Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 6305 : Đàm phán
Ngày đăng: 01:24 20/04/20
- Chính là Yến Vân.
Da Luật Đức Dung cải chính lại nói:
- Yến Vân là của chúng ta. Trong quốc thư bản đồ sở hiến Trung Nguyên lúc trước đều có ghi rõ, mười sáu châu Yến Vân mỗi tấc đất đều có thể tra ra, hiện giờ chỉ còn có mười huyện ở trong tay Nam triều.
- Không biết là quốc thư, bản đồ sở hiến của nước nào?
- Hậu Tấn Hoàng đế Thạch Kính Đường.
Da Luật Đức Dung cười nói:
- Nghe nói ngươi là Trạng Nguyên, làm sao mà ngay cả điều này cũng không biết?
- Thạch Kính Đường là ngụy đế người Hồ, làm sao có thể làm chủ cho nhà Hán chúng ta.
Trần Khác lơ đễnh cười nói:
- Đừng nói chuyện sở hiến Yến Vân của y, ngay cả chỗ đứng vững cũng không có!
- Làm sao lại không đứng vững?
Da Luật Đức Dung cười lạnh nói:
- Ngay cả trong “Ngũ Đại Sử” (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu) của người Hán cũng thừa nhận Hậu Tấn chính là một vương triều, làm sao tới miệng Trần Trạng Nguyên lại chở thành ngụy đế vậy?
Triệu Tông Tích cũng âm thầm đổ mồ hôi. Đúng rồi, lúc nãy làm sao lại phạm sai lầm đơn giản như vậy?
- Còn biết “Ngũ Đại sử” nữa, đúng là không đơn giản.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Nhưng ta dám khẳng định ngươi không hiểu rõ “Ngũ Đại sử”.
Xong lại thản nhiên cười nói:
- Trong “Ngũ Đại sử” miêu tả đoạn lịch sử này như sau. Ban đầu, Thạch Kính Đường là Hà Đông Tiết Độ Sứ của Hậu Đường, nhưng vì bị mạt đế Lý Tòng Kha nghi kị nên mưu phản. Y lo lắng thực lực mình không đủ, liền cho thư ký Tang Duy Hàn viết tấu chương cầu viện Khiết Đan: “từ đó xưng thần, phụ thuộc Khiết Đan, ước hẹn sau khi chiến thắng sẽ cắt Lư Long cùn các châu phía bắc Nhạn Môn Quan cho Khiết Đan”.
- Thái Tông Hoàng Đế Khiết Đan biểu lộ rất vui mừng, liền cho binh chi viện đánh bại Hậu Đường Trương Kính Đạt. Tháng mười một cùng năm, Thái Tông Hoàng Đế Khiết Đan làm sách thư phong Thạch Kính Đường làm Hoàng đế Đại Tấn, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu Tấn, cũng tự mang áo mũ tấn phong tới, Thạch Kính Đường lập tức tiếp nhận vị trí.
Trần Khác nói xong, nghiêm nghị nhìn Da Luật Đức Dung nói:
- Đoạn lịch sử này không chỉ có sách sử của quốc gia ta ghi lại, nước Liêu cũng miêu tả chân thực. Sự thật đã được chứng minh rồi, là nước Liêu vì có mưu đồ mười sáu châu Yến Vân của chúng ta mà thông đồng với Thạch Kính Đường, ngang nhiên xuất binh Trung Nguyên, ngang ngược can thiếp nội chính Trung Quốc chúng ta. Nước Liêu không có xuất binh, cũng sẽ không có việc Thạch Kính Đường thành lập Hậu Tấn… Quan hệ nhân quả trong đây vừa xem là hiểu rõ. Từ xưa đến nay, vương triều bị dị tộc lập nên đều là ngụy đế! Thỉnh mọi người nghĩ xem, chúng ta gọi Thạch Kính Đường là Ngụy đế thì có gì sai? Cái gọi là hiến thư Yến Vân làm sao có thể có chỗ đứng?
- Đúng!
Triệu Tông Tích tinh thần hăng hái, trầm giọng nói:
- Nếu muốn nói đến nợ cũ … Mười sáu châu Yến Vân đều là của Đại Tống ta đó, người coi tính toán ra sao?
- Cái này…
Da Luật Đức Dung lúc này mới nhớ tới, một trong mười điều đàm phán với Nam triều mà các tiền bối tổng kết: “Tuyệt đối không nên cùng quan viên Nam triều so học vấn, từ nhỏ bọn họ đã uống mực để trưởng thành”. Như vậy bây giờ nên làm cái gì đây? Gã lại nghĩ tới điều thứ hai trong mười điều: “Người Khiết Đan chúng ta từ nhỏ lớn lên trên yên ngựa, phải tin tưởng vào sự cứng rắn mạnh mẽ, không cho người khác khua môi múa mép!”
- Người Hán các người rất quỷ quyệt, chúng ta nói không lại các ngươi.
