Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 4126 : Không lời gì để nói

Ngày đăng: 01:22 20/04/20


Hoàng Hà cuồn cuộn mang theo phù sa từ cao nguyên Hoàng Thổ chảy xuống, từ Tam Môn Hạp chảy về hướng đông, sức nước êm dịu. Sau khi từ Khai Phong vào đến đồng bằng Hoa Bắc, bởi vì địa hình càng bằng phẳng, phù sa lắng đọng, làm cho lòng sông càng ngày càng cao. Đương nhiên dưới tình hình đó, nước sông hiển nhiên sẽ chảy chậm qua lòng sông, chảy về nơi trũng thấp ở bốn phía.



Song, mọi người vì bảo vệ nhà cửa, không ngừng xây đắp đê ở hai bên bờ, giữ nước sông lại trong dòng sông vốn có, lại làm cho hiện tượng phù sa lắng đọng càng nghiêm trọng hơn, mặt sông không ngừng bị nâng cao, đê cũng chỉ có thể đắp cao theo. Nhìn từ xa, giống như một con rồng đất trời đất không quản, do đó mà gọi là “Huyền Hà”.



Tình trạng này, bắt đầu từ Thương Hồ khẩu cách hai trăm dặm về phía đông bắc Khai Phong, càng về phía đông càng nghiêm trọng. Sau khi qua Đồng Thành, độ cao của lòng sông dường như triệt tiêu đi khoảng chênh lệch của địa thế ở hai hướng đông, tây, sức nước hầu như đình trệ. Càng về phía đông, lòng sông bị lắng đọng ngày càng cao, nước không chảy về phía đông nữa, mà phân thành nhiều luồng ở Thái Châu, chảy về những nơi thấp trũng khác, làm nguy hại đến dân chúng ở năm châu.



Triệu Tông Tích và Trần Khác dẫn hai ngàn cấm quân, trong vòng một tháng, đo đạc ra mức chênh lệch của lòng sông dài hai trăm dặm từ Thương Hồ khẩu đến trấn Lục Tháp, đến trấn Đồng Thành ở Vận châu. Quả nhiên hạ lưu cao hơn so với thượng lưu một trượng! Cùng lúc đó, Trần Khác còn dùng cách dựng sào để ước lượng ra độ cao của từng đoạn lòng sông, lại dùng định lí Pitago tính ra được độ cao tương đối của từng đoạn đê. Vào ngày mùng một tháng tư, đã trở về Biện Kinh.





Vài ngày trước, thành Biện Kinh bắt đầu mưa dầm liên miên, mấy hàng liễu bên bờ sông Hộ Long lay động trong mưa; mấy chục cây cầu treo trên sông Biện, sông Thái, sông Năm Trượng, sông Kim Thủy trong mưa như ẩn như hiện; trong cơn mưa, điện đài lầu các cao ngất trong hoàng cung càng mang vẻ thần bí ….



Trước tiên hoàng thượng triệu kiến Triệu Tông Tích, Trần Khác đợi ở bên ngoài ngự môn. Hắn ngồi dưới mái hiên tránh mưa, không lâu sau, mệt mỏi ngáy khò khò.



Đến khi bị người ta đẩy một cái, Trần Khác bất thình lình mở mắt, liền nhìn thấy vẻ mặt phấn khởi của Triệu Tông Tích, không có cầm dù, đứng trong mưa.



- Thành công rồi?



- Thành công rồi.

Triệu Tông Tích dùng sức gật đầu nói:

- Hoàng thượng đã hạ chỉ cho Chính sự đường ngừng việc đắp đê ở Thương Hồ khẩu.



- Hô…

Trần Khác nắm chặt tay y, từ dưới đất đứng lên, nhẹ nhõm thở ra một hơi dài, nói:

- Công đức viên mãn, về nhà ngủ thôi!



- Đã nói rồi, mời ngươi đi Phàn lầu.



- Đổi hôm khác đi, buồn ngủ muốn chết.

Trần Khác khoát tay, bung cây dù giấy dầu ra, liền bước đi về nhà.



Hắn thật sự rất mệt, về đến nhà, ngã đầu xuống liền ngủ ngay. Trưa ngày thứ hai, mới bị tiếng ầm ĩ, ồn ào đánh thức.



- Ầm ĩ cái gì thế!

Hắn bực mình quát.



- Tam lang, ngươi dậy rồi.
Quan viên Đại Tống không lo lắng mình sẽ chết, nhưng trên đời này, có sự trừng phạt còn khó chịu hơn cái chết…lưu đày nơi hoang dã là một loại trong đó.



- Các ngươi không phải không nhận được thánh chỉ chứ?

Văn Ngạn Bác mặt không chút biểu cảm gì, nói:

- Cứ nắm chặt lấy điều đó, đừng hé miệng ra, những việc khác giao cho lão phu xử lí.





Trở về thành Khai Phong, giao mấy tên quan lo việc thủy lợi cho Pháp ti trông quản, Văn Ngạn Bác tiến cung diện thánh, ai ngờ rằng hoàng thượng chỉ để Triệu Doãn Bật vào, nói tướng công công vụ bận rộn, vẫn là nhanh chóng quay về xử lí đi.



Sắc mặt Văn Ngạn Bác trắng bệch, Triệu Doãn Bật nhìn ông ta, an ủi nói:

- Tướng công cứ về đi, ta sẽ tự nói giúp ông.



- Đa tạ vương gia.

Văn Ngạn Bác khom người, đợi Triệu Doãn Bật bước vào cửa cung, ông ta mới kéo lê bước chân nặng nề, trở về Đông phủ Chánh sự đường.



Trong Chánh sự đường, một vị tể tướng khác – Phú Bật, nhìn thấy ông ta quay về, cho người bưng một chén canh gừng nóng lên, để Văn Ngạn Bác làm ấm người. Sau đó ra hiệu cho nô tài hai bên lui xuống.



Văn Ngạn Bác uống chén canh gừng nóng hổi, nhưng vẫn cảm thấy cả người rét lạnh. Đã thành ra thế này, không cần Cổ Xương Triều nã pháo, đám Ngự sử đài, các Ngôn quan của Tri Gián viện đó sẽ không bỏ qua cho bọn họ. Phỏng chừng sáng ngày mai, tấu chương yêu cầu trừng phạt những người có liên quan sẽ bay đến tới tấp như tuyết.



Phú Bật cũng buồn phiền vô cùng, phí biết bao nhiêu sức lực. Cực lực bác bỏ ý kiến của mọi người, ngay cả Đại nội, hoàng hậu, lão hữu Âu Dương Tu cũng đều đắc tội, còn mang tiếng cố chấp, mua chuộc, vậy mà lại được kết quả thế này.



Nhưng mà có thể oán ai chứ?



Khi trong lòng Phú Bật đang ảo não vô cùng, Văn Ngạn Bác ngẩng đầu nói:

- Ngạn Quốc huynh, phải cùng vượt qua hiểm nguy!



- Điều đó là đương nhiên.

Phú Bật gật đầu, sắc mặt phức tạp nói:

- Thật hối hận đã không nghe lời của Âu Dương Vĩnh Thúc.



- Huynh ngay bây giờ đi tìm Âu Dương Vĩnh Thúc.

Văn Ngạn Bác nghiêm mặt nói:

- Tuyệt đối đừng để ông ta mở lời chỉ trích, chỉ cần ông ta có thể trầm mặc thì không có gì phải sợ.



- Cái này, có thể, ông ta là một quân tử, sẽ không giậu đổ bìm leo.