Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 5242250 : Ùn ùn đi rút tiền

Ngày đăng: 01:24 20/04/20


Nghe giải thích tận tình như vậy, các khách hàng gửi tiền đương nhiên sẽ vừa lòng.



- Vậy các người sẽ không phá sản chứ?

Đây cũng là vấn đề mà đại đa số người sẽ hỏi.



- Chúng tôi có số vốn mấy chục triệu quan, nhà mẹ đẻ của đương kim Tào hoàng hậu là một trong số các cổ đông của chúng tôi, làm sao có thể phá sản được?

Nhóm kinh tế giải thích:

- Kể cả lùi mười ngàn bước lại để nói, cho dù chúng tôi có phá sản, khoản tiền tiết kiệm của mọi người cũng sẽ an toàn, bởi vì bất cứ lúc nào, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên đảm bảo an toàn cho số tiền gửi tiết kiệm của quí vị.



- Tôi không biết chữ thì phải làm sao đây?

Tuy bá tánh ở Biện Kinh biết chữ rất nhiều, nhưng trong số những người nghèo, còn một lượng tương đối những người mù chữ.



- Huynh biết số chứ? Biết tên của mình chứ? Biết viết tên của mình chứ? Vậy là đủ rồi, còn lại cứ giao cho quầy viên của chúng tôi, bọn họ sẽ giúp huynh hoàn tất mọi thủ tục…



Ngươi không thể không thừa nhận, người Do Thái là thiên tài kinh doanh, bọn họ có một cái miệng vô cùng linh hoạt, vả lại còn làm cho người ta cảm thấy chân thành vô cùng. Kết quả, mới một ngày mà hơn tám phần những người có tiền đều đến tiền trang Biện Kinh làm sổ tiết kiệm, chỉ có một bộ phận nhỏ vẫn kiên quyết giữ lại tiền mặt.



Nhóm kinh tế nói chuyện đó không thành vấn đề, ngày mai có thể đến tổng hiệu rút…



Ngày thứ hai, một đoàn người xếp hàng dài trên đường, đều là những người gửi tiền đến rút tiền. Dọa cho Lý Đạt không dám mở cửa, chỉ có Tiền Thăng vẫn giữ được bình tĩnh, ông ta đã từng buôn bán lớn, những ngày này luôn yên tĩnh quan sát học hỏi, đã bắt đầu nhận thấy:

- Chỉ có một số ít trong những người này, thật sự đến để rút hết tiền, đại đa số còn lại chỉ đến thử một chút thôi, rút năm ba quan là nhiều.

Nói xong gõ gõ lên mặt bàn rồi nói tiếp:

- Đúng giờ mở cửa, trì hoãn sẽ dẫn đến khủng hoảng.



- Được, nghe lời ngươi.

Lý Đạt trầm trọng gật đầu.



Cửa vửa hạ xuống, người đến gửi tiền đã tràn vào.

Phán đoán của Tiền Thăng không tính là sai, nhưng vẫn là đánh giá quá cao lòng tin của dân chúng với tiền hào.



Khởi điểm, đại đa số những người gửi tiền xác thực là ham mới lạ, đến tham gia náo nhiệt. Nhưng trong đó cũng có tiệm đối thủ phái đến, lời ra tiếng vào, thêm gió quạt lửa, khuyên những người gửi tiền rút tiền, xóa sổ tiết kiệm, giữ tiền trong tay chắc ăn hơn nhiều.



Dân chúng có một tật xấu, chính là không có chủ kiến, hôm qua còn tốt, hôm nay bị những người này nói làm cho lung lay, nghĩ lại cảm thấy cũng đúng… Chúng ta và bọn họ không quen thuộc, dựa vào cái gì mà giao một khoản tiền lớn đến hai ba ngàn quan cho họ bảo quản, chỉ đổi lại là cầm về một mảnh giấy chứ?



Hoàn toàn quên mất, tiền hào của người ta một tháng trả về cho bọn họ bao nhiêu tiền.



