Nhật Ký Dạy Chồng Của Hổ Cái

Chương 18 : Thế giới quả là tàn khốc

Ngày đăng: 19:25 18/04/20


Ăn no uống đủ không có việc gì làm, bốn người chúng tôi thích ở nhà nên quây

quần bên chiếc bàn trong phòng khách, mỗi người một hướng đông tây nam bắc, tập

trung tinh thần và năng lượng nghiên cứu trò Poker.



Con Đậu địa chủ ngẩng đầu ưỡn ngực ngồi ở góc phía đông nam, điềm tĩnh theo

dõi trò chơi của các đại gia.



Sau khi trò chơi kết thúc, nhìn Thương Ngô vui vẻ vì đã thắng số tiền có thể

mua được nửa lạng thịt lợn, tôi thấy cuộc sống của mình lúc này giống như một

cái cốc có cắm hai chiếc bàn chải đánh răng trong đó.



Kết cục có hậu.



Theo định nghĩa văn học trên mạng thì đó là HE (Happy End).



Tôi từ nhỏ đã không thích chụp ảnh, cảm giác đó là một việc vô cùng ngớ ngẩn,

giống như việc bị bấm huyệt, đứng đờ ra nhìn vào ống kính rồi đợi ấn nút chụp,

có khi không cẩn thận còn bị ánh đèn nháy làm mờ mắt.



Nhưng mẹ tôi lại là người học mỹ thuật, dạy mỹ thuật, cả đời tiếp xúc với mỹ

thuật cơ thể, nên bà ra sức tạo cho tôi các kiểu dáng rồi chụp lấy chụp để. Xét

đến sự chênh lệch về vị trí trong gia đình, tôi đành phải khuất phục trước uy

lực của bà.



Điều này dẫn đến vẻ mặt trông rất đau khổ của tôi trong tất cả những bức hình

chụp, cũng dẫn đến việc Thương Ngô cười nắc nẻ khi xem những cuốn album ảnh của

tôi...



Tôi vừa xấu hổ, vừa tức giận.



Vầng hào quang chợt xuất hiện trên đầu, tôi sực nhớ tới chiếc máy ảnh số để

trong tủ lâu nay không dùng đến, liền rón rén lấy ra, sạc điện một lúc, sau đó

cố ý chọn những góc độ kỳ quặc nhất để chụp, làm xấu hình ảnh của Thương

Ngô.



Thương Ngô chỉ mải vui, cười lăn lộn khắp giường, không hề biết rằng vẻ kỳ

quặc của mình sắp được công bố.



Sau khi làm xong, tôi lại tìm dây nối, chuẩn bị tăng hiệu quả photoshop. Tôi

mở Folder ra thì phát hiện trong đó còn lưu một tấm hình chụp trước đây nên tiện

tay cho vào máy tính luôn.



Mấy năm trước, sau khi mua chiếc máy ảnh này, tôi luôn để nó ở nhà, cơ bản

không dùng mấy, không ngờ trong đó vẫn còn lưu ảnh nên tôi tò mò mở bức hình cũ

ra xem trước.



Có lẽ do bất ngờ, nên tim tôi hơi loạn nhịp.



Nền của bức ảnh là một sân bóng rổ ngoài trời, tiêu điểm chính là hai người,

tôi và Lâm Lỗi.



Một tay tôi cầm chai nước khoáng còn một nửa, tay kia túm chặt phần áo trước

ngực, miệng há to, tai mặt đỏ lừ, mặt mày méo xệch.



Lâm Lỗi đứng bên cạnh, một tay đỡ lấy tay tôi, tay kia vỗ vào lưng tôi, hơi

nghiêng đầu, khom người, vẻ mặt vừa lo lắng, vừa buồn cười.



Xa xa là bầu trời xanh, mây trắng, bên cạnh là một nhóm thanh niên tràn đầy

sức sống trong trang phục thể thao, trông rất quen.



Tôi nhớ ra rồi, có một đám bạn Lâm Lỗi rủ nhau tổ chức thi đấu bóng rổ, tôi

đi cổ vũ cho anh ta.



Vốn định ghi lại những tư thế đẹp khi Lâm Lỗi chơi bóng, nhưng vừa vào trận

tôi đã lập tức bị cuốn theo không khí điên cuồng, đám người cổ vũ hò hét, nhảy

nhót đến nhức óc. Từ đầu tới cuối tôi như một fan cuồng, mất lý trí...



Bức ảnh này, có lẽ được chụp sau trận đấu, không biết anh bạn nào tiện tay

bấm vào nút chụp của cái máy ảnh mà tôi đế quên ở đâu đó.



