Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 6296 : Tài phú quý giá nhất
Ngày đăng: 01:24 20/04/20
- Anh bạn thân ái, đừng nói vậy.
Trần Khác thản nhiên:
- Ta không cần khí quan của anh, chỉ cần anh dạy cho người của ta chút trò nhỏ.
- Trò nhỏ gì?
Aziz cảnh giác. Một thương nhân khôn khéo như gã tự nhiên biết một trăm ba mươi ngàn lượng bạc mua một cái “trò nhỏ” tuyệt đối không phải là trò nhỏ gì.
- Chỉ cần anh dạy cho người của ta cách phân biệt phương hướng trên biển.
Trần Khác nâng chén rượu lên, nhẹ nhàng lung lay.
- Việc này ư…
Aziz trầm ngâm một chút:
- Chủ yếu phải dựa vào kinh nghiệm. Một thuyền trưởng giàu kinh nghiệm có thể biết được dấu hiệu nước cạn đá ngầm, gió lốc mưa bão, biết được màu nước, đảo nhỏ, các loại chim khác nhau xuất hiện,… để phán đoán vị trí của thuyền.
- Thật sao?
Trần Khác như cười như không nói:
- Trên đại dương làm gì có nhiều dấu hiệu để phân biệt như thế?
- Đại nhân nói rất đúng, biển xa nguy hiểm khôn cùng, sơ sảy là sẽ lạc hướng.
Aziz nói:
- Vậy nên chủ yếu là dùng dấu hiệu Lục Ngạn. Bởi vậy thuyền buôn của chúng ta phần lớn là đi ven bờ, đến Trung Quốc cũng là như vậy. Chúng ta xuất phát từ Hormuz cửa khẩu Ba Tư, một đường men theo duyên hải từ Ấn Độ, Tích Lan, Myanmar, Miến Điện rồi mới tới Đại Tống. Ta có thể mang thủ hạ của đại nhân đi theo lúc về để làm quen với tuyến đường của chúng ta.
Trần Khác kiên nhẫn nghe gã nói xong mới thản nhiên hỏi:
- Anh cảm thấy một chuyến đi như thế giá trị một trăm ba mươi ngàn quan? Tiền của ta thấp kém thế sao?
Aziz một lúc lâu sau mới nói:
- Chúng ta đều đi như vậy.
- Quên đi.
Trần Khác đứng lên nói:
- Ta nghĩ đã hết lòng hết sức muốn kết bạn, nhưng đến giờ anh vẫn còn muốn lừa ta.
- Đại nhân khoan đã.
Aziz khẩn trương ngăn lại:
- Ta cũng rất chân thành.
- Không, anh gạt ta thứ quan trọng nhất.
Thanh âm lạnh lùng của Trần Khác vang lên.
- Cái gì?
Đồng tử Aziz co lại.
- Thuật khiên tinh (đi theo hướng của sao).
Trần Khác dừng một chút mới nói:
- Hay còn gọi là phương pháp vĩ độ hàng hải.
- Không hiểu đại nhân nói gì?
Aziz mờ mịt lắc đầu.
- Duyên ngạn hàng hải (đi biển dọc ven bờ) không chỉ tốn thời gian mà còn bị nhiều thứ quấy nhiễu.
Ánh mắt Trần Khác như kiếm đâm vào Aziz:
- Mà các ngươi căn bản không phải đi duyên ngạn, mà chính là viễn hải (ra khơi xa)! Mà chỗ dựa chính là thuật khiên tinh, hay còn gọi là phương pháp vĩ độ hàng hải!
Dừng một cái rồi gằn từng chữ:
- Chỉ có cái này mới giá trị một trăm ba mươi ngàn quan. Anh bạn, phải thế không?
Aziz trợn mắt há hốc mồm, không biết nên trả lời thế nào.
- Nếu quá khó thì coi như xong.
Trần Khác lắc đầu, nói với Liễu Nguyệt Nga phía sau:
- Chúng ta đi.
- Đợi đã…
Trần Khác vừa bước ra khỏi khoang thì thanh âm khàn khàn của Aziz vang lên:
- Kẻ ma quỷ…
Trần Khác còn chưa nói gì thì cháu ngoại của Aziz gọi là Bagheri kích động kêu lên. Sau đó hai người cãi nhau ầm ĩ.
Mặc dù bọn họ nói tiếng Ả Rập nhưng Trần Khác có thể đoán được Bagheri khẳng định phản đối ông cậu tiết lộ thuật khiên tinh.
Phản đối là đương nhiên, vì đó là bí mất lớn nhất của người Ả Rập để tung hoành thất hải. Chính vì nắm giữ bí mật này bọn họ mới có thể lũng đoạn đường buôn trên biển, khiến thương nhân các quốc gia khác phải làm công cho họ.
Thời đại này người Trung Quốc muốn xuất ngoại đường dài thường chỉ có hai phương hướng. Một là đi Triều Tiên, Nhật Bản bởi chỉ cần xuôi theo gió đông là có thể tới.
Còn hướng kia là xuống Nam Dương, xuất phát từ Quảng Châu xuôi nam, sau đó đi ven đảo nhỏ, nhưng tới Malacca là hết cỡ. Đó là vì các thủy thủ cần dựa vào những điểm đặc thù của lục địa để phán đoán sự chính xác của hướng đi nên luôn phải duy trì khoảng cách gần bờ biển.
Bình thường họ đi ban ngày, tối thả neo ở cảng hoặc mặt biển. Bọn họ tình nguyện nhìn người Ả Rập kiếm lời lớn mà không dám đi qua eo biển Mallacca. Tóm lại không một chủ thuyền nào dám mạo hiểm rời bến đến một nơi không nhìn thấy lục địa. Bọn họ sợ gặp gió lốc, sợ hải tặc, nhưng xét đến cùng vẫn là sợ lạc hướng.
Tuy người Ả Rập cũng gặp bão, cũng đụng hải tặc, nhưng bọn họ dám giương buồm xa khơi. Đó là vì chỉ có duy nhất bọn họ biết được thuật khiên tinh: cách biết vị trí thông qua nhìn bầu trời sao, có thể ở giữa biển khơi suy tính và định vị chính xác phương hướng.
Cho dù dùng phương pháp này chỉ có thể tính được vĩ độ mà không thể tính kinh độ nên phải đưa đoàn thuyền đến nơi trùng với tuyến vĩ độ, sau mới có thể đi dọc theo vĩ độ đến địa điểm cần đến, nhưng ít ra cũng không thể bị lạc hướng. Hơn nữa người Ả Rập mấy trăm năm qua lại trên các đại dương đã sớm vẽ được bản đồ vì sao tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có thể trợ giúp bọn họ những chỉ dẫn chính xác tới nơi muốn đi.
Nghe nói chính thánh Allah đã dạy cho người Ả Rập khả năng quan sát ánh sao. Trong kinh Coran cũng nhiều lần nói đến: “Thần ban cho các con vì sao là để các con có thể tìm được ánh sáng trên vùng biển đen tối. Trong mắt kẻ trí tuệ, thiên tượng rõ ràng.” “Thần thiết lập rất nhiều tiêu chí, để các con mượn dùng tiêu chí và vì sao mà theo con đường tuần hoàn chính đạo.” Vậy nên người Ả Rập luôn coi thuật khiên tinh là sự ban ân của thần, mở ra chìa khóa của tài phú nên giữ bí mật vô cùng.
Trong thời của Trần Khác đám người Ả Rập này có ý thức giữ bí mật rất mạnh. Cho đến cả khi quốc gia của họ dần mất hẳn, không thể không phụ thuộc vào thương nhân của Nam Tống nhưng vẫn không dạy cho người Tống. Mãi tận khi Trịnh Hòa xuống Tây Dương, Tam Bảo thái giám mới học được kỹ thuật này từ những thủy thủ Ả Rập nơi đó, cuối cùng vẽ ra bản đồ biển khiên tinh của Trung Quốc.