Lúc này, lại có mấy người tối qua đã bị thuyết phục, kiên quyết phải lấy tiền tiết kiệm lại. Vừa có người đi đầu, rất nhiều người bị kích động theo, ùn ùn đòi gạch bỏ sổ tiết kiệm, lấy tiền về.



Nhìn thấy nhiều người rút tiền như vậy, những người còn lại đương nhiên sẽ lo lắng cho tiền của mình, cũng sẽ kêu la theo. Trong lúc nhất thời, mọi người ùn ùn đến trước tiền hào, kêu la yêu cầu khẩn trương mở cửa.



Nếu tiền hào có một chút chần chừ có thể sẽ xảy ra vấn đề lớn rồi. May là Tiền Thăng phán đoán chính xác, đúng giờ mở cửa kinh doanh, như vậy mới không xảy ra chuyện.



Vừa mở cửa, mọi người ùa vào tiệm như thủy triều, đi thẳng về phía quầy. Nếu không phải có hàng rào ngăn lại, không phải nghi ngờ, bọn họ sẽ trực tiếp đi vào lấy tiền.



Người gửi tiền xô đẩy kêu la, hoàn toàn mất hết phong thái nho nhã của Đại Tống. Ở sảnh vô cùng ồn ào, lộn xộn, quầy viên tiếp không xuể, trong tiệm loạn không còn gì để nói, căn bản là không có cách gì để kinh doanh bình thường.



May là lúc này, quan sai của phủ Khai Phong đến kịp thời… Đây là đội tuần tra trên phố Mã Hành, phát hiện sự bất thường của đám người gửi tiền, bèn đưa cứu binh đến.



Hơn phân nửa trong những quan sai này,đều là những người ngày hôm qua tới phân công phát tiền cho vay. Cho dù tiền hào Biện Kinh không mang lại lợi ích gì, lúc này cũng phải giúp bọn họ giữ vững cục diện, nếu không mọi người đều chạy không khỏi.



Từ xưa đến nay, dân chúng luôn sợ quan sai, vừa nhìn những sai gia mặc công phục này xuất hiện, có thể cảm thấy rõ bầu không khí náo loạn trong đại sảnh giảm đi không ít.



- Mọi người không được náo loạn!

Người ta nói ở triều Tống, ‘quan là đại diện của hoàng thượng’, lời này không sai chút nào. Cục diện loạn không tả nổi như vậy, chỉ cần quan sai đến, liền có thể trở nên yên ổn lại. Nhưng Trương Bộ đầu lại hùng hổ nói:

-Đứng yên hết cho ta!

Y đột nhiên quát lên, do vận hơi đan điền, âm thanh như sấm rền, khí lực ghê người, làm mọi người kinh sợ.



Nhìn thấy ánh mắt của mọi người đều nhìn về phía mình, Trương Bộ đầu nhảy lên một chiếc ghế mũ quan, lớn tiếng nói:

- Có biết tại sao không cho các ngươi lộn xộn không! Bởi vì những tên móc túi đang bên cạnh các ngươi, các ngươi lo gấp đổi sổ tiết kiệm thành tiền, thì bọn trộm đã để ý rồi.



Y vừa nói, hù đến đám người đến gửi tiền, kẻ thì giữ chặt ngực áo, kẻ thì giữ chặt ống tay áo.



- Khặc khặc, các ngươi cái đám quỷ nghèo này. Sợ là cả đời cũng chưa thấy qua nhiều tiền như thế chứ?

Trương Bộ đầu nghiến răng nói:

- Nói cho các ngươi chút kiến thức, một quan tiền đồng là mười cân, hai ngàn bảy trăm quan tiền đồng là hai vạn bảy ngàn cân. Các ngươi sống trong túp lều đó, ngay cả con chó cũng cản không được. Vậy được, đem mấy chục ngàn cân tiền đồng để ở nhà, nằm trên đó mà ngủ à? Quay đầu một cái, để trộm nó lấy đi mấy trăm cân còn xem là nhẹ. Nếu như là cướp thì giết người cướp của, hoặc bị trộm hết chỉ còn muốn nhảy sông, thì phiền các ngươi lập trước di chúc, đừng rước thêm phiền phức cho quan phủ.



