Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 6307 : Yến vân
Ngày đăng: 01:25 20/04/20
Xe ngựa Trần Khác khi đến Hình Bộ, phát hiện ra trước nha môn đã chật ních xe kiệu. Lượt sơ qua xe kiệu ít nhất cũng có hai ba trăm người tụ tập bên ngoài hàng rào. Thủ vệ thì đứng bên trong hàng rào, không kiên nhẫn trả lời nghìn vấn đề như một: “Làm sao còn chưa đi ra?” “Nhanh nhanh…”
Đây cũng là do tính tình của quan phủ Tống triều đặc biệt tốt. Nếu là ở triều đại khác, quan phủ bị nhiều người như vậy vây quanh, khẳng định sẽ đem binh trấn áp, sao có thể lại làm như không nhìn thấy như vậy…
Suy nghĩ một chút, Trần Khác không cho xe đến trước, mà là đứng chờ ở phía xa.
Đại khái qua thời gian khoảng một nén nhang, thân ảnh của Trần Tháo xuất hiện tại cửa nha môn. Tên tiểu tử này so với hai năm trước cao hơn một cái đầu rồi… Trần Khác không khỏi cười rộ lên, vừa mới muốn mở miệng ra đón thì bị hai ba trăm người kia đoạt trước.
Chỉ thấy bọn họ đồng thanh hô lên:
- Thời vận đã chuyển, mọi việc đều thông!
Tất cả đều là đến vì việc Lục Lang ra tù.
Nhìn những người không quen biết này đều đến đón mình, Trần Lục Lang trong lòng cảm thấy rất thoải mái. Nhưng thiếu niên đều thích giả vờ lạnh lùng, mặt mũi không chút thay đổi:
- Ồn ào cái gì!
- Ca ca, đây là để cho người xua đi xui xẻo.
Có vài thanh niên áo gấm cười nói.
- Ngươi mới xui xẻo.
Trần Lục Lang khoát tay một cái nói:
-Tất cả giải tán đi, hôm nay ta phải đi về nhà trước.
- Chúng ta đã bao hết Nhất Phẩm lâu.
Đám thanh niên nói:
- Buổi tối ca ca nhất định phải tới.
- Nhất định.
Trần Lục Lang không kiên nhẫn phát tay:
- Giải tán đi.
- Ta đưa ca ca trở về.
- Ngồi xe của ta nè!
Một đám thanh niên lại bắt đầu tranh giành nhau.
- Ai cũng không ngồi.
Trần Lục Lang đẩy mọi người ra, hướng về phía xa xa đi đến:
- Nhà ta có xe.
Mọi người nhìn theo ánh mắt của y, thì thấy một chiếc xe ngựa màu đen dừng ở chỗ đó. Thân xe bốn phía đều bọc đồng thau, nhìn qua vô cùng xa hoa. Hơn mười người to lớn mặc trang phục võ sĩ, mặt không chút biểu cảm đi ở quanh xe. Vừa thấy Lục Lang đi tới, đám võ sĩ tách ra một con đường, cùng cùi đầu kêu lên:
- Cung nghênh Lục thiếu gia!
Lục Lang liền nghiêm mặt, gật gật đầu, nhảy lên xe ngựa, nghênh ngang rời đi trong ánh mắt ngạc nhiên, thán phục, hâm mộ, sung bái của mọi người.
Trong xe, Trần Khác đem cuốn sách trong tay, cuộn tròn lại, như cười như không nhìn đệ đệ mình.
- Tam ca, huynh đến đón đệ sao?
Trước mặt Trần Khác Lục Lang lộ ra nguyên hình, vẻ mặt cợt nhả nói:
- Cảnh vừa rồi, thật là mát mặt, aiz…
Vừa nói xong, liền bị Trần Khác lấy cuốn sách đập lên đầu, vừa đánh vừa mắng nói:
- Bên dưới mọc đủ lông chưa hả? Học người ta làm hảo hán, mà không biết hảo hán đều là những đối tượng chuyên chính a!
- Ai ô ô, đừng đánh đừng đánh.
Lục Lang ôm đầu trốn tránh nói:
- Bọn đệ chỉ là đùa giỡn thôi.
- Tên tiểu tử chết bầm này!
Trần Khác ngừng tay, thở hổn hển nói:
- Nam nhân Đại Tống đều chết hết sao, phải để cho tiểu tử ngươi dẫn đầu!
- Không phải như vậy.
Lục Lang vẻ mặt lấy lòng nói:
- Đệ lúc ấy đã nghĩ, nếu Tam ca ở đó nhất định sẽ làm như vậy. Nhưng Tam ca không có ở đó, đệ đệ đành phải lên thôi. Kẻ thù của Trần gia chúng ta, để cho người khác xử lý sao mà được?
- Thúi lắm.
Trần Khác bị y làm cho hơi chút tức giận:
- Công phu thì không tiến bộ, mồm mép thì lại tiến bộ vượt bậc.
- Công phu cũng tiến bộ mà.
Lục Lang ha ha cười nói.
- Tiến bộ còn có thể bị người ta cho một đao?
Trần Khác trong mắt toát ra một tia ân cần nói:
- Có bị thương không?
- Không sao. Đệ mặc bì bảo giáp huynh cho mà.
Lục Lang đắc ý cười nói:
- Tên kia nhiệt tình như vậy, trong lòng đệ thầm nghĩ lần này xong rồi. Nhưng sau này xem lại, chỉ thấy bị rách chút da.
Khi chọn da chế giáp, da phân ra mấy loại… da tê giác là cao nhất, da voi là thứ hai, da trâu và da gấu đứng thứ ba, nhưng bởi vì da tế giác đã tuyệt tích, cho nên bì giáp mà Đại Lý chế tạo , đã là bì giáp tốt nhất trong phạm vi Hoa Hạ rồi. Giáp trụ được chế tạo bằng da voi, so với giáp bản thì nhẹ hơn, phòng hộ lại không kém chút nào. Trần Khác biết tiểu tử này cả ngày đánh nhau, cho nên cho người từ Đại Lý mang về vài món cho y. Thật không ngờ đúng là phải dùng tới.
- Xem như là tiểu tử ngươi không ngốc.
Trần Khác trừng mắt một cái nói:
- Hoàng thượng chỉ cho phép ngươi ở nhà đợi, đừng làm cho khắp nơi bị loạn. