nhạc Vân bảo:



- Chúng tôi xem trời sắp mưa lớn lắm, công tử phải tìm nơi trú ẩn mới được.



Nhạc Vân đưa mắt nhìn bấn phía không thấy nhà cửa chi cả, trời lại đổ mưa

như trút, quần áo ướt sướt mướt không biết làm sao, đành phải giục ngựa

đi dầm ngoài mưa gió.



Đi được vài dậm chợt thấy một tòa miếu cổ, ba thầy trò xuống ngựa dắt nhau vào. Sau khi cột ngựa xong, cả ba cởi áo

ra vắt phơi tại lan can. Trời mưa mỗi lúc một tràng hạt, Nhạc Vân ngồi

trước bàn thờ thần, đôi mắt lim dim, bỗng chàng giật mình nghe phía sau

có tiếng quân reo la với tiếng hét như sấm.



Nhạc Vân nghĩ thẳm:



- "Lạ thật, chỗ này là chỗ rừng hoang vắng vẻ sao lại có cuộc giao phong?"



Nghĩ đoạn, chàng đứng dậy chạy ra ngoài nhìn qua phía đất trống thấy một vị

tướng quân mặt xanh, râu đỏ tướng mạo oai vệ ngồi trên một chiếc kiệu,

hai bên có mười vị tướng đứng hầu. Vị tướng này đang chỉ bảo cho hai

người đang đứng dưới đất múa chùy.



Đường chùy của hai người này quả nhiên lợi hại. Nhạc Vân bước đến gần xem, ban đầu hai người còn múa

chậm chạp rồi sau mỗi lúc một nhanh, ánh chùy tỏa sáng ngời cả một vùng

không còn thấy thân người đâu nữa, đến nỗi không một giọt nước mưa nào

lọt vào người họ được, thật là võ thuật điêu luyện. Hai người tiếp tục

biểu diễn ba mươi sáu đường chùy biến hóa ra bảy mươi hai chiêu thức tạo thành một bức tường chùy bao quanh không một sức mạnh nào có thể tấn

công nổi.



Nhạc Vân thích chí quá vùng la lớn lên:



- Đường chùy hay quá tưởng thế gian này không ai bì kịp .



Vị tướng quân mặt xanh, râu đỏ ngồi trên kiệu nghe tiếng reo vội quay lại nạt lớn:



- Ai dám đến đây khen như vậy? Hãy bắt hắn cho ta.



Nhạc Vân nghe nói liền bước tới vòng tay bẩm:



- Tôi là Nhạc Vân, con của Nhạc Phi, nhân vào đây trú mưa vừa trông thấy

chùy pháp hay quá nên vô ý lớn tiếng khen làm kinh động tướng quân, xin

tướng quân tha tội.



Vị tướng quân nghe Nhạc Vân nói vậy đổi giận làm vui ôn tồn nói:



-Thì ra ngươi là con của Nguyên soái Nhạc Phi sao? Nếu ngươi ham chuộng võ

nghệ, ta sẵn sàng đem chùy pháp này truyền dạy lại cho ngươi, ngươi có

vui lòng thụ giáo không?



Nhạc Vân mừng rỡ đáp:



- Nếu được tướng quân dạy bảo thì ơn đức ấy tôi chẳng dám quên.



Vị tướng quân ấy vội gọi một trong hai người múa chùy kia bảo:



- Lôi tướng, hãy truyền dạy chùy pháp cho Nhạc Vân gấp để sau hắn kiến công lập nghiệp.



Người ấy tuân lệnh trao cho Nhạc Vân cặp chùy rồi từ từ chỉ bảo cho Nhạc Vân từng nét một. Nhạc Vân chăm chú nhìn và múa theo.



Nhạc Vân thông minh lắm nên chỉ trong giây lát đã tinh thục múa lẹ như chim, chàng lấy làm đắc ý.



Bỗng nghe văng vẳng bên tai có tiếng gọi:



- Công tử, trời tạnh mưa rồi, hãy dậy đi, về thôi!



Nhạc Vân giật mình thức dậy mở mắt ra mới biết vừa rồi mình nằm chiêm bao.

Nhạc Vân đứng dậy tới bàn thần vén màn lên xem trông thấy tượng thần

ngồi giữa mặt xanh, râu đỏ có bài vị để trước chàng lẩm bẩm đọc:



- "Sắc phong Đông Bình Vương Thơ Dương Trương Công chi vị".



Hai bên cũng có hai vị tướng quân và phía trước đều có bài vị là Lôi tướng quân chi vị; và Tế nam tướng quân chi vị.



Diện mạo của ba người này đều giống hệt như người trong mộng, nên Nhạc Vân

lấy làm kích động, liền lạy hai lạy, lâm râm khấn vái hứa sau này sẽ tu

bổ miếu võ và sơn thếp tượng thần.


Nhạc Vân đáp:



- Chẳng giấu chi

lão bối, nguyên vì tôi muốn đi qua Ngưu Đầu sơn, lại gặp một vị anh hùng tỉ võ với tôi trọn một ngày mà không phân thắng bại, hai bên ước định

ngày mai, sẽ đến tiếp tục tỉ thí cho nên tôi mới ở đây chờ đợi.