Đám người gửi tiền bị y nói đến mức ngây người sửng sốt, thầm nghĩ cũng đúng a. Nhiều tiền như vậy để ở nhà… huống chi cái nhà đó cũng không ra cái nhà, sao có thể sống yên ổn đây?



- Đem tiền gửi vào tiền hào, có trên trăm hộ viện ngày đêm canh giữ ngân khố, bay đi đâu nổi, mất đi đâu nổi đây. Sổ gửi tiền của tiền hào Biện Kinh chính là hiện ngân, hôm nay không đổi ngày mai đổi, ngày mai không đổi ngày mốt đổi. Một xu cũng không thiếu, còn có lãi tăng ùn ùn!

Trương Bộ đầu lúc này mới chậm dần giọng nói:

- Các ngươi nói xem phải ngu đến mức độ nào, mới tính không ra điều này chứ hả?



Y quát lớn một hồi, không ngờ làm mọi người dịu đi không ít.



- Sai gia nói thế cũng phải.

Thấy người gửi tiền đều bị hù dọa, những kẻ ẩn trong đám người kia lên tiếng gây chuyện, nói:

- Trên sổ gửi tiền có ghi rõ, gửi tiền tự do, hôm qua chúng tôi đồng ý, hôm nay muốn thay đổi thì đã làm sao chứ!



- Đúng vậy, thành Biện Kinh có không ít cửa hàng có thể gửi tiền,

Lập tức có người tiếp lời:

- Chúng tôi muốn chuyển ổ, không được hả…



- Các ngươi cũng nghĩ như vậy sao?

Trương Bộ đầu cười lạnh, hướng mọi người nói.



Đám người gửi tiền không khỏi lắc đầu, hướng nhà này gửi kiếm được tiền, hướng nhà kia gửi thì thua lỗ, ai có thể tính không ra con số này chứ?



Đôi mắt quỷ của Trương Bộ đầu đã thấy nhiều kiểu như thế rồi, liền cười lạnh, chỉ vào hai người vừa lên tiếng và nói:

- Hai ngươi qua đây!



Hai người đó rụt cổ lại, muốn trốn về phía sau.


Thêm vào đó, Hàn Kỳ luôn muốn gây phiền phức cho tiền trang Biện Kinh. Có thể nói, tiền trang Biện Kinh trong hai tháng đầu đều gặp phải sóng gió bấp bênh, phải bận rộn ứng phó. Cũng may có Tào gia và Liễu gia tiếp ứng, cộng thêm đám người Hầu Nghĩa, Lý Toàn bôn ba xuôi ngược, mới xem như đứng vững ở cục diện trước mắt.



Còn về quan hệ với những kẻ cùng ngành, vẫn cứ đấu qua đấu lại như cũ. Nhưng không có sự can thiệp quyền lực của quan phủ, Trần Khác có lòng tin đối phó với kẻ địch tám phương bốn hướng.



Bước chuyển ngoặt xuất hiện vào tháng cuối đông, Hàn Kỳ cuối cùng gạt được Cổ Xương Triều, ngồi lên vị trí Xu Mật sứ, người thay thế y là Thành Đô tri phủ, Ích Châu lộ Chuyển Vận sứ, Lưỡng Xuyên Binh Mã Đề Hạt – Trương Phương Bình.



Nghe được tin này, các anh em của tập đoàn Thanh Thần đều như trút được gánh nặng…Không ngờ là lão Trương, đó là người quen cũ, lúc ở Thành Đô chiếm không biết bao nhiêu lợi ích của bọn họ? Cuối cùng đến lúc phải hồi báo rồi!



Tuy rằng trời càng lúc càng lạnh, nhưng những ngày của tiền trang Biện Kinh lại từ từ trở nên tốt hơn. Khoản cho vay đưa ra bắt đầu có dấu hiệu khả quan; người đến gửi tiền cũng càng lúc càng nhiều. Càng quan trọng hơn là từ sau khi biết được Trương Phương Bình thay thế Hàn Kỳ, những nhà giàu, thương gia trong kinh thành cuối cùng cũng tiêu trừ được sự lo lắng, để yên tâm mà giao tiền tài cho tiền trang quản lí.



So với đám Điển Đương Hành (tên hiệu cầm đồ) tham lam, hủ bại đó, mọi người có mười ngàn lí do để chọn tiền trang Biện Kinh. Các thương nhân lớn nhỏ trong kinh đều mong muốn tạo mối quan hệ với cửa tiệm chuyên nghiệp mà lại không tham lam này… Rất nhiều người còn làm ra hành động vay mượn tiền từ tiền trang Biện Kinh để trả sạch khoản vay nặng lãi.



Tóm lại, vào mùa đông năm Gia Hựu thứ nhất, tòa tiền trang ấp ủ quá nhiều hy vọng này cuối cùng đã tạo được gốc rễ vững chắc, bắt đầu từ từ mở rộng thực lực của mình…



Nhưng vào lúc này, mọi người cũng không còn chú ý đến các cách thức tranh đấu của tiền trang này và những kẻ cùng ngành, điều đó dù sao cũng quá sặc mùi tiền. Bây giờ, tiêu điểm của mọi người là kì thi mang tính cột mốc lưu truyền hậu thế, vô cùng nổi tiếng, quan trọng.



Giờ khắc này, các sĩ tử ở khắp nơi trên toàn quốc hội tụ về kinh thành, chuẩn bị tham gia buổi lễ tuyển chọn nhân tài được cử hành khi qua năm mới!



Trong tương lai, vô số người cảm thán rằng đây là khoa cử không gì sánh kịp trong lịch sử triều Tống.



Bất luận là về văn học hay là về chính trị.



Về mặt văn học, khoa cử này làm nổi lên các ngôi sao sáng chói, bất luận là về độ sáng hay là về số lượng, trước đây chưa từng có, sau này cũng là tuyệt đối không. Từ nay về sau, sự kiệt xuất, phát đạt của Đại Tống đều phụ thuộc vào vị tiến sĩ khoa thi này, cùng với ngòi bút của y….



Mà sự tiến triển của văn phong ngàn năm sau, để mọi người có thể dùng ngôn ngữ thông thường để viết lách cũng bắt đầu từ khoa thi này.



Còn về phương diện chính trị, sự hưng suy khởi phục trong ba mươi năm sau này của cả Đại Tống, đều do vị tiến sĩ khoa thi này nắm giữ.



Theo quy định, phát giải cử nhân (những người hợp cách được tiến cử từ châu huyện đưa tới kinh tham gia Lễ bộ hội thi) hạn trước ngày hai mươi lăm tháng mười đến Lễ bộ cống viện nộp các giấy tờ tình trạng gia đình, giấy bảo lãnh..vv, cùng việc hoàn tất các thủ tục báo danh, nhưng đến tuần cuối tháng giêng năm sau mới bắt đầu thi. Trong khoảng thời gian hai ba tháng này, vài ngàn sĩ tử khắp các nơi trên đất nước hội tụ về Biện Kinh, làm tòa đô thị to lớn vốn mang phong thái nho nhã vô cùng, biến thành cả một thế giới của những người văn chương!



Từ tháng mười đến tháng tư năm sau, trong khoảng nửa năm này, những người đọc sách của Đại Tống là nhân vật chính tại tòa thành này, kẻ nổi bật trong số bọn họ thì càng trở thành ngôi sao sáng được mọi người chú mục, thậm chí còn là một ngôi sao lớn, chiếu sáng cả bầu trời của đế quốc từ đây.



