Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 4175 : Buổi triều sớm
Ngày đăng: 01:23 20/04/20
Lời nỉ non trong phòng nói nhiều cũng thừa. Nói ngắn gọn, tối đó hai người đã giao hẹn là Đỗ Thanh Sương sẽ không nhận thêm lời mời diễn xuất mới nữa. Chỉ có những màn đã lên danh sách thì phải diễn tiếp, khoảng đến tháng tư hoặc tháng năm năm sau. Trong khoảng thời gian này, nàng sẽ tranh thủ bồi dưỡng ca múa đoàn cho Tiểu Đỗ để sau khi nàng rời đi thì sẽ không đến mức không có người nào thay thế.
Đỗ Thanh Sương dặn dò Trần Khác, trong khoảng thời gian này, hai người không cần phải để lộ quan hệ, tránh mang đến phiền toái không cần thiết. Đối với nàng thì như vậy, nhưng đối với Trần Khác lại khác. Dù sao bây giờ đã đến tháng ba, là thời khắc quan trọng của Trần Khác, cho nên Đỗ Thanh Sương khuyên Trần Khác:
-Thời gian này công tử nên chuyên tâm bài vở, thi đỗ kỳ thi mới là việc chính. Nếu để công tử trầm mê trong khuê phòng, làm hỏng sự nghiệp của công tử thì Thanh Sương sẽ thành hồ ly tinh hại người rồi, phải đập đầu vào đá mà chết.
Lời nàng nói ra thật có đạo lý nên Trần Khác liền đồng ý rằng, thời gian sau này hắn sẽ không để ý chuyện bên ngoài mà một lòng đọc sách thánh hiền, đợi cho qua kỳ thi Hương thì sẽ lại đến gặp nàng.
Tuy rằng nói như vậy, nhưng hai người vừa trải qua thời gian quấn quít, lại nghĩ tới khoảng thời gian hơn một tháng không được gặp, thì ngay cả nữ nhân lãnh cảm như Đỗ Thanh Sương cũng cảm thấy buồn bã trong lòng chứ đừng nói đến Trần Khác. Vì thế đêm đó, suốt đêm đó hai người không ngủ, quấn lấy nhau triền miên. Đỗ Thanh Sương cũng bỏ đi kiêu ngạo của mình, hết sức chiều chuộng tình lang. Mãi cho đến khi gà gáy bên ngoài thì nàng mới đột nhiên tỉnh ngủ, giục Trần Khác khẩn trương trở về, đừng để bị người khác thấy được.
Trần Khác miễn cưỡng đứng lên, tìm được quần đùi của mình rồi mặc vào, để lại cho Đỗ Thanh Sương một cái hôn nồng nhiệt rồi mới lưu luyến đi ra ngoài cửa sổ. Đến như thế nào thì trở về như thế ấy.
Đừng nhìn Đỗ Thanh Sương giục Trần Khác đi như vậy, nhưng khi hắn vừa đi thì nàng lại đột nhiên cảm thấy trống trải. Nhìn Trần Khác biến mất nơi cửa sổ, nàng lặng lẽ rơi lệ.
Mấy ngày sau đó, Trần Khác nghiêm chỉnh ở nhà chuyên tâm đọc sách chuẩn bị cho kỳ thi Hương một tháng sau. Mưa rơi suốt một mùa hè, cuối cùng cũng ngừng. Mực nước trong thành đã bắt đầu giảm xuống. Dựa vào sự quan sát của Giáp Đản, nhiều nhất là nửa tháng thì lũ lụt trong thành sẽ rút đi. Cho nên rất nhiều người bàn tán rằng kỳ thi Hương này sẽ phải dời lại. Nhưng Trần Khác lại cho rằng khả năng này không lớn. Triều đình coi trọng văn hóa giáo dục nên tất nhiên sẽ hết sức bảo đảm để khoa cử được tiến hành. Với hiệu suất làm việc của phủ Khai Phong, thì trong vòng thời gian nửa tháng cũng đủ để cho bọn họ sửa chữa trường thi được bảy tám phần.
