Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 120 : Ghế mũ quan
Ngày đăng: 01:20 20/04/20
Cái gọi là ‘trên không nghiêm, dưới tất loạn, Thái tổ Đại Tống Triệu Khuông Dận là một con bạc khét tiếng. Con cháu của ông cũng nói, mặc dù quản gia ngày nay nổi tiếng là thật thà nhân hậu cũng khó mà cưỡng lại sự cám dỗ của nó, thường xuyên đánh bạc với cung nhân. Nhưng trình độ của Triệu Trinh không giỏi lắm, dường như mười lần đánh bạc thì chín lần thua, thua sạch sành sanh.
Quản gia muốn ngừng mà không được, bèn hỏi vay cung nhân một nửa số tiền mà ông đã thua bạc, nhưng dưới triều Tống, đánh bạc thua thì phải chịu là điều khoản đầu tiên, cung nhân không bao giờ đồng ý đem số tiền mình đã thắng trả cho quản gia, khiến ông thường xuyên buồn bực.
Hoàng đế coi trò đánh bạc làm niềm vui là chính, thắng thua không quan trọng. Nhưng đối với dân thường thì thắng tiền lại là điều rất quan trọng. Ít nhất thì hai người cùng coi trọng.
Trần Khác đứng trên con phố của một nghìn năm về trước, nhìn dưới bóng cây, trước cửa hàng, trong cửa hàng, một đám bổ nhào vào người bán, một đám bổ nhào vào người mua, trợn hai mắt, hô năm quát sáu, cắn môi, bấm móng tay, làm ra vẻ vô cùng căng thẳng, máu cờ bạc trong người hắn lại trỗi dậy.
Đàn ông ai mà không thích đánh bạc? Nhưng do quy định của pháp luật và đạo đức, có nhiều lúc đành phải kìm nén ham muốn đánh bạc của bản thân. Nhưng dưới triều Tống, trong bối cảnh toàn dân đánh bạc, hơn nữa quan sai cũng như vậy, ngang nhiên tham gia, họ không kìm nén nổi nhiệt huyết sôi sùng sục trong người nóng lòng muốn thử.
Nhưng làm gì có chuyện người lớn đánh bạc cùng đứa bé mười tuổi chứ? Cho dù thắng cũng không vinh quang, hơn nữa khi đánh bạc hai bên đều phải cá cược món tiền tương đương, ít nhất cũng không khiến đối phương cảm thấy bị thiệt, mới có thể đánh bạc được, nó lấy tiền đâu ra mà đặt cược chứ?
Điều quan trọng nhất là, dưới triều Đại Tống, lão bách tính gần như vừa mới sinh ra đã biết cá cược... còn nhỏ thì đấu cỏ, đấu ngư, tung đầu làm trò chơi, khi thanh niên thì chính thức bước vào con đường đánh bạc, có thể nói mỗi người đều là tay bạc lão luyện. Mà tiểu thương đứng cái, muốn dân trong thành phố đánh bạc với mình, mà mình không bị lỗ vốn, thì tụ mình chăm chỉ thiết kế một sòng bạc, yêu cầu đối phương phải tuân theo luật mà mình đưa ra.
Ví dụ như làm một bàn tròn với chín màu‘hồng, cam, lục, lam, chàm, tím, đen, trắng, tro có đường kính 3 thước. Người đến chơi giao một đồng tiền, thì có thể dùng phi tiêu đuôi lông vũ năm màu sắc sặc sỡ, phi một lần về phía bàn tròn đang quay tròn. Tiểu thương ở bên cạnh hô lớn bạch trúng cá, xích trúng tôm, còn lại không trúng, những lời nói trong ngành như vậy. Đợi vòng quay dừng lại, hai bên cùng xem tiêu trúng vào vị trí nào trên bàn tròn, nếu là bạch xích, đương nhiên là có thể lấy cá và tôm đi, nếu như trúng các chỗ khác, tất nhiên đành chịu thua, hoặc có thể nộp thêm một đồng nữa và thử lại.
Đánh cược như vậy, với kiểu giang hồ mà hậu thế Tam Lang nhìn thấy không khác gì trò lừa bịp, cứ cho là không bỏ ra hàng ngàn, nhưng nhà cái vẫn thắng nhiều thua ít. Muốn dựa vào đánh bạc mà có thể thoát khỏi nghèo đói để làm giàu thì quả thực là hoang tưởng.
Nhưng hắn có cách của mình. Thông qua quan sát, Trần các đã chọn xưởng mộc nhà họ Phan, ba ngày trước, hắn đường hoàng bước vào cửa tiệm, đề xuất một vụ cá cược với thợ mộc Phan đang buồn chán.
Thợ mộc Phan thấy hắn là một thằng bé vốn không muốn đồng ý, nhưng đang lúc nhàn rỗi, bèn nói đùa:
-Nhóc con, muốn cá cược thế nào?
-Hôm qua nằm mơ, mơ thấy một chiếc ghế tốt nhất trên đời, cháu đã vẽ lại.
Trần Tam lang vẻ mặt non nớt nói:
-Cháu sẽ dùng tờ giấy này để đánh cược với thúc, trong vòng ba ngày thúc thúc sẽ có mười đơn đặt hàng trở lên.
-Khẩu khí không nhỏ.
Thợ mộc Phan cười, tuy rằng tay nghề của ông không tệ, nhưng đầu óc vẫn nhỏ, hơn nữa những vật dụng gia đình của thập niên này không phải là mẫu mã sản phẩm của đời sau, tuổi thọ còn dài hơn tuổi thọ của con người, vì thế có lúc dăm bữa nửa tháng không bán được một cái ghế.
Do tò mò, ông nói:
-Đưa ta xem đã.
-Khách quan muốn dùng gì?
-Không vội, ta hỏi ngươi.
Nhị Lang tỏ vẻ hết sức điềm tĩnh nói:
-Bây giờ đang là giờ ăn trưa, tại sao không có khách?
-Hây...
Tiểu nhị cười đau khổ nói:
-Đông khách không thể ăn cơm. Ít khách càng tốt, không phải càng sạch sẽ và yên tĩnh sao?
-Không phải như vậy.
Nhị Lang lắc đầu nói:
-Ít khách có nghĩa là cơm của các ngươi không ngon hoặc cửa hàng khinh người bảo ta làm sao giám ăn?
-Ôi...
Tiểu nhị tỏ ra buồn bã nói:
-Vậy khách quan có gọi món nữa không?
-Dù sao cũng phải cho các ngươi một cơ hội, chúng ta cũng không muốn đổi chỗ khác.
Nhị Lang nói:
-Gọi chủ quán nhà các ngươi làm mấy món ngon mang lên đây.
-Được.
Tiểu nhị ủ rũ đi xuống. Thượng khách còn cần phải dựa vào sự thương hại của người ta, cái tiệm ăn này sắp phải đóng của rồi.
Khách ít bê đồ ăn lên nhanh, câu nói này quả nhiên không sai, chỉ trong khoảng thời gian chưa đến một tuần trà tiểu nhị và một thanh niên khác liền bưng lên hai khay tám món ăn.
Sau khi bưng thức ăn lên, gã thanh niên mập mập khoảng hơn hai mươi tuổi không rời khỏi đó mà vẻ mặt kỳ vọng chờ đợi khách quan thưởng thức món ăn.
Dưới ánh mắt mong đợi của gã, Nhị Lang gắp một miếng thịt, đưa vào miệng thưởng thức, bỗng sắc mặt biến sắc, nuốt cũng không được, nhổ ra cũng không xong.