Đương nhiên điều kiện tiên quyết để trở thành minh tinh là thi đậu kì thi mùa xuân này. Bởi vì sau sự việc của ‘Trương Nguyên’, kỳ thi liền chỉ xếp thứ hạng, chứ không đào thải bớt, cho nên có thể lấy kỳ thi mùa xuân làm cột mốc, chia khoảng thời gian này thành hai giai đoạn. Nửa giai đoạn đầu mang đậm không khí nghiên cứu, học tập. Nửa giai đoạn sâu là ra sức điên cuồng học hành thâu đêm.



Cho dù cuối tháng mười là kỳ hạn báo danh cuối cùng, nhưng trên thực tế, không ai đợi đến phút cuối mới vào kinh. Các sĩ tử sau khi đến ghi danh trên bảng, liền thu thập hành trang, nhanh chóng vào kinh ứng thí, để có thể sớm đến được trung tâm của nền giáo dục, văn hóa; kịp thời hiểu được xu hướng của nền văn học, điểm nóng chính trị hiện tại; cũng để có thêm chút thời gian đến bái phỏng danh sư, tham gia các diễn đàn văn học, thỉnh giáo nhiều điều hơn từ phía các sĩ tử khác.



Không còn cách nào, ai bảo mỗi lần thi đỗ tiến sĩ trong kỳ thi cử, đa số đều là Quốc Tự Giám, những người mà phủ Khai Phong báo danh đến. Đây không phải rối loạn kỉ cương thi cử gì cả, cái sâu xa trong đó là do kinh thành cách trung tâm văn hóa chính trị rất gần, có thể dễ dàng nghe ngóng tin tức về thi cử, biết được sở thích văn phong của quan chánh chủ khảo. Cái gọi là ‘cách dùng người của quốc gia’ chính là kẻ không thể đậu kỳ thi tiến sĩ, thì không thể được chức quan tốt; kẻ không am hiểu thi phú sách luận, thì không thể đậu kỳ thi; kẻ không đến kinh sư để học, thì cũng không thể am hiểu thi phú sách luận.



Do đó, mỗi năm vào lúc này, mọi hội trường, tràng quán ở kinh thành chỉ có một công hiệu, đó chính là cử hành đủ mọi diễn đàn thi thố văn thơ. Bình quân một ngày sẽ đồng thời cử hành mười mấy hội thi, nhiều lúc thậm chí đạt đến hai mươi mấy hội thi.



Nếu như bạn cho rằng những hội văn thơ này chỉ là những lớp học dạy nước rút trước kỳ thi của các thư sinh thì sai rồi. Đây kỳ thật là một kỳ thi phân cấp tinh anh của triều Đại Tống.



Có người đức cao vọng trọng đến giảng thuyết, có quan viên triều đình đến chỉ bảo, có vương tôn quý tộc đến xây dựng, tạo lập, có thương nhân giàu có đến tài trợ, càng có không ít danh kỹ đến giúp vui…



Nếu bạn cho rằng các danh kỹ chỉ là bình phong thì đã vô cùng sai lầm rồi. Thi từ, thư pháp của họ vượt xa so với trình độ của đại đa số các sĩ tử, chỉ cần tàn tàn cũng trở thành nhân vật chính sáng lóa. Trên thực tế, hội văn thơ thế này cũng là nơi dễ nhất để thành danh của các danh kỹ. Bởi vì tài danh của các nàng đều do các sĩ tử lưu truyền, mới có thể trở nên sáng chói, khắp thiên hạ đều biết đến…