Nghĩ vậy, gã lập tức định thần lại, làm ra bộ dáng lợn chết không sợ nước sôi nói:
- Chúng ta chỉ biết mười huyện ban đầu đều là của chúng ta, chúng ta nhất định phải lấy lại! Nam triều nếu không đồng ý… Chúng ta cũng chỉ có thể tự mình lấy!
- Vì mười huyện mà các ngươi canh cánh trong lòng, chúng ta đây vì mười sáu châu có phải nên sớm đã bị mất ngủ mỗi đêm hay không?
Đối với loại tống tiền trắng trợn, Trần Khác dâng lên sự tức giận trong lòng. Hắn biết đối sách chỉ có một, phải giải quyết không được nhượng bộ! Nếu lui một tấc người khác sẽ lấn lên một thước:
- Chúng ta sở dĩ kiềm chế, bởi vì năm đó tiên đế của chúng ta với tiên đế của ngươi cùng ký một hiệp ước Thiền Uyên. Năm đó Thiền Uyên đại chiến, tiên đế chúng ta nhân từ, nghĩ đến mẹ góa con côi không nơi nương tựa, nhớ đến dân chúng sinh linh đồ thán mới tha cho các người một đường sống, cũng ký kết minh ước quốc gia mà chúng ta chịu thiệt. Đại Tống chúng ta đã nói là không đổi lời, cho nên tuy rằng không thoải mái nhưng vẫn tuân thủ biên giới xác định lúc trước. Ngược lại các ngươi, người nước Liêu nổi tiếng là hết lòng coi trọng lời hứa, bây giờ lại xem minh ước của tiên đế thành giấy lộn rồi sao?
“Người này, làm sao mà giống như đã ăn thuốc nổ vậy?” Da Luật Đức Dung thầm than trong lòng, mở miệng biện bạch nói:
- Đương nhiên không có, chúng ta chỉ muốn lấy lại lãnh thổ thuộc về mình, cũng không có ý định phá bỏ minh ước.
- Các người một hai đòi cắt đất, chính là đã phá hỏng minh ước, “Hiệp ước Thiền Uyên” vì vậy mà mất đi hiệu lực!
Triệu Tông Tích quả quyết nói:
- Nếu quả thực là vậy thì cắt đất chỉ là lấy cớ, Nam triều chúng ta quyết không đáp ứng, chỉ có thể nói chuyện bằng binh đao thôi !
“Làm sao Nam triều lại phái hai kẻ lỗ mãng này đến đàm phán vậy?” Da Luật Đức Dung là người hào hoa phong nhã, có lý cũng phải nhượng ba phần giống sĩ phu Đại Tống. Đối với hai tên tiểu tử khốn kiếp hô đánh kêu giết này cảm thấy rất không thích ứng, lão nhíu chặt mày lại nói:
- Ôi, Nam triều các ngươi sao cứ cố chấp như vậy, rõ ràng là không chịu nghĩ cách giải quyết vấn đề…
Trần Khác và Triệu Tông Tích thiếu chút nữa là nổi giận, còn có người vô sỉ hơn mình sao? Không biết là ai khởi sự trước? Lại nói chúng ta không phối hợp, hay là chúng ta nên mài đao giúp các ngươi, sau đó ngửa cổ chờ chết?
Hai người điều chỉnh lại tâm tình hơn nửa ngày, mới nhịn được không chửi ầm lên:
- Vốn hai nước bình yên vô sự, chung sống hòa thuận, nhưng Bắc triều không có việc gì đột nhiên chạy đến Nam triều chúng ta sinh sự, yêu cầu cắt lãnh thổ của chúng ta! Chúng ta không trực tiếp phát binh chống cự là đã rất có thành ý rồi, có vấn đề thì cũng là vấn đề của các ngươi, muốn giải quyết cũng không đến phiên chúng ta làm!
Da Luật Đức Dung suy nghĩ nửa ngày, phát hiện mình không biết đối đáp như thế nào, gấp đến mức vò đầu bứt tai. Lúc này, Phó sứ Lý Anh bên cạnh lão vẫn trầm mặc, cuối cùng cũng phải mở miệng lên tiếng:
- Muốn nói đến phá hỏng Hiệp ước Thiền Uyên, là do người Nam triều trước chứ không phải là Bắc triều chúng ta.
Nghe y nói một câu tiếng Hán rõ ràng, hiển nhiên không phải là người Khiết Đan, mà là xuất thân từ quan Nam Diện (tên chức quan của nước Liêu) người Hán của mười sáu châu Yến Vân.
- Các ngươi tích góp bùn ở cửa biển, lợi dụng sông ao hồ đắp bờ trữ nước từ phía tây của tây bắc Bảo Châu đến phía đông, hình thành đầm bùn lầy hai trăm dặm, không phải là để hạn chế kỵ binh Bắc triều chúng ta sao?
- Các hạ là người ở nơi nào?