Tôi vẫn nhớ cảnh tượng lúc ấy, Lâm Lỗi thấy miệng và họng tôi đều khô rát,

tinh thần phấn khích, nên đưa cho tôi chai nước vừa mới mở của mình. Kết quả,

tôi uống nhanh quá nên bị sặc.



Trong bức ảnh, tôi buộc tóc đuôi ngựa rất cao, mái tóc rất dài.



Trong bức ảnh, khuôn mặt Lâm Lỗi dính đầy mồ hôi, anh ta mặc bộ quần áo thể

thao màu xanh, không kéo khóa, để lộ chiếc áo phông màu trắng bên trong. Có thể

thấy, dù hơi gầy nhưng cơ thể anh ta rất chắc khỏe.



Từ khi học cấp hai, anh ta luôn là thành viên của đội bóng rổ trong trường.

Anh ta có sở trường ném bóng từ đường vạch thứ ba, tỷ lệ vào rổ rất cao nên

thường xuyên thực hiện những đòn quyết định vào phút chót.



Trong trí nhớ của tôi, Lâm Lỗi dịu dàng, tự tin một cách điềm đạm. Anh ta

cũng rất cuốn hút, giống như tất cả những thanh niên khác, hay cười, thích chơi

và yêu vận động.



Chưa đầy ba tháng kể từ lần đó, mối quan hệ vốn luôn tốt đẹp, chưa hề có mâu

thuẫn giữa tôi và Lâm Lỗi bỗng nhiên nảy sinh chiến tranh lạnh. Giờ nghĩ lại,

thậm chí không tài nào nhớ nổi rốt cuộc là vì lý do gì.



Tiếp đó, toàn bộ các cách thức liên lạc của tôi đều có vấn đề. Sau này nữa,

vào ngày mùng Một Tết năm 2009, anh ta chỉ vào một cô gái nói, đây là người yêu

của anh...



Tôi nhìn thời gian trong bức hình, là ngày mùng 5 tháng 5 năm 2008, cách ngày

hôm nay đúng tròn hai năm.



Hai năm, hơn bảy trăm ngày lẫn đêm, có thể thay đổi biết bao nhiêu chuyện,

bao nhiêu người...



- Tiểu Tường, sao không có những bức hình mấy năm trở lại đây của em?



Câu hỏi của Thương Ngô đã làm ngắt dòng hồi tưởng và cảm xúc của tôi, đồng

thời, lúc này tôi cũng chẳng còn cảm hứng xử lý ảnh nữa nên bèn tắt máy tính,

nói:



- Vì em ghét chụp ảnh. Hơn nữa, con gái sau khi bước qua tuổi hai mươi, ngày

một già hơn nên em không muốn tận mắt nhìn thây quá trình diễn ra toàn bộ thảm

kịch này.



Tôi leo lên giường, thấy Thương Ngô đang cười sung sướng, chợt nhớ ra một vẩn

đề quan trọng:



- Này, anh không định cứ ở nguyên trong bộ dạng này chứ hả?



Anh bối rối:



- Trong bộ dạng này có gì không ổn sao?
Không khí vừa có phần ẩm ướt lại vừa có phần oi ả, khiến tôi cảm thấy ngột

ngạt:



- Anh... tại sao lại ở đây...



Anh ta bỗng nhíu mày, rồi cất tiếng ngắt lời tôi:



- Không còn sớm nữa. Em mau về đi. Đi đường cẩn thận nhé. Tạm biệt.



Anh ta nói rất nhanh, rồi vẫy tay chào tôi, sau đó quay người bước nhanh rời

khỏi đó.



Con Đậu địa chủ vốn là vật cưng của bố mẹ Lâm Lỗi, vì phải ra nước ngoài nên

không thể đem nó đi cùng, vậy nên nó mới chạy đến nhà tôi lộng hành.



Lâm Lỗi có một người anh, lớn hơn anh ta mười mấy tuổi, đã định cư ở nước

ngoài từ lâu. Môi trường bên đó thích hợp với việc dưỡng lão nên mấy năm trước,

sau khi bố mẹ anh ta nghỉ hưu liền được đón qua bên đó.



Lâm Lỗi là đứa con muộn của bố mẹ nên từ nhỏ anh ta đã rất được chiều chuộng.

Lúc đầu, người nhà muốn anh ta sau khi tốt nghiệp đại học, ra nước ngoài lập

nghiệp rồi sinh sống ở đó, nhưng anh ta không bằng lòng vì bố mẹ tôi chỉ có tôi

là cô con gái duy nhất, họ chắc chắn không nỡ để tôi đi xa như vậy.



