Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 6291 : Thành kỳ tích
Ngày đăng: 01:24 20/04/20
Trận này, may mắn gặp được quang cảnh trai giới của người Đại Lý, cả ngày đi theo ăn chay. Trong miệng của mấy vị đều nhạt ra, thật sự không thể chịu nổi, Vương Thiều sai người tại một góc tránh gió chỗ tường thành, đặt một cái nồi lớn, đặt lên một miếng than làm bếp. Mặt trên đặt lên một giá đỡ bằng sắt cách nhau, gọi mấy người anh tới ăn đồ nướng.
Với địa vị của bọn họ, hiển nhiên nên có người hầu hạ, nhưng cái ngon của đồ nướng, vốn dĩ phải ở chỗ khói hun lửa cháy, cho nên Vương Thiều đều đuổi mấy người hầu hạ xuống, tự mình động tay làm đầu bếp…Y mang nguyên liệu nấu ăn ướp trước, sau đó gác trên giá, lấy đũa dài đảo đi đảo lại, rắc lên hương liệu Nam Dương được đưa từ Thục Thân Độc đạo (*) vào Trung Nguyên, mùi hương rất nhanh lan tỏa, khiến mấy người đang nói chuyện, tất cả đều đứng ngồi không yên.
(*): Là một cửa ngõ giao thông thông thương bắt đầu từ Thành Đô Tứ Xuyên Trung Quốc, qua Vân Nam, đến Ấn Độ, còn gọi là con đường tơ lụa phương nam.
Bởi vì có người thích miệng lớn ăn thịt, có người lại giữ gìn tư tưởng của văn nhân, thích sự thanh đạm, còn có Hòa thượng ăn chay, cho nên nguyên liệu đồ nướng của bọn họ rất phức tạp. Trên giá đỡ bằng sắt ngoài miếng thịt bò, cánh gà đã ướp, còn có miếng táo, tôm cá rau quả thậm chí là mì phở… Đừng tưởng rằng chỉ có Huyền Ngọc mới ăn, loại mì phở Đại Lý này gọi là “món ăn nhanh”, là món tất cả mọi người yêu thích.
Nó dùng bột gạo làm thành hình bánh tròn dàn mỏng, nướng trên lửa tới khi hơi khô vàng, mặt ngoài rắc vừng, kẹp dưa chuột vào, miếng củ cải hoặc là miếng thịt bò dê nướng vàng xung quanh rồi ăn. Vừa có thể đỡ đói, lại rất ngon, hơn nữa khi đánh giặc, vì như thế nên có thể làm cho người ta ăn nhanh no mà lại ngon, mấy người của Vương Thiều vô cùng thích thú.
Tuy nhiên trong thời khắc Thao Thiết (một con quái vật tham ăn tàn ác trong truyền thuyết) mà thời gian dư giả như lúc này, nhận được hoan nghênh nhất vẫn là cá nướng của Đại Lý… Đem mổ cá trước, ghì chặt trên cây thăm bằng trúc làm theo hình chữ thập giao nhau, con cá nước mặn hồ Nhị Hải giống con diều giấy dính trên giá, nướng đi nướng lại hai mặt trên lửa, cho tới khi mùi tanh trở thành mùi thơm, tiếng dầu xèo xèo rớt xuống, mỗi người liền cầm lấy một con, một tay kia cầm theo vò rượu… Tay trái giương cung, tay phải cài tên, nhanh chóng cắn nhanh không quan tâm tới hình tượng của mình.
- Ta nói với các ngươi, Đoàn vương gia mời khách ăn cơm không đi.
Đang ăn rất vui vẻ, liền nghe thấy giọng trêu tức nói:
- Lại trốn ở đây nướng cá ăn, ngược lại làm ta một mình gánh trách nhiệm.
Người nói là Lã Huệ Khanh, hôm qua Đoàn Tư Liêm ở hoàng cung của Đại Lý, mở một bữa tiệc tiếp đãi Tống Sứ. Ngoài Vương Khuê ở lại thành Đại Lý ra, phía bên Long Thủ quan cũng chỉ có mình Lã Huệ Khanh đi làm đại biểu.
- Ăn quốc yến trở về rồi à.
Vương Thiều liếc y một cái nói:
- Thế nào, ăn vui vẻ chứ?
- Thơm quá, nói nhảm ít thôi, cho một con trước giải quyết cơn thèm cái đã.
Lã Huệ Khanh xoa tay nói.
- Quốc yến sơn hào hải vị vẫn chưa ăn đủ à.
Tống Đoan Bình cười đùa nói:
- Còn thích một miếng cá nát.
- Nói đúng rồi, rất hiếm mà.
Lã Huệ Khanh nhận một miếng cá nướng, nhã nhặn cắn một miếng nhỏ, vẻ mặt say sưa nói:
- Đây mới chính là mùi vị của cái kia. Ngày hôm qua cái đã ăn ở hoàng cung của Đại Lý, đó là một món vô vị nhạt nhẽo.
- Sao vậy, trình độ điều khiển bếp của Đại Lý quá kém sao?
Mọi người cười hỏi.
- Trình độ ngược lại không kém, chính là bữa cơm đó ăn quá cực khổ.
Lã Huệ Khanh cười nói:
- Con người của Đại Lý cũng tốt, chúng ta người Tống cũng thế, trong lòng đều suy ra ý nghĩ của mình. Mỗi người đều có mục đích riêng phải đạt được, ngươi nói làm sao có thể ăn ngon được chứ?
- Đoàn Tư Liêm có ý gì?
Vương Thiều nhấp một ngụm rượu ngon, tiếp tục đảo thịt nướng hỏi.
- Vẫn hy vọng quân đội Đại Tống của ta có thể tiến vào chiếm giữ thành Đại Lý.
Lã Huệ Khanh cười nói:
- Đoàn Tư Liêm vẫn chưa từ bỏ ý định sao…
- Lão quan này!
Vương Thiều xì nói:
- Cũng quá hy vọng hão huyền rồi, Đại Tống chúng ta có thực lực đó sao?
- Càu nhàu ít thôi.
Lã Huệ Khanh lắc đầu nói:
- Cẩn thận để người ta nghe thấy.
- Không nghe thấy đâu.
Vương Thiều lắc đầu, vẫn hạ thấp giọng nói:
- Nghe nói lần này, Trọng Phương có thể tạo ra cục diện này, đã là bản lĩnh rất lớn rồi. Nhưng thái độ của triều đình, đều khiến mọi người cảm thấy ngột ngạt… Chỉ xuất ba vạn binh, còn không cấp lương bổng, còn không cho đánh giặc! Quan gia và đám tướng công, vừa muốn để ngựa chạy nhanh, lại muốn để ngựa không ăn cỏ, thực sự coi Trọng Phương thành thần tiên rồi!
- Nếu không có những điều kiện này, nếu không phải là Đại Lý có thể giải quyết thiếu tiền trong nước, một binh lính triều đình cũng sẽ không cho Trọng Phương.
Tăng Bố thản nhiên nói:
- Mà Trọng Phương vì để có thể nhanh chóng xuất binh, chỉ có bịt mũi chấp nhận những điều kiện này thôi.
- Ta tính rõ rồi, cho triều Đại Tống đánh giặc, đó là sự việc của thần tiên làm.
Tức giận vô cùng lại phải cười nói:
- Ngươi không có tiên khí như vậy của Trần Tam Lang, thì đừng có kiểu không hiểu mà bày đặt như thế.
- Được rồi được rồi, đừng nói gở nữa.
Lã Huệ Khanh không muốn nghe y càu nhàu, gặp phải phiền toái không cần thiết. Năm đó đám người Vương Ích Nhu, Tô Thuấn Khâm, không phải vì say rượu nói ngông cuồng, lần đầu leo lên giới chính trị, liền phá hoại hết tiền đồ đã cố gắng sao? Bài học tàn khốc, nhất định phải rút ra:
- Lần đi sứ này, chúng ta có thể nói kế hoạch lớn thành công, cho dù không thể sáng rọi sử sách, cũng nổi danh một thời, các vị cứ vui vẻ đi.
- Điều này có cái gì đáng vui mừng vậy? Dựa vào duy trì thế cân bằng ở ba hướng để gắn bó địa vị ở Đại Lý, rất không vững chắc. Một lúc nào đó thế cân bằng của ba hướng bị phá vỡ, tất cả sẽ đi đâu không biết.
Dường như Vương Thiều lại khăng khăng làm trái lại y:
- Khi nào mang Đại Lý đổi thành châu quận của Đại Tống, lúc đó mới thực sự vui vẻ đó.
- Rèn sắt còn cần tự bản thân cứng rắn mà.