Nhưng mỗi ngày đều nhiều hội thi như thế, các danh kỹ đương nhiên sẽ không phải hội nào cũng đến, bọn họ cũng đang lựa chọn, lựa chọn những hội thi do những bậc đại nho nổi tiếng tổ chức, hay những hội có truyền thống lâu đời, hoặc những hội tập trung những sĩ tử hàng đầu. Còn những hội thi nhỏ, thông thường, không có tên tuổi, rất hiếm khi nhìn thấy bóng dáng của các danh kỹ, nguyên nhân thì không cần nói cũng biết. Đừng oán trách cái xã hội này quá hiện thực, quả thật là mọi người đều sống trong thế giới hiện thực…



Những hội văn tương đối nổi tiếng, thường là do các quan viên thành danh đã lâu hay những vương tôn vừa giàu có vừa nhàn rỗi trong kinh tổ chức. Nhưng tình hình năm nay không giống lắm. Ba đại hội thơ văn do các thí sinh khoa này tổ chức lại dành được sự nổi trội.



Đứng đầu trong đó là đại hội thơ văn do ‘Thái Học văn hội’ tổ chức. Hội này là văn xã có lịch sử nhiều năm, tập trung một đám thanh niên danh tiếng vang dội nhất kinh sư. Người khởi xướng nên hội này – Lưu Kỷ còn được xem là nhân tuyển có một không hai liên tục đứng đầu trong tam nguyên (Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên)… Cho dù vị trí nổi bật của y bị ai đó giành mất, nhưng có vô số quan lại quyền quý làm hậu thuẫn cho y, rất nhanh sẽ lại trở thành thần tượng trong mắt vạn người. Huống hồ, mạng lưới quan hệ và tài chính của Thái Học văn hội đều to lớn vô cùng. Lại có thể mời nhất biểu danh sư đến vị trí tốt nhất cử hành. Mỗi lần những nhân vật nổi tiếng đến trước cổ động nhiều như nêm. Nổi bật thế này cũng là điều đương nhiên.



Một hội văn nổi tiếng khác là do ‘Gia Hữu học xã’ tổ chức, nhìn tên là biết. Đây là xã đoàn vừa thành lập năm nay. Lúc đầu vừa thành lập cũng không có tiếng tăm gì, trở nên nổi tiếng cũng là việc hai tháng gần đây, nói chính xác, sau khi yết bảng kì thi Hương – Đầu tiên là toàn bộ người trong học xã đều đậu, tiếp theo là trong cuộc thi ở Trạng Nguyên lầu, toàn thắng Thái Học văn hội, tạo nên tiếng vang lớn.



Người người trong kinh đều biết, trong các Thái Học sinh có một thanh niên tài hoa hơn người, không có tham gia vào Thái Học văn hội, mà tự thành lập một học xã. Bọn họ nói, nếu có người có thể đấu với Lưu Kỷ, chỉ có hai người thanh niên của Gia Hữu học xã, một người là hội trưởng – Giải nguyên của kì thi biệt đầu (một kì thi tương đương với kì thi tiến sĩ thông thường, nhưng để nhằm hạn chế sự ưu tiên đối với các con em quan lại có người thân làm chánh chủ khảo) - Trần Khác, một người là á nguyên kì thi Hương -Tô Thức.



Đương nhiên, chỉ dựa vào hai tài tử này, vẫn chưa thể dành được nổi trội thế này. Còn có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía quốc cựu – Tào gia. Tào gia thay đổi phong cách bảo thủ xưa nay, tài trợ mọi hoạt động cho Gia Hữu học hội, mời danh sư cho bọn họ, tài trợ địa điểm, mời danh kỹ… Nhưng người khác cũng nói không là gì cả, ai bảo mẹ kế của Trần Khác là con gái Tào gia chứ? Người nhà giúp người nhà, là việc hoàn toàn chính đáng.



Danh tiếng, thế lực của Gia Hữu học xã không hề kém cạnh so với Thái Học văn hội còn có một một nguyên nhân, chính là các danh kỹ trong kinh đều vô cùng bằng lòng đến cổ động. Ban đầu, bọn họ đều nhắm vào Trần Khác, nhưng đến thì lại phát hiện báu vật khác là Tô Thức…. Các danh kỹ này, gặp qua vô số người, cách nhìn người độc đáo, biết rằng anh chàng đẹp trai, bảnh bao có chút danh tiếng trước mặt, trong tương lai tuyệt đối sẽ gặt hái được thành tựu, là tài tử số một trong thiên hạ.