Tào thị bắt đầu vội vàng chuẩn bị hôn lễ. Bà và Trần Hi Lương chuẩn bị sẽ thành hôn sau kỳ thi Hương, chấm dứt màn tình ái trường kỳ này. Nhưng bây giờ Trần Hi Lượng không còn được nhàn rỗi như trước nữa, mà mỗi ngày mặc cho gió mưa cũng phải lên triều.
Ngày hôm đó, lại theo lệ triều, chưa đến canh năm thì Trần Hi Lượng đã mặc triều phục, cưỡi ngựa, bảo gia nhân đốt lồng đèn, từ nhà đi đến Hoàng Thành. Đường đi đến Hoàng Thành tuy rằng nước đã rút nhưng đường phố vẫn còn lầy lội, ngựa đi chậm mất nhiều thời gian mới đến được ngoài cửa Hoàng Thành.
Tất nhiên là trước cửa Hoàng Thành không hề lầy lội, con đường lót đá đã được cọ rửa sạch sẽ. Trần Hi Lượng xuống ngựa, cùng vài vị đồng liêu đi bộ đến chầu viện ở ngoài cửa Tuyên Đức. Ở ngoài Tuyên Đức môn, hai bên có hơn mười gian phòng, là nơi che gió trú mưa cho các quan viên, chờ cho đến hết canh năm Hoàng Thành mới mở cửa để họ vào triều. Nơi này được gọi là chầu viện (phòng chờ thiết triều).
Chầu viện dựa theo phẩm bậc mà chia thành các phòng khác nhau. Tể tướng và vương công tất nhiên được ở gần Tuyên Đức môn. Quan viên lục thất phẩm như Trần Hi Lượng thì ở một phòng bên hông bên ngoài nhất. Tiện nghi ở trong các phòng cũng có khác biệt.
Vốn các quan lại chỉ tưởng đút lót nhận hối lộ bình thường thì có thể còn im lặng. Nhưng bây giờ khi nói đến món hối lộ không ngờ lại là “Hà Đồ” trong truyền thuyết thì nhất thời cùng “Ồ” lên một tiếng.
Giám sát ngự sử vội vàng quát lớn:
-Im lặng!
Các quan lại thấy vậy mới không xôn xao nữa, nghe Trương Bá Ngọc tiếp tục đọc sớ. Trong tấu chương, Trương ngự sử quy cho hành vi nhận hối lộ này là “cấu kết vây cánh”, rồi còn nâng cao quan điểm, chỉ trích Văn Ngạn Bác tư thụ thánh vật, giấu diếm không báo, vân vân. Nhưng ai cũng biết ngụ ý của ông ta là gì.
Nghe nói đến hai chữ “Hà Đồ”, khuôn mặt không dao động của Triệu Trinh quả nhiên biến sắc. Ông liếc mắt nhìn Văn Ngạn Bác một cái thật sâu thì chỉ thấy Văn tướng công không thay đổi nét mặt, dường như sự việc bình thường không liên quan đến mình.
Ánh mắt của Triệu Trinh đổi hướng nhìn Diêm thiết phó sứ Quách Thân Tích, thấp giọng hỏi nhỏ:
-Quả có việc này?
-Xác thực có việc này. Khi vi thần ở Hà Bắc đã nghe tin đồn là trên đời có “Hà Đồ”, chỉ có điều vẫn chưa nhìn thấy nó cho nên không dám tùy tiện tấu.
Quách Thân Tích vội vàng đứng ra nói:
-Về sau lại nghe nói, “Hà Đồ” kia đã bị Lý Sâm vụng trộm đưa cho Văn tướng công. Xin bệ hạ hỏi Văn tướng công, thần nguyện ra đối chất.
-Văn khanh gia…
Triệu Trinh gật đầu, ánh mắt hướng nhìn Văn Ngạn Bác, hỏi:
-Khanh có gì để nói không?
-Hồi bẩm bệ hạ, tuyệt đối không có việc này.
Văn Ngạn Bác quả quyết nói:
-Quách Thân Tích chỉ bịa đặt. Trương Bá Ngọc không căn cứ. Thần mời nhị vị mang bằng cớ ra đây, hoặc là bệ hạ có thể lập tức phái người điều tra nhà thần. Nếu có cái gì gọi là “Hà Đồ”, thần xin nguyện đưa đầu chịu tội.