Tống Đoan Bình biết, Vương Thiều và Lã Huệ Khanh, trong ngày thường vì bất đồng quan điểm, có nhiều tranh cãi. Nếu để bọn họ tranh cãi, bữa cơm này thì không thể ăn được, liền giảng hòa nói:
- Khi nào Đại Tống trên dưới một lòng được, ngân khố quốc gia đầy đủ rồi, quân đội hùng mạnh rồi, khi đó Đại Lý hoàn toàn thuộc về chúng ta.
- Lời này của ngươi chẳng khác gì không nói.
Vương Thiều trừng mắt một cái nói:
- Tuy nhiên đúng là đạo lý này.
- Đúng vậy!
Tăng Bố cũng gật đầu nói:
- Triều Đại Tống trăm thói xấu không thể thoát ra, bước đi gian nan, đủ loại quan lại ăn không ngồi rồi, đáng khinh không chịu được. Triều đình như vậy, duy trì còn không dễ, nói gì tới phát triển nghiệp lớn chứ?
- Nhất định phải làm cuộc cải cách chính trị, thay đổi phong tục, từ trong ra ngoài cải cách đổi mới, mới có thể có hy vọng.
Vương Thiều gật đầu nói:
- Nhưng theo ta, đương kim quan gia là không hy vọng được, vẻ già nua nặng nề, hy vọng ông trời phù hộ, có thể ban cho chúng ta một vị Hoàng đế đầy hứa hẹn!
- Ngươi thử xem, sắp tới rồi…
Lã Huệ Khanh buồn bực nói:
- Tấm gương nhà Ân của người Khánh Lịch đảng không xa, làm sao lại không thể tiếp thu bài học này chứ?
Triều Đại Tống, thậm chí hai nhà khoa học thông minh vĩ đại nhất của lịch sử cổ đại Trung Quốc, làm sao người bình thường có thể giải thích được?
Hai người Tô Tụng và Thẩm Quát tòng quân xuất chinh, dọc đường thăm dò đường thủy, nghiên cứu thảo luận phương án thi công, chờ đến khi tới Đông Xuyên, đã đề ra một kế hoạch kỹ càng. Nhưng Trần Khác lập tức đưa cho bọn y nhiệm vụ mới, thiết kế quy hoạch cho thành Đông Xuyên tương lai.
- Đông Xuyên không chỉ là quân doanh của Đại Tống ta, cũng không chỉ là trung tâm khai thác mỏ, trung tâm sản xuất tiền trong tương lai, mà hơn thế nữa là biểu thị sức lực hùng mạnh của Đại Tống ta tới Đại Lý, vũ đài của nền văn minh vĩ đại.
Đối với sự mong đợi của thành phố này, Trần Khác nói thế này:
- Muốn cho thành phố này, có sức hút giống như một cục nam châm, thu hút người Đại Lý, người Đại Tống, thậm chí người Xiêm La, Myanma tới đây sinh sống. Không chỉ là vì mỏ đồng, mỏ bạc, mà là vì chính thành phố này.
Trên thế giới có hai loại người thành công vĩ đại nhất, một là chính khách kiêu ngạo, ngông cuồng, một là nhà khoa học điên cuồng. Sau khi hai loại người này tề tựu được với nhau, chính là cảnh tượng này ngay trước mắt.
Đầu tiên là lựa chọn địa điểm thành phố, Trần Khác yêu cầu hết sức hà khắc. Hắn cho rằng lựa chọn địa điểm thành phố, đầu tiên phải lấy sức khỏe của cư dân làm trọng.
Thẩm Quát và Tô Tụng liền dựa theo yêu cầu của hắn, đưa ra điều kiện lựa chọn cụ thể: nơi nên làm là bãi đất, không khói không sương, khí hậu ôn hòa, không lạnh cũng không nóng, hơn nữa còn phải tránh gần chỗ đất đầm lầy. Bởi vì sáng sớm lúc mặt trời mọc gió nhẹ thổi qua thành phố, nếu sương mù mà gió nhẹ mang tới hòa với sương mù của đầm lầy, khí độc của sinh vật ở đầm lầy sẽ bay tới trên người của cư dân. Thời gian dài tất nhiên sẽ dẫn tới phát sinh dịch bệnh. Điểm này, ở Đại Lý có thể nói rất quan trọng, vì vậy tỉnh Vân Nam thời kỳ này, khắp nơi tràn ngập khí độc, nơi ẩm ướt phát sinh muỗi A- nô- phen.
