Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 4144 : Nước ngập quân đội xuất chinh
Ngày đăng: 01:22 20/04/20
Ba người mặc áo bào mới màu tím, đầu mang mũ lụa mỏng của người luyện võ. Đồng loạt hướng về phía Bao Chửng cung kính nói:
-Điện Tiền Ti Bổng Nhật quân chỉ huy Dương Hoài Ngọc, phụng chỉ nghe lệnh điều khiển của Bao đại nhân.
- Điện Tiền Ti Thần Xạ quân Chỉ huy Địch Vịnh, phụng chỉ nghe lệnh điều khiển của Bao đại nhân.
-Thị vệ Bộ Quân Ti quân nỏ thủ chỉ huy Tào Bình. Phụng chỉ nghe theo lệnh điều khiển của Bao đại nhân
-Tốt tốt, ba vị đều là thiếu niên anh hùng, hậu nhân của danh môn.
Bao Chửng vuốt vuốt càm cười nói:
-Đến đây, lão phu sẽ cho các ngươi gặp Thừa Sự Lang Quân Trần Trọng Phương, các người hãy làm quen với nhau một chút đi.
-Hân hạnh, hân hạnh.
Bốn người thi lễ với nhau.
Bao Chửng vẻ mặt nghiêm túc phân phó Thiếp ti nói:
-Mọi người lui ra ngoài hết đi. Bất luận ai cũng không được vào trong viện.
-Vâng!
Thiếp ti vội vàng đi ra ngoài truyền lệnh.
Bao Chủng quay lại nhìn ba vị chỉ huy nói:
-Lão phu vừa mới nhậm chức được ba ngày, mọi người trong nha môn còn chưa rõ. Làm phiền phái người đi cùng của các vị cảnh giới một chút.
-Tuân mệnh!
Ba người cùng nhau ứng lời. Tào Bình đi ra ngoài một chút rồi quay trở về bẩm báo nói:
-Đã cảnh giới rồi, Đại nhân có thể yên tâm.
Bao Chửng gật đầu nói:
-Tốt! Vậy bây giờ lão phu sẽ tuyên đọc thánh chỉ.
Vẻ mặt bốn người trở nên nghiêm túc đứng thẳng. Bao Chửng từ trong tay áo lấy ra một thiếp lụa vàng cầm trên tay, mở ra đọc:
- Phủ Doãn Khai Phong Bao Chửng tùy cơ ứng biến, tất cả mọi quan văn võ đều nghe theo chỉ huy. Trước đó không hỏi, sau này báo sau, khâm thử.
-Chờ sau khi đã hoàn thành xong việc này, hiển nhiên sẽ đi bái kiến Nguyên Soái.
Trần Khác lộ ra vẻ cười khổ nói:
-Bằng không ta sợ Nguyên soái sẽ tức giận nói: “Tam Lang a, ngươi làm việc lề mề như vậy. Có còn là đàn ông hay không?” ta làm sao mà trả lời bây giờ.
-Không đâu, cha ta hiện giờ ôn hòa hơn rất nhiều rồi.
Địch Vịnh lắc đầu, giới thiệu với Trần Khác hai người kia. Hóa ra người gọi là Dương Hoài Ngọc chính là con trai thứ của Dương Văn Quảng. Năm đó trận đại thắng ở Côn Luân quan anh ta cũng tham gia. Đương nhiên cũng giống như Địch Vịnh, chủ yếu là đi theo cha chú lăn lộn lấy kinh nghiệm lý lịch. Tuy nhiên, nếu không có bản lãnh thì cũng sẽ không có khả năng được làm Chỉ huy sứ của Bổng Nhật quân.
Nói ra, Dương Hoài Ngọc có thể lên làm chỉ huy sứ của Bổng Nhật quân một trong Thượng tứ quân này còn phải cảm tạ Trần Khác. Lúc trước bốn huynh đệ bọn họ, đại náo nha phủ Hành Châu. Mà người phụ trách công tác bảo vệ đúng là người chỉ hủy Bổng Nhật quân. Việc này nếu xảy ra trong quân khác chỉ bị mất mặt chút thôi. Nhưng Bổng Nhật quân này trách nhiệm khác xa, là cần vệ của Hoàng đế, sao có thể giao cho một người tầm thường.
Vì thế sau khi Bổng Nhật quân trở về kinh, quan gia trực tiếp ra lệnh thay đổi người. Lúc này anh ta mới có cơ hội.
Về phần người tên Tào Bình, chưa từng ra tiền tuyến chiến trường. Nhưng phụ thân y là Tào Quốc cữu, cô cô y là Tào Hoàng Hậu.
Hai ngươi cũng coi như có quan hệ họ hàng. Cho nên đối với Trần Khác cũng có vài phần kính trọng. Có Địch Vịnh ở giữa làm trung gian, nên bốn người trở nên thân thiết hơn rất nhiều.
Nhưng cũng không có nhiều thời gian trò chuyện. Sau khi hẹn ước xong, Trần Khác theo Địch Vịnh rời đi. Ba người đều tự trở về doanh trại kiểm tra binh mã. Rồi đi vào khu vực mình phòng thủ đóng quân.
Khi đi đến cửa phủ, Trần Khác nói với Địch Vịnh:
-Ta có hai đệ đệ, đều là cao thủ, hay là để cho bọn họ tới đây đi.
Địch Vịnh cười nói:
-Đương nhiên càng nhiều càng tốt.
Nhận được sự đồng ý, Trần Khác nhanh chóng hướng về phía mái hiên phủ nha đối diện vẫy vẫy tay. Từ đó đi ra hai nam một nữ… Nam hiển nhiên là Ngũ Lang và Tống Đoan Bình, còn nữ là Liễu Nguyệt Nga - một người Trần Khác vô cùng không muốn nhìn.
Địch Vịnh đương nhiên nhận ra Liễu Nguyệt Nga, cũng biết việc xảy ra ở Thiên âm Thủy Tạ, cười ha hả nói:
-Cái này là phu xướng phụ tùy a?
-Âm hồn không tiêu tan…
Trần Khác cố nặn ra một nụ cười trên mặt. Hắn đè xuống cảm giác muốn liếc nhìn sư tử Hà Đồng này một chút… Ban đầu còn nhờ vào Liễu Nguyệt Nga giúp đỡ xuất binh. Nhưng khi có được sự ủng hộ của Hoàng đế, Trần Khác hiển nhiên không muốn trộn lẫn với nàng, nên lần này cố tình không thông báo cho nàng.