Nhưng giờ Trần Khác phải thừa cơ lúc Aziz gặp đường cùng để moi ra thuật khiên tinh cùng với bản đồ khiên tinh. Cho nên hắn phải chắn lấp con đường triều cống của Aziz, xong lại mở cho hắn một cánh cửa.
Aziz đương nhiên không muốn đi vào cánh cửa này, nhưng trăm tính mạng vẫn còn treo trên vai, gã không còn lựa chọn nào khác.
- Trần đại nhân.Aziz run giọng cầu xin Trần Khác:- Nếu ngài biết bí mật của chúng ta ắt phải biết nó có ý nghĩa với chúng ta thế nào? Nó được thánh Allah ban cho người Ả Rập chúng ta, là tôn nghiêm và chỗ dựa sống sót cuối cùng của chúng ta lúc quốc gia diệt vong. Nếu ta giao nó ra thì đồng bào ta sẽ đi ăn xin hết!
- Dù anh không giao thì đồng bào anh cũng phải đi ăn xin thôi.
Trần Khác lắc đầu:
- Tại sao gia tộc anh phải ký nợ? Chẳng lẽ không phải vì người Seljuk chiếm cứ Jerusalem, gây ra sự xung đột không ngừng giữa tín đồ Cơ Đốc và đạo Hồi. Trên biển họ bắt giết thuyền buôn của các anh, trên đất liền họ vây công thành thị của các anh. Ta dám cá một cuộc chiến tranh thế kỷ để tranh đoạt Jerusalem sắp nổi lên! Một khi quân đội phương Tây chiếm lĩnh Jerusalem, những người phương Tây sẽ nắm giữ yết hầu, làm sao có thể cho phép người Ả Rập tiếp tục kiếm lời? Các anh sẽ mất đi tất cả mối làm ăn, nếu không sớm tính toán thì chắc chỉ có thể biến thành ăn mày cả lũ mà thôi!
Trần Khác nói như đinh đóng cột bởi hắn biết Thập Tự quân sắp đông chinh rồi. Từ đó về sau thế giới phương Tây cùng người Ả Rập sẽ xảy ra chiến tranh liên miên không ngừng kéo dài đến trăm năm, mà thế giới Ả Rập cũng bắt đầu suy sụp từ đó.
Tuy Aziz không biết được Thập Tự quân đông chinh nhưng gã hiểu được những chuyển biến xấu của thế cục, biết chắc nếu cứ để đám người Seljuk làm bậy thì người Ả Rập không thể làm mậu dịch với hai phương Đông Tây. Nghĩ đến đây gã bi ai không nói nên lời.
Lý Phồn gật đầu:
- Tôi đã rõ.
- Ngoại trừ buôn bán thì sau khi đến Baghdad, bất kể bộ sách nào cứ là ấn bản của Trí tuệ quán thì mua về cho ta. Các học giả đảm nhiệm chức vụ tại Trí tuệ quán, phiên dịch giả, có bao nhiêu lấy bấy nhiêu, cũng thuê hết về đây cho ta… Đương nhiên nhiệm vụ chủ yếu là về Aziz, ngươi phải mở to mắt, đừng để gã làm thật giả lẫn lộn.
Lý Phồn lại gật đầu, Trần Khác nói tiếp:
- Nhiệm vụ cuối cùng của ngươi là kiến lập mối liên hệ với Cơ Đốc giáo trên thế giới. Hiện giờ Ả Rập và Cơ Đốc giáo đang xung đột nghiêm trọng, ngươi không nên trực tiếp ra mặt mà có thể xin giúp đỡ một quốc gia gọi là Aksum. Đây là quốc gia duy nhất trong thế giới Ả Rập theo Cơ Đốc giáo, bọn họ khá nhỏ yếu nên thích hợp làm người trung gian.