Ngoài cái đó ra, còn phải suy xét tính an toàn, giao thông tiện lợi, không gian thành phố và các nhân tố khác.
Đây là nguyên nhân lúc người Tống tuyên bố, đã khiến Cao Thăng Thái phát điên – điều kiện thật sự rất hà khắc.
Sau nhiều chọn lựa, cuối cùng đã chọn vị trí nằm ở phía trên đập Lâm Giang của phía bắc phủ Thiện Xiển, xây dựng thành Đông Xuyên tương lai.
Sau khi tuyên chỉ, là quy hoạch với thành phố cụ thể. Dựa vào sự hiểu rõ về Tô Tụng và Thẩm Quát, đơn giản chính là thiết kế tường thành, sắp xếp đường đi và phân chia trong khu vực thành. Nhưng Trần Khác đề xuất, điều kiện vệ sinh bên trong thành cũng rất quan trọng, vì thế hắn đưa ra ba yêu cầu: không làm ô nhiễm hệ thống dẫn nước, đường thoát nước thông suốt và nhà tắm công cộng và nhà vệ sinh đầy đủ.
Vì để thành Đông Xuyên phù hợp với yêu cầu của tương lai, Trần Khác cũng tự mình gia nhập hàng ngũ người thiết kế. Trải qua hơn mười ngày thảo luận kịch liệt, hôm nay cuối cùng đã sửa bản thảo rồi.
Hiện giờ hiện ra trước mắt Tống Đoan Bình và Dương Thế Đạc, là một thiết kế thành phố khối lập thể. Ngoài đường phố, quảng trường, đường sông, thiết kế quảng trường trong khái niệm thông thường của bọn họ ra ra, còn có kênh dẫn nước cạn cao nối trên không trung… Đây là thiết kế của thành phố ở bãi đất cao, nhất định phí tổn phải trả cao. Mà thành thị trong Đại Tống, để dẫn nước thuận tiện, phần lớn xây ở chỗ thấp, các loại tệ nạn vì vậy mà phát sinh.
Nước của sông Bắc Bàn Giang, thông qua kênh dẫn nước trên cao, sau khi dẫn nước vào thành phố, mang tích ở tháp chứa nước. Sau khi lắng đọng, thông qua mương máng của đường dẫn phân phối tới các nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm và trong hộ gia đình của thành phố.
Thoát nước lại ở trong lòng đất, giống như mạch mước bình thường. Đường thoát nước nhất định cao tới mười thước, ngoại trừ thải chất ô nhiễm ra ngoài còn có hiệu quả trong việc chắn lũ.
Được thiết kế trên cơ sở khiến mọi người vô cùng chấn động, đó là thiết kế con đường, đường phố, kênh đào, nha phủ, chợ, doanh trại binh lính, trường học…tất cả những thứ quen thuộc với bọn họ.
- Thế nào, có ý kiến gì cứ việc nói. truyện copy từ tunghoanh.com
Sau khi đợi hai người xem xong bản vẽ, Trần Khác cười hỏi.
- Rất rất… rất chấn động.
Dương Thế Đạc chấn động đến mức lời nói không lưu loát, bút tích của triều Đại Tống đã vượt qua sự tưởng tượng của y:
- Ta rất rất…rất hi vọng nhìn thấy dáng vẻ của thành phố này xây dựng lên rồi.
- Phí tổn, ngươi suy nghĩ tới phí tổn chưa?
Tống Đoan Bình lại bình tĩnh nói:
- Muốn xây dựng thành phố như vậy, cần bao nhiêu gỗ, bao nhiêu đá, bao nhiêu nhân lực, bao nhiêu thời gian?
Hàm ý, có phần thích đao to búa lớn rồi.
- Chi phí không quá nhiều.
Trần Khác cười nói:
- Chính là bốn mươi nghìn binh lính trong tay ta. Một mùa đông, đầu xuân sang năm có thể nhìn thấy mô hình của thành phố này.
- Làm sao có thể nhanh như vậy?
Tống Đoan Bình không tin liền nói.
- Không tin vậy thì đánh cuộc.
Trần Khác cười nhìn bạn đồng hành nối khố với mình nói.
- Đánh cuộc thì đánh cuộc!
Tống Đoan Bình cười nói:
- Ta lại muốn chờ xem xem, cuối cùng là thành Kỳ Tích, hay là thành Ngưu Bì (khoác lác).
