Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 4109 : Di dân

Ngày đăng: 01:22 20/04/20


Thi cử xem ra giống như kỳ thi ấn định cả đời người, nhưng trên thực tế còn xa mới là một cuộc thi đơn giản như thế, muốn trúng tuyển cao hay muốn giành được thứ bậc cao hơn thì một năm trước khi thi, thậm chí là mấy năm, nhất định phải bắt đầu hành động.



Trần Khác và Tống Đoan Bình đã đi du ngoạn nhiều nơi, cũng đã từng bái kiến các vị cao nhân danh sĩ, có lí gì lại không tham gia vào kỳ thi lần này được chứ? Hôm nay họ đã là minh chủ của văn đàn đương đại, là môn đệ của Hàn Lâm Học Sĩ Âu Dương Tu, hiển nhiên không cần phải nhọc nhằn bái kiến, mà chỉ cần chuyên tâm đọc sách là được.



Trần Khác lần này trở lại Tứ Xuyên, một là cho Tiểu Muội an tâm, hai là tự mình hồi tâm lại, ba là giải quyết các thủ tục kí ứng tại phủ Khai Phong, bốn là chuyển nhà…



Cái gọi là “ký ứng” là cách nói về sau, hay cũng chính là … di dân khi tham gia thi ở cấp cao. Đời Tống khoa cử phân làm ba cấp, đó là thi Giải, thi Cống và thi Đình, trong đó khoa thi ở cấp trước là cơ sở cho khoa thi ở cấp sau, cho nên trên lý thuyết mà nói, phải vượt qua kì thi Giải do địa phương tổ chức mới đủ tư cách đến kinh Biện Kinh để tham gia thi Cống ở cấp tiếp theo.



Chẳng hạn như, các sĩ tử đất Thục đều phải đến Thành Đô để tham gia thi Giải. Nhưng điều này còn liên quan tới các câu hỏi ở phần “Giải Ngạch”… Cái gọi là “Giải Ngạch” chính là số người được chọn thi… Giải Ngạch ở các châu là cố định, cho nên số người tham gia thi Cống của Đại Tống luôn là một con số cố định.



Đại Tống rất coi trọng đến văn hóa giáo dục, để cổ vũ dân chúng đi học, Chân Tông Hoàng đế còn đích thân ra bố cáo…Tất cả đều là hạ phẩm, chỉ duy có con đường học hành mới có thể đi sâu vào lòng dân, vì vậy số lượng người đi học mỗi năm một tăng cao, số người tham gia thi không ngừng tăng lên, mà danh sách thi Phát Giải lại không tăng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh tàn khốc mỗi khi mở thi Phát Giải, giống như cảnh nghìn binh vạn mã tranh nhau qua một cây cầu gỗ nhỏ.



Một khi đã trôi qua, mặc dù không thể nói là tiền đồ sáng lạn, nhưng thi Cống bốn chỉ lấy một, đủ để làm cho con người ta hạnh phúc tới rơi lệ.



Mặc dù đã quy định mỗi tú tài nhất định phải ứng thí tại địa phương của mình, nhưng triều đình cũng cho phép một số trường hợp ứng thí ở nơi khác… Chẳng hạn như quan viên ở kinh thành có nguyên quán cách kinh thành hai nghìn dặm, được phép cho con cháu đăng ký ở Khai Phong phủ, còn đối với những thầy giáo ở xa kinh thành cho phép đến Quốc Tử Giám phụ học, ở kinh thành dự thi.



Thi ở kinh thành có những thuận lợi gì? Ngẫm lại đời sau sẽ biết. Mà những chính sách ưu tiên đối với kinh thành ở đời Tống thậm chí còn vượt qua cả sau này. Ví dụ như ở trong thành Biện Kinh, sẽ đồng thời tổ chức ba nơi thi Phát Giải…Quốc Tử Giám là nơi thi Phát Giải, thi Hương ở phủ Khai Phong, và các kỳ thi Biệt Đầu (*).



(*) Thi Biệt Đầu: trong thi cử sẽ có con cháu, thân thích của quan lại, sĩ tộc hay của quan chủ khảo, vì tránh tạo đặc quyền hoặc nghi vấn mà lập nên một kì thi khác, gọi là thi Biệt Đầu.