- Nhưng cái nước Aksum này có thể bị tai bay vạ gió hay không?
Theo cách hiểu của Lý Phồn, nếu nơi đó quả thật đang chiến tranh hỗn loạn thì một quốc gia nhỏ yếu chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.
- Sẽ không. Bởi vì Hòm giao ước trong truyền thuyết bảo tồn ở nhà thờ lớn của Aksum, đó là thánh vật của cộng đồng hai giáo.
Trần Khác lắc đầu:
- Sự thần thánh của Hòm giao ước không thể bị xâm phạm nên họ sẽ không tấn công Aksum.
- Hòm giao ước, hòm giao ước của Jehovah ư?
Chu Định Càn đột nhiên kích động:
- Nghe các Rabbi giảng kinh nói rằng đó chính là thánh vật ban thưởng cho người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp chúng tôi!
- Tại sao nó cũng thuộc về các người?
Lý Phồn không hiểu.
Chu Định Khôn liền đơn giản nói lại khởi nguyên của tam giáo.
- Nếu thật như vậy thì hóa ra ba nhà là đồng nguyên ư?
Lý Phồn vò đầu nói:
- Vậy sao còn phải đánh nhau sống chết làm gì?
- Vấn đề cao thâm như thế ngươi phải tự đi nghiên cứu…
Trần Khác nhìn y khinh khỉnh, nói với Lý Phồn:
- Ngươi có thể nói tình hình đã biết cho Rabbi ở Biện Kinh… Đương nhiên ta chưa hề bảo ngươi làm vậy.
Lý Phồn cười ngượng, thở dài:
- Jerusalem vừa dấy lên ngọn lửa chiến tranh, hy vọng không lan quá nhanh, đừng để cuộc sống chúng ta ngập tràn khói thuốc súng…
- Hy vọng gã có thể giữ tỉnh táo.
Trần Khác khẽ mỉm cười, trong lòng không quan tâm cho lắm. Hắn tự nhủ đi rồi càng tốt, tiền trang Biện Kinh chính là của ta rồi!
Bàn giao xong nhiệm vụ Trần Khác liền cáo biệt hai người rồi trở về Quế Châu cùng Vương Hãn. Lúc về Quế Châu thì đã là tháng 10, sông Hồng Thủy đã vào mùa khô. Từ giờ cho đến tháng tư năm sau chỉ có thời gian nửa năm có thể khởi công, một khi qua tháng tư nước dâng thì sẽ cực kì nguy hiểm, không thể không đình công.
Trần Khác họp mặt cùng Thẩm Quát và đại biểu tiền trang Biện Kinh là Bạch Sùng Lễ, tập kết dân phu Quế Châu tới công trình sông Hồng Thủy. Từ trước lúc thi công Thẩm Quát và Tô Tụng đã đi theo dòng khảo sát đánh giá. Hai người dẫn các nhân viên khảo sát thực địa, các khu hiểm trở, đo đạc lượng nước, phân tích các bãi sông, thăm dò hơn một ngàn hai trăm dặm đường thủy, tổng cộng một trăm hai mươi lăm bãi, cần tu sửa tám mươi bốn bãi, mà nguy hiểm nhất có tám bãi, nguy hiểm vừa có ba mươi lăm mà ít nguy hiểm có bốn mươi mốt.
Trần Khác tự mình giữ chức tổng quản, Thẩm Quát làm tổng giám kỹ thuật, hai người phụ trách nắm vững toàn cục và giám sát. Sau đó quan viên văn võ các sở bộ cũng phân bãi đến nhận, cũng chia theo mức độ khó dễ.