Có hai người này ở đây, đủ để các danh kỹ đổ xô đến…



Còn về hội văn cuối cùng do các sĩ tử khảo thí khóa này tổ chức thì không long trọng, hoa lệ như hai hội trước. Biểu hiện khiêm tốn, không hào nhoáng như thế, nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng. Người khởi xướng của nó không phải là tài tử, mà là một người trung niên gọi là Trương Tái.



Trương Tái, tự là Tử Hậu, năm nay ba mươi tám tuổi, người Quan Trung, mặt mày xanh xao vàng vọt, tướng mạo xấu xí, hoàn toàn không thể so sánh với đám tài tử trẻ tuổi Lưu Kỷ, Tô Thức, Trần Khác. Nhưng được sự ủng hộ của tể tướng đương triều, ngồi trên ghế da hổ tại Tướng Quốc tự thuyết giảng “dịch kinh”. Bởi vì ông ta là một nhà học thức nổi tiếng, tạo lập ra trường phái “Quan học”, cũng được cho là một trường phái quan trọng trong giới học giả.



Tại sao phải giảng “dịch” mà không giảng cái khác. Bởi vì “dịch học” được xưng là ‘khởi nguồn của mọi triết lí, nội dung bao hàm lớn vô cùng’, được cho là triết học của mọi triết học, là cảnh giới cao nhất của học vấn. Nghe nói, chỉ cần hiểu thông “dịch”, cái gì cũng có thể vừa xem qua là hiểu ngay, trên đời này không gì có thể làm khó học vấn của bạn… Còn về khoa cử, đương nhiên không cần phải bàn đến.



Nhưng nếu bạn cho rằng, chỉ có những lão đầu yêu thích nho học mới tham gia hội văn của ông ta thì vô cùng sai lầm. Bởi vì khẩu hiệu mà Trương Tái hô hào, thực ra là tiếng nói mạnh nhất ở thời đại này. Ông ta nói những người đọc sách chúng ta, không nên chỉ trích dẫn văn chương mà không hiểu thâm ý, chỉ biết tả trăng tả cảnh mà không hàm xúc, chỉ lo xu nịnh vuốt đuôi mà trở nên đắc ý; vậy, chúng ta phải làm gì chứ?



- Vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh, vi vãng thánh kế tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình! (Vì thiên hạ mà tạo lập ý chí, vì nhân dân mà không tiếc tính mạng, vì để tiếp tục kế thừa tuyệt học của đức thánh hiền, vì để khai mở thái bình muôn đời!)



Bốn câu khẩu hiệu này vừa hô lên, lập tức có biết bao người hâm mộ, không biết bao nhiêu người đến trước nghe ông ta thuyết giảng. Nhưng Trương Tái chỉ nói một nửa, liền ngừng. Bởi vì sau đêm thuyết giảng hôm trước, hai huynh đệ Trình Hạo, Trình Di là cháu họ ông ta từ Lạc Dương đến sớm để chuẩn bị dự thi cử đã đến bái phỏng ông ta trước.



Không sai, ‘Trình’ trong huynh đệ họ Trình này chính là họ ‘Trình’ của nhà lí học (chỉ nền nho học mới sau triều Tống hay còn gọi là đạo học) Trình Chu, chính là lí học mà bọn họ sáng tạo đã thống trị Hoa Hạ mấy trăm năm ở đời sau. Loại thánh nhân trong tương lai này, tự có chỗ bất phàm. Tuy mới hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi, nhưng trình độ nho học đã vô cùng uyên thâm rồi.