Nên Lâm Lỗi muốn ở lại bên tôi.



Bố mẹ anh ta đều là giáo sư, rất có học vấn và cũng rất đôn hậu.



Hôm tôi đi đón Đậu địa chủ, hai bác trịnh trọng nói với tôi:



- A Phúc, hai bác giao nó cho cháu đấy.



Tôi vội vàng gật đầu, nói:



- Hai bác yên tâm, mẹ cháu thích chó lắm, nhất định sẽ đối xử với nó tốt hơn

cả với cháu.



Hai bác nhìn nhau cười, rồi nói:



- Con bé ngốc nghếch này, ý hai bác là, con trai hai bác cơ.



Hồi ức tôi không muốn nhớ lại đó bỗng ở đâu ùa về, trưóc mắt tôi như hiện ra

hình ảnh hai con người hiền hậu, thân thiện ấy. Họ cười ha hả nhìn tôi, mái tóc

bạc phơ.



Nhưng, hai bác à, con trai của hai bác không cần cháu nữa...



Trái tim tôi nghẹn lại, sống mũi cay xè.



Tôi đưa tay lên lau hai mắt đang dần nhòa đi, rồi nhìn theo hướng đi của Lâm

Lỗi.



Dưới ánh sáng yếu ớt, anh ta cúi đầu đi rất nhanh, cô đơn một mình, bóng dáng

mỏng manh đến đáng thương, cảm giác như khẽ chạm vào là có thể tan biến.



Tôi nhớ đến tấm hình của anh ta trước đây, trong bức hình đó, Lâm Lỗi khỏe

mạnh, đầy sức sống, đầy sức trẻ, khác hoàn toàn với anh ta bây giờ.



Tại sao lại như vậy...



Tôi ngồi trên tường ba phút, sau đó nhảy xuống, vắt chân lên cổ chạy dọc theo

con đường tắt.



Chạy đến bên đường mới lại nhìn thấy Lâm Lỗi.



Anh ta đang qua đường, đi được một nửa, chân anh ta bỗng khựng lại, cơ thể

lảo đảo.



Đúng lúc này, một chiếc xe máy vượt đèn đỏ quệt vào cánh tay Lâm Lỗi, gầm rú

lao đi.



Tôi tròn mắt nhìn anh ta ngã nhào xuống, không kêu thành tiếng.



Tiếp sau đó mọi thứ thật hỗn loạn, tôi gọi một chiếc xe đưa Lâm Lỗi đến bệnh

viện. Khi đỡ anh ta lên xe, từ trong túi áo của anh ta rơi ra một hộp đầy thuốc,

trên vỏ hộp có in chữ nước ngoài, tôi nhìn không hiểu.



Chú Bảy là chủ nhiệm của bệnh viện tư, hôm nay đúng buổi chú trực.



Sau khi đưa Lâm Lỗi vào phòng cấp cứu, tôi đưa cho chú Bảy xem hộp thuổc.



Chú xem xong, nét mặt tỏ ra nghiêm trọng:



- Ai uống thuốc này?



- Một người bạn của cháu.



Tim tôi đập lúc nhanh lúc chậm, có lẽ vì quá sốt ruột, hỏi:



- Thuốc này trị bệnh gì ạ?



Chú không đáp lời, nghĩ một lát rồi lại hỏi:



- Có phải là thuốc của anh chàng vừa mới đưa tới lúc nãy không?



Tôi gật đầu.



- Thảo nào suy yếu đến mức này... Thế này nhé, chú sẽ sắp xếp kiểm tra tổng

quát cho cậu ấy trước, đợi sau khi có kết quả rồi nói tiếp. - Chú Bảy từ trước

đến giờ làm việc vẫn luôn nhanh chóng, chú lập tức gọi điện thoại cho các phòng

khoa liên quan, xong rồi liền nhắc nhở tôi: - Cháu về nghỉ ngơi trước đi, sáng

mai hãy đến đây.



- Không được. Người nhà của anh ta đều ở nước ngoài, không có ai chăm

sóc.



- Cháu ở đây cũng chẳng tác dụng gì. Tình trạng của cậu ấy, đến trưa mai có

thể tỉnh lại được là tốt lắm rồi.



- Nhưng mà...



Chú Bảy vỗ vai tôi, thở dài:



- Nếu như liên lạc được với người nhà cậu ấy thì thông báo họ về nước ngay,

tình hình... e là không khả quan.



Tôi hiểu rồi, chắc chắn Lâm Lỗi mắc bệnh giai đoạn cuối, sắp chết rồi.



Sau đó, tôi muốn bất bình phỉ nhổ vào ông trời.