Sau đó lại điều động ba mươi tám ngàn bốn trăm quan từ trong ngân khố Giang Công chi cho hiệu buôn Tứ Hải đến Giang Nam mua gạo, cung cấp một trăm ngàn quan phục vụ hậu cần cho phu thợ, sau đó đẩy bốn mươi ngàn quan cho viện Đô Tác Quảng Nam tây lộ để chế tạo và mua một trăm ngàn khối thép, khiết tử bốn mươi ngàn, búa tạ mười tám ngàn, búa tay mười lăm ngàn, thiên cân hai ngàn cái, ròng rọc hai ngàn bộ cùng với một triệu cân thuốc nổ.
Công trình gian khổ như vậy đương nhiên phải cần thuốc nổ. Thuốc nổ ở triều Đường vẫn chỉ là một loại chất dẫn dùng để đốt cháy, nhưng đến bây giờ đã phát triển cực nhanh, từng bước đi đến thành thuốc nổ. Người triều Tống đã biết đặt thuốc nổ đen bịt kín trong thùng rồi đốt cháy sẽ phát sinh ra vụ nổ lớn, nhưng ứng dụng vào thực tiễn thì đây là lần đầu.
Tuy nhiên thuốc nổ để nổ phá phải nhờ đến viện Đô Tác, vì chỉ có viện Đô Tác mới có số lượng lớn tiêu thạch (nitrat kali) cùng lưu huỳnh. Theo công thức bảo mật, bọn họ có thể chế tạo ra thuốc nổ với bốn loại đặc tính bất đồng như dễ cháy, dễ nổ, phòng độc cùng tạo khói. Trên công trình trị thủy đương nhiên rất cần loại thuốc nổ dễ cháy.
Kỳ thật Trần Khác và Thẩm Quát lúc ở Đông Xuyên từng nghiên cứu qua cách điều chế thuốc nổ của quân đội. Bọn họ phát hiện hàm lượng diêm tiêu và than bột trong thuốc nổ triều Đường là bằng nhau 1:1, nhưng tại thời đại này là 1:2, thậm chí gần với 1:3. Trần Khác biết đời sau diêm tiêu chiếm gần ba phần tư, gần như đúng công thức.
Nhưng đối với việc phá núi nổ đá thì uy lực vẫn chưa đủ. Tuy nhiên điều này không làm khó được Thẩm Quát. Từ chỗ Trần Khác biết được cách đề cao độ tinh khiết thông qua phối liệu có thể tăng tính năng của thuốc nổ, gã rất nhanh liền chế ra phương pháp điều phối đề cao độ tinh khiết.
Ví dụ như công nghệ chế diêm tiêu, nếu trong viện thì chỉ có thể hòa tan quặng thiên nhiên nitrat kali trong nước rồi bỏ đi lớp bùn đọng là có thể làm phối liệu. Nhưng Thẩm Quát sau khi làm bước này lại dùng thêm một lượng nhất định gồm trứng gà sạch, cà rốt làm vật thấm hút, sau đó bỏ vào trong dung dịch nitrat kali đun sôi nhiều lần hấp thụ các thành phần cặn và muối kiềm, rồi dùng lưới lọc bỏ phần thấm hút ra.
Sau đó đem chất dính thêm vào dung dịch diêm tiêu xong đun sôi, sau đặt dịch tiêu vào trong hũ sứ làm lạnh cho nước thải nổi lên, phần bùn mạt chìm xuống đáy, diêm tiêu tinh khiết ở giữa. Cuối cùng dùng nước rửa chất bã, lấy diêm tiêu tinh khiết phơi khô có thể tạo ra được tiêu tinh khiết kết tinh màu trắng.
Chỉ có điều nếu dùng phương pháp này chế tiêu không chỉ tốn thời gian công sức mà còn hao phí tổn. Mỗi trăm cân tiêu thiên nhiên chỉ luyện ra được ba mươi cân tiêu tinh khiết, phí tổn tức thì tăng vọt.