Nghe xong lời Lý Anh nói, Trần Khác hỏi một câu không đầu không đuôi.
- U Châu.
- Là người Hán?
- Đâu có đâu có, tiểu nhân không thể gặp được được Trạng Nguyên mới thật sự đáng tiếc.
Trì Vân Sơn vội vàng nói.
Hai người nói vài lời dạo đầu, Thái Truyền Phú nâng chén lên chúc mừng. Sau một vài lần chạm cốc, khi hai bên đã quen thuộc rồi, Trần Khác mới mở miệng nói:
- Mặt khác còn có một việc muốn hỏi, tại hạ cũng biết việc này không hợp quy củ, trước mong Trì lão bản không trách tội.
Nói xong liền tự mình uống ba chén.
Trì Vân Sơn trong lòng tự nhủ, đây mới là nguyên nhân thật sự, liền nghiêm mặt nói:
- Đại nhân có chuyện gì xin cứ nói, chỉ cần ta có thể nói, nhất định sẽ bẩm báo chi tiết.
Ý là nếu thật sự không thể nói, ngài cũng đừng ép ta.
- Ngày hai mươi tháng trước.
Trần Khác gật đầu hỏi:
- Đoàn người Khiết đan sứ đến Phàn lầu ăn cơm, Trì lão bãn có ấn tượng gì không?
- Có
Trì Vân Sơn gật đầu nói:
- Do người Khiết Đan uống rượu vào thích gây rối, tệ điếm lại không thể đuổi khách được, cho nên ngày ấy ta rất lưu ý.
Thấy lão vô cùng hợp tác, Trần Khác gật đầu nói chuyện khách khí hơn một chút:
- Dám hỏi Trì lão bản, ngày hôm đó là ai làm chủ?
- Việc này…
Trì Vân Sơn nhíu mày suy nghĩ một chút nói:
- Không ai làm chủ hết, bọn chúng tự chơi.
Dừng một chút rồi cười nói:
- Ở thành Biện Kinh, ai mà dám ngang nhiên mời người Khiết Đan ăn cơm, chẳng phải để cho người ta lột da sao?
- Có thể nói tình hình cụ thể ra sao không?
- Bọn họ uống nhiều rượu, một người uống bốn năm cân.
Trì Vân Sơn đã hiểu được vì sao Trần Khắc tìm lão, cho nên cẩn thận nhớ lại nói:
- Vài cô nương bồi tửu cũng bị họ làm cho khóc, cuối cùng ta phải ra mặt trấn an, cũng xém nữa là bị đánh. May mắn mà có Tiêu Thiên Dật Tiêu lão bản đang ở trên lầu uống rượu giúp ta giải vây, nếu không thì không biết sẽ náo loạn đến cỡ nào.
- Tiêu Thiên Dật?
Trong đầu Trần Khác hiện lên một thân ảnh người Liêu cao lớn hào phóng… Lần trước cũng là ở Phàn lầu, trên sàn đấu giá, thằng nhãi đó cũng đã trợ giúp Hàn Kỳ:
- Y thường đến đó sao?
- Tiêu lão bản chính là khách quen.
Trì Vân Sơn nói:
- Tuy nhiên ngày đó tới khá muộn. Ta nói với y là trên lầu có đoàn người nước Liêu, y lại nói mình có khách rồi, không muốn gặp họ.
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, hỏi tiếp:
- Sau khi khuyên giải xong thì sao? Y lại trở về à?
- Không có.
Trì Vân Sơn nhớ lại nói:
- Y bị người Liêu lôi kéo đến uống rượu, ta thì lui ra trước.
- Y ở bên trong bao lâu?
- Phải hơn nửa canh giờ.
- Nửa canh giờ?
Trần Khác cau mày nói:
- Bỏ rơi khách của mình nửa canh giờ.
- Có lẽ không phải là khách quan trọng.
Trì Vân Sơn nói đến đây cũng thấy có chút vấn đề, liền không đoán mò mà nói tiếp:
- Đại khái là đến giờ Thân, đám người Khiết Đan rời đi. Đúng rồi, Tiêu đại quan nhân còn giúp bọn họ tính tiền nữa.
Dừng một chút, thanh âm lão hạ thấp nói:
- Nghe nói rời khỏi Phàn lầu, bọn họ lập tức đi Thiên Âm thủy tạ…
- Ừ.
Trần Khác gật đầu, không cười mà nói:
- Người ngay thẳng không nói lời ám muội. Trì lão bản là một người hiểu chuyện, nhất định có thể nhìn ra đám người Khiết Đan này đi Thiên Âm thủy tạ là do nhất thời nghĩ ra. Trước đó, bọn chúng chưa nghe nói qua nơi này, rất có thể có người trên bàn rượu nói gì đó với bọn chúng…
- Bởi vì không có cô nương nào nguyện ý đi vào, cho nên đoạn thời gian kia bên trong cũng không có ai hầu hạ.
Trì Vân Sơn áy náy nói.