Ba cấp thi cũng sẽ hướng tới những nhóm người khác nhau… Đầu tiên là giám sinh trong trường đại học quốc lập; thứ hai là thị dân gốc địa phương tại Khai Phong; ba là những người chưa thi đỗ mà làm quan, muốn tham gia thi và con cháu gia đình quyền quý, tất cả đều cùng tham gia, tỉ lệ trúng tuyển này sẽ cao hơn nhiều so với các địa phương.



Ngoài ra còn giảm nhẹ mức độ khó của ở cuộc thi Phát Giải, các sĩ tử di cư tới Biện Lương còn có thể nhận được tài liệu giảng dạy cực tốt từ các thầy giáo ở kinh thành, cái này được gọi là “phương pháp dùng người của quốc gia, những người không phải là tiến sĩ mà đỗ đạt thì không được làm quan to; những người không giỏi sáng tác thơ phú thì không thể nào đỗ đạt được; cả những người không theo học thầy giáo ở kinh thành thì không giỏi về luận thơ phú”. Ngoài ra các quan giám khảo ở kì thì tỉnh cũng ở cùng các thầy giáo kinh thành, điều này càng có lợi cho việc nắm bắt thông tin kỳ thi cho các sĩ tử.



Theo những kinh nghiệm đã qua cho thấy, tỉ lệ đỗ tiến sĩ trong các kì thi Phát Giải được các thầy giáo kinh thành dạy bảo thấp nhất cũng là bốn mươi phần trăm, cao nhất có thể đạt tới năm mươi phần trăm… Tỷ lệ này cao hơn hai mươi phần trăm so với tỷ lệ đỗ tại các châu, do vậy có thể thấy chất lượng dạy học của các thầy giáo kinh thành là rất cao.



Trần Hi Lượng là quan ở kinh thành, Mi Châu cách kinh thành có hơn hai ngàn dặm, bởi vậy huynh đệ Trần Khác có thể làm hộ khẩu ở kinh thành, được tham gia một cách hợp pháp kì thi Biệt Đầu. Tống Đoan Bình vốn là người không có bản lĩnh đó, nhưng y đã từng lập công ở Côn Luân quan, nên đã được phong làm Thừa Phụng Lang từ hàng bát phẩm… Cho dù là chức quan hữu danh vô thực, trên cơ bản không có nơi làm việc, song không chỉ được bổng lộc mà còn có tư cách tham gia kì thi Biệt Đầu.


-Cũng không chênh lệch lắm.



-Ngoài ra, muội còn đổi cho huynh hai trăm lượng bạc, trong đó một nửa là bạc, một nửa là tiền, chỉ cần không uống rượu hoa thì cũng đủ cho huynh trên đường tới kinh.



-Ờ.

Trần Khác cười gượng nói:

-Có cha nàng trông chừng, nàng còn lo lắng gì nữa mà không yên tâm.



-Không lo lắng sao được.

Tiểu Muội bỗng nhiên che miệng cười nói:

-Nghe nói ở kinh thành các bậc danh kỹ đều tụ họp, tài tử cũng nhiều nữa, huynh không được thua đại ca của muội đó.



-...

Trần Khác nghe vậy bèn gượng cười, tài tán gái của ta đâu thể so bì với nhân vật phong lưu thiên cổ đó được? Người ngoại quốc chờ mượn dòng (*), đưa mỹ nữ cho y cũng phải xếp hàng hẹn trước.



(*) Nguyên văn 借种:người nước ngoài kết hôn với người bản địa, đứa con sau khi sinh được đưa ra nước ngoài nuôi dưỡng.



Đúng là thị hiếu xã hội là như thế, phụ nữ đời Tống có chồng đến thanh lâu chơi, có tiểu thiếp, đều có thái độ không quan tâm. Coi việc quản lý đàn ông như nước mũi, đó không phải là một giai thoại mà là một trò cười, giống như chuyện về sư tử Hà Đông...



Vừa mới nghĩ đến câu “sư tử Hà Đông”, Trần Khác cười không nổi. Nhìn thấy mặt hắn sắc mặt khác thường, Tiểu Muội ân cần hỏi:

-Huynh làm sao thế?



-Không có gì...

Trần Khác lắc đầu cười, không muốn nàng lo lắng, trong lòng lại thầm than một tiếng. Liễu gia, lần này đến kinh thành, nhất định phải gặp mặt rồi...