Đại Tống năm Gia Hựu thứ hai, Đại Lý mùng hai tháng chín năm Chính An thứ năm …..
Vừa sáng sớm, thủ quân Long Thủ quan bắt đầu nhóm lửa nấu cơm. Mặc dù đồ dự trữ của thành Đại Lý đầy đủ, quan viên cấp lại có thói quen cắt xén quân lương. Thế cho nên các chiến sĩ hăng hái chiến đấu đẫm máu thường ở vào trạng thái đói khát. Tình hình này, mãi cho tới khi Tăng Bố tiếp nhận tiếp tế hậu cần, mới đạt được chuyển biến tốt đẹp.
Lương thực lấy được trong tay đã thiếu, Tăng Bố liền trực tiếp tới thành Đại Lý tìm Đoàn Tư Liêm, yêu cầu y bổ sung đầy đủ mức yêu cầu. Trên mặt Đoàn Tư Liêm tối sầm lại, hiển nhiên phải sắp xếp quan viên đi xử lý. Thường xuyên qua lại, mới không còn ai dám cắt xén quân lương của tiền tuyến, các tướng sĩ mới có thể ăn cơm no.
Đương nhiên, thức ăn vẫn có chút khác biệt. Ví dụ như sáng sớm, binh lính Đại Lý ăn nước canh cùng với bánh ngô đen. Nhưng binh lính triều Tống và quan quân Đại Lý, lại có trứng gà và cơm ăn, thỉnh thoảng còn có thịt muối gà sấy khô. Sau khi thân quen, binh lính Đại Lý thường trong lúc này, tới đây hạch tiền.
Đúng lúc binh lính hai tộc đang ngồi cùng một chỗ ăn cơm đánh rắm, kheo khoang các cô gái của bộ tộc mình, thì binh lính canh gác đột nhiên kích động nhảy dựng lên, hét lớn:
- Mau nhìn trong doanh trại quân phản loạn.
Bọn lính nghe vậy, không hẹn mà cùng vọt tới bên tường thành nhìn xung quanh. Quân Tống nhìn mà không hiểu ra sao, quân Đại Lý lại kích động quát to lên:
- Phản quân đầu hàng đi, phản quân đầu hàng đi!
Quân Tống mở to hai mắt nhìn, cũng chỉ phát hiện lá cờ to đó có viết chữ “Dương” trong doanh trại phản quân, hôm nay đổi thành một cờ hàng. Bọn họ không biết tục lệ của người Đại Lý, một bên treo cờ như vậy, chính là tuyên bố bỏ qua chống cự, chuẩn bị đầu hàng rồi.
Tiếng hoan hô của đại quân trên thành như sấm động. Dương thị đầu hàng, điều này đối với quan viên trên tiền tuyến mà nói, mang ý nghĩa giải thoát và tái sinh! Binh lính Bạch tộc cuối cùng không cần phải huynh đệ tương tàn. Cấm quân của Đại Tống cũng có thể trở về Biện Kinh rồi!
Trên Long Thủ quan tiếng hoan hô rung trời, bọn quan binh không phân biệt được chủng tộc, nhảy nhót kêu la sung sướng, ôm nhau chúc mừng.
Quan quân Đại Lý mang tình hình bẩm báo với Vương Thiều. Vương Thiều lo lắng có lừa dối, lệnh cưỡng chế binh lính tăng đề phòng nghiêm ngặt, không được lơ là sơ suất, ví dụ giả hàng đã gặp nhiều ở binh thư rồi, y không thể không đề phòng.
Tuy nhiên sự phát triển tiếp theo của sự việc, cũng không có những điều không bình thường xuất hiện, Dương gia trình thư xin hàng, biểu thị nguyện ý lập tức giải trừ tình trạng chiến tranh, chấp nhận có điều kiện ngưng chiến. Quân phòng thủ không dám lạm dụng chức quyền, ra roi thúc ngựa mang tin tức này thông báo tới thành Đại Lý.
Ngày hôm sau, ý chỉ mới nhất đã tới. Quân đội Dương gia bất động tại chỗ, cha con Dương Doãn Hiền đến thành Đại Lý đầu hàng.
Mang ý chỉ truyền tới đại doanh của Dương gia không lâu sau, Dương Nghĩa Trinh và Dương Thế Đạc liền suất lĩnh hơn mười quan văn võ cấp cao của Dương gia, chỉ mang hơn một trăm người cưỡi ngựa bảo vệ, đã tới dưới Quan Thành.
V