Viên ngoại nói:



- Nếu người ấy không đến thì sao?



Nhạc Vân đáp:



. Người ấy có để cây đao lại làm tin, lẽ nào lại không đến?



Viên ngoại hỏi:



- Đao ở đâu?



Nhạc Vân vội lấy cây đao trao cho viên ngoại xem, viên ngoại vừa thấy đao biết ngay là của cháu mình liền ôn tồn bảo:



- Túc hạ tên họ chi và quê quán ở đâu?



Nhạc Vân đáp:



- Tiểu sinh tên Nhạc Vân, con của Nhạc Phi quê ở huyện Thang Âm.



Viên ngoại nói:



- Thì ra ngươi là Nhạc công tử mà lão phu không biết thật có tội, vậy xin mời công tử về nhà lão phu nghỉ tạm một đêm rồi mai sẽ hay.



Nhạc

Vân bằng lòng xách đao, xách chùy dắt ngựa đi theo viên ngoại. Đến nơi,

vừa bước vào trung đường, viên ngoại đã hối gia đinh dọn tiệc thết đãi.



Nhạc Vân nói:



- Lão bối vui lòng cho tiểu sinh biết quý danh?



Viên ngoại đáp:



- Lão phu họ Trần tên Quý, thiếu niên đấu võ với công tử khi chiều đó chính là cháu của lão phu đấy.



Rồi Trần Quý cho gọi thiếu niên ấy đến ra mắt Nhạc Vân.



Nhạc Vân nói:



- Đao pháp của lệnh điệt quả thật cao cường, có phải đao pháp ấy do lão bối truyền dạy chăng



Viên ngoại nói:



- Cháu lão họ Quan tên Linh, cha nó chính là một anh hùng Lương Sơn Bạc

tên là Đại Đạo Quan Thắng, cho nên đao pháp ấy do anh rể lão phu truyền

lại rồi lão phu dạy cho hắn đấy.



Còn đang chuyện vãn, đã thấy Quan Linh bước vào, chợt thấy Nhạc Vân, thiếu niên nói:



- Tiểu tử này xảo trá lắm, sao cậu dắt hắn về đây làm gì? Hắn muốn chiếm con ngựa của cháu đấy.



Quan Linh vừa nói tới đây, viên ngoại đã nghiêm sắc mặt mắng:



- Cháu đừng nói bậy! Người này chính là Nhạc Vân đại công tử của Nhạc

Nguyên soái mà hàng ngày cậu thường kể với cháu đó, có nhớ không? Hãy

bước đến làm lễ người cho mau.



Quan Linh ra vẻ hối hận:



- Nếu quả thật Nhạc công tử sao không nói sớm để tôi dâng con ngựa tôi cho, lại để đánh nhau suốt cả ngày chi cho mệt?



Nhạc Vân cười nói:



- Nếu tôi không gạt anh việc con cọp ấy thì làm sao được hân hạnh lãnh giáo đao pháp của anh?



Hai người cười xòa rồi cùng nhau làm lễ. Đoạn ngồi vào bàn tiệc ăn uống chuyện trò vui vẻ.



Rượu được vài tuần, Nhạc Vân nói với viên ngoại:



- Tiểu tử muốn kết bạn với lệnh tôn chẳng hay ý của viên ngoại thế nào?



Viên ngoại đáp:



- Công tử là quý nhân, cháu tôi đâu dám sánh?



Nhạc Vân nói:



Xin viên ngoại chớ nên nói vậy.



Rồi hai người cùng đứng dậy vái lạy trời đất, kết nghĩa anh em. Quan Linh

nhỏ hơn Nhạc Vân một tuổi nên nhường Nhạc Vân làm anh, rồi hai người

cùng lạy viên ngoại, viên ngoại cũng đáp lễ rồi cùng nhau ăn uống cho

đến mãn tiệc.



Tiệc xong viên ngoại sai gia đinh dọn một phòng riêng cho Nhạc Vân và Quan Linh ngủ chung đêm ấy.



Sáng hôm sau viên ngoại vẽ một tấm họa đồ chỉ rõ đường đi lên Ngưu Đầu sơn,

lại lấy vàng bạc tặng cho Nhạc Vân để làm lộ phí và nói:



- Ráng vài năm nữa Quan Linh lớn, lão sẽ cho nó theo lệnh tôn giúp sức.



Nhạc Vân tỏ lời cảm tạ rối rít, Quan Linh lại dắt con ngựa xích thố ra tặng

cho Nhạc Vân. Chàng từ giã viên ngoại và Quan Linh ra đi. Quan Linh

quyến luyến đưa theo một dặm đường mới trở lại.



Nhạc Vân giục ngựa

buông cương đi riết đến xế chiều qua một nơi hai bên sườn núi gập ghềnh, bốn phía đá chồng lớp lớp, cây cối um tùm chung quanh không một bóng

nhà, chàng đang phân vân đi tiếp hay tìm chỗ nghỉ chân thì bỗng con ngựa sa hai chân trước rồi cả người lẫn ngựa sa nhào xuống hầm.



Tiếng chiêng trống vang dậy, tiếng hò la ầm ĩ, rồi một loạt câu móc quăng xuống hầm giật bắt Nhạc Vân.