Đối với việc xử lý bột than củi và lưu huỳnh thì cũng như vậy, phải làm thủ công, cho dù bị chênh rất nhiều nhưng vẫn không cam tâm cải tiến. Cuối cùng Vương Hãn ra mặt nạo đầu cả đám này một lần mới khiến họ chế tạo theo phương pháp mới, vì bảo đảm kỳ hạn công trình nên Trần Khác cũng nhượng bộ. Lúc đầu một triệu cân mua vật tư giảm xuống còn ba trăm ngàn, nhưng kinh phí duy trì không đổi khiến bọn họ lời được một số lớn, tất cả mới vui vẻ trở lại.
Còn có tiền trả công cho dân phu. Công trình sông Hồng Thủy còn chưa khởi công đã hao phí một trăm năm mươi ngàn lượng bạc, nếu không nghĩ ra phát hành trái khoán được mọi người ủng hộ thì Trần Khác cũng thật không dám ôm cái vụ này.
Vì đẩy nhanh tốc độ nên Trần Khác tiếp tục đốt tiền, chế tạo các cuộc thi thố thưởng phạt từng đơn vị. Ví dụ như thợ đập đá được một mét khối sẽ nhận được tiền thưởng ba trăm đồng, khuân vác năm trâm cân tảng đá được hai trăm đồng. Còn lại nghề đốn củi, đánh lỗ châu mai cũng được thưởng, giá niêm yết công khai, già trẻ đều không gạt…
Ban đầu dân phu lao dịch không cần trả tiền công, chỉ cần cơm! So với bây giờ đám dân phu càng thêm tích cực.
Sự hào phóng của Trần Khác khiến đám quan viên khiếp sợ. Công trình lớn như vậy mà muốn không có trên triệu là không thể làm! Bọn họ đều có phê bình kín đáo, cho rằng ngày sau nếu muốn dùng dân phu miễn phí sẽ cực kì khó khăn.
Trần Khác không muốn tranh cãi gì với đám bọn họ, chỉ nói một điểm : sông Hồng Thủy chảy dài hơn ngàn dặm, dòng nước xiết, qua nhiều thế hệ man di cát cứ, được coi là rạch trời. Hai bên bờ sông đều là khu hoang sơ hiểm ác, người ở thưa thớt, Man tộc thường xuyên lui tới làm ít trò đánh cướp. Cho nên từ quan sai đến dân phu đều không dám làm, nếu không dùng phần thưởng dụ dỗ thì bọn họ chỉ có thể giậm chân tại chỗ.
Lý do này coi như đã đủ, hơn nữa Vương Hãn hết lòng ủng hộ nên thanh âm phản đối cũng dần biến mất. Tuy nhiên điều làm bọn họ không nghĩ tới là khi đội ngũ khai phá núi đồi thì Man tộc ven bờ chẳng những không khó xử lý mà ngược lại, nam nữ già trẻ cùng lên gia nhập đội cải tạo xây dựng khúc sông. Lúc ấy mọi người mê tín rằng trời cao phù hộ nên lòng tin càng tăng thêm.
Không biết thật ra Trần Khác đã làm phòng ngừa chu đáo, sớm chia xẻ ích lợi sông Hồng Thủy cho bộ tộc này rồi.
Vì để kịp khai thông tàu thuyền trước tháng tư năm sau, toàn bộ hơn hai mươi chỗ công trường trên sông Hồng Thủy gần như đồng thời được khởi công. Việc này cần người có năng lực tổ chức mạnh mới có thể thực hiện được, nếu không phải chính vụ của quan văn Tống triều có năng lực hùng mạnh, Trần Khác và Thẩm Quát cho dù có giám sát chu đáo chặt chẽ cũng không dám thực hiện việc lớn như vậy.