Trương Tái tuy là biểu thúc của hai người bọn họ, nhưng sau khi thức trắng đêm bàn luận, sau khi nghe kiến giải của hai người về “dịch kinh”, ông ta cảm thấy học vấn của mình vẫn chưa đủ. Ngày thứ hai, liền nói với những người đã đến nghe thuyết giảng hôm trước:

- Nay thấy hai huynh đệ Trình gia giảng giải “dịch” một cách thâm sâu, tự thấy mình không bằng, thiết nghĩ họ có thể thay thế thuyết giảng.



Thế là nhường lại vị trí thuyết giảng cho hai người cháu họ, tự mình ngồi xuống phía dưới để nghe giảng. Người đạo đức thanh cao như ông ta, bởi vì chính ông ta, cũng là bởi vì hai người cháu họ mà trở thành người có danh tiếng là cao thượng. Danh tiếng không thua kém hai hội văn lớn kia.





Sở dĩ cả ba hội văn dốc hết sức lực, ngoài để tạo lập danh tiếng của mình, kì thực là vì mục đích thu hút các đồng đạo, anh tài. Tương lai bất kể là làm quan hay nghiên cứu học vấn đều cần người ủng hộ. Bây giờ tạo lập nền móng, nếu so với việc đợi sau kỳ thi hội mới đi liên lạc, thì hiệu quả tốt hơn gấp trăm lần.



Cho nên Trương Tái người ta đã đề ra tôn chỉ ‘Vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh, vi vãng thánh kế tuyệt học, vi vạn thế khai thái bình!’, hai hội khác còn lại đương nhiên không thể để tụt ở phía sau, phía bên Thái Học văn hội do Lưu Kỷ lập ra, nghĩ ra một phần “Thị chư sinh bảng”, dán ở khắp nơi trong hội: “Khoa cử là tổ chức cho những kẻ bất tài sao? Kỳ thi cận kề, cớ sao các học giả không nghiêm túc? Trung Dung viết: “ Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi; nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường.” (câu này muốn nói nếu ta không thông minh như người khác, người ta phải bỏ ra một phần sức lực để làm một việc thì ta cần bỏ ra mười phần sức mới có thể làm việc đó; nếu người khác phải bỏ ra mười phần sức để làm một việc thì ta phải bỏ ra một ngàn phần sức để làm việc đó. Ý muốn khuyên bảo phải luôn tự cường, không để tụt hậu). Có điểm nào không rõ, thì trao đổi cùng những học sinh khác, dám xem việc hỏi kẻ khác là học tập, cũng chính là mình tự học”. Dùng việc nâng cao thành tích đỗ được hạng nhất, để thu hút mọi người đến nghe giảng.



Phía bên Gia hữu học xã thì do Tô Thức thảo ra một bản “Tặng học xã chư công sơ”, để cổ động chúng đồng học, sinh động hơn nhiều so với Thái Học thể khô khan của Lưu Kỷ: “Ai có thể tự mình làm thầy, tự ở nhà mà học? Nếu đúng thì cùng nhau trao đổi, chia sẻ, không đúng thì cùng nhau khuyên sửa. Tận dụng thế mạnh của nhau để đạt hiệu quả tốt nhất theo đúng chí nguyện của mỗi người. Tuyết trắng nắng xuân (vốn chỉ một khúc ca dao quý tại nước Sở thời chiến quốc, ý nghĩa ám chỉ một loại văn học nghệ thuật cao thâm), mọi người đều tìm kiếm; Cao sơn lưu thủy (khúc nhạc nổi tiếng của Bá Nha mà chỉ có người tri kỷ của ông là Tử Kỷ mới có thể hiểu thấu), gặp được tri âm. Đừng tự cho là một mình có thể hiểu tất, mà quên mất phải học hỏi. Từ đó mà dần tạo được danh tiếng tốt; thông qua các kì thi mà sẽ đạt được thành công ứng với sự phấn đấu của chúng ta. Bắt đầu từ đây, kết giao bạn bè, tạo lập quan hệ.