Ở công trình thượng du này, còn gọi là công trình nam Bàn Giang, chủ yếu là khoảng cách từ Đông Xuyên đến Tam Giang Khẩu, có bốn mươi bảy chỗ cần xây dựng cải tạo. Thẩm Quát cẩn thận tỉ mỉ thực hiện theo bản vẽ, lại có phát minh mới là bê tông xi măng, nên độ khó khăn của công trình có thể giảm đi không ít so với công trình tu sửa kênh mương thời Tần triều.
Trước tiên bọn họ ở thượng du ngăn đập giữ nước, làm cho đáy sông lộ ra, sau đó đưa mấy trăm cột xi măng đan chéo sắp xếp thành đầm, cắm xuyên xuống để kè đáy, rồi đổ bê tông thành chỉnh thể. Đây là phương pháp công trình xây dựng đê biển, đưa vào áp dụng làm ở đây đúng là dùng dao mổ trâu giết gà, nhưng so với phương pháp dùng cọc gỗ truyền thống thì chắc chắn hơn hàng trăm lần, hơn nữa lại không sợ bị ai phá. Vì vậy Trần Khác vẫn mạo hiểm, tuy có khả năng thất bại nhưng vẫn cho đám thợ thủ công học cách sử dụng kỹ thuật mới.
Dĩ nhiên cũng có thể từ đầu hắn đã có ý định để cho bọn họ học rồi.
Công trình tại trung, hạ du sông Hồng Thủy thì không đơn giản như vậy. Lưu vực sông Hồng Thủy, chính là đoạn chuyển tiếp từ cao nguyên Vân Quý đến bình nguyên Quảng Tây, mặt nước chênh lệch nhau rất lớn, ghềnh đá nguy hiểm dày đặc, trong nước rất nhiều đá ngầm, hay vách đá chắn ngang dòng nước, trăm ngàn chỗ quanh co, gấp khúc… Thuyền chạy qua đoạn này không thể đi thẳng quá ba dặm. Chẳng những thế còn có chỗ mực nước sụt xuống bất ngờ, dòng nước xoáy… đủ loại địa hình, khiến cho độ khó khăn khi thi công tăng gấp nhiều lần so với những công trình trị thủy bình thường.
Trong đó hiểm trở nhất là tám ghềnh đá, hoặc là đá lớn dốc đứng, liên miên hai bên bờ sông, hoặc chi chít những loạn thạch làm tắc nghẽn lòng sông, đại đa số các ghềnh đá dài vài dặm, mực nước chênh lệch nhau cả trượng, trước đây khi thuyền đi qua những ghềnh đá này phải dùng hòm đỡ hoặc những khung gỗ lớn buộc vào thuyền, hơn nữa còn phải dùng dây mây trói thuyền lại và kéo qua, không thể cứ để nguyên mà đi qua được.
Bên bờ sông Hồng Thủy, ban đầu còn có bộ tộc chuyên môn làm nghề kéo thuyền để kiếm sống, đương nhiên tránh không khỏi việc rao giá trên trời, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị tổn hại thuyền, không những vậy thuyền hơi lớn một chút thì không thể kéo qua được.
Có thể không cần hoài nghi chút nào về năng lực của Thẩm Quát và Tô Tụng, nhưng Trần Khác vẫn ra lệnh cho cấp dưới khi tu sửa “ Không được một mặt rập khuôn, mà phải căn cứ theo khó khăn thực tế. Ngày đêm coi trọng, dốc lòng tìm cách, hoặc vẫn dùng phương pháp sẵn có, hoặc tiếp nhận ý kiến của dân phu cho thích hợp với tình hình!”, yêu cầu bọn họ tùy theo tình huống khác nhau mà sử dụng các biện pháp khác nhau, ví dụ như những nơi có ghềnh đá nguy hiểm, ở trung tâm sóng lớn mãnh liệt không thể đi thuyền, thì sử dụng khung rương tay phanh hãm lại dòng nước. Ở những vách đá thì khai phá, đục đẽo ra đường mới cho thuyền, để tránh chỗ nguy hiểm ở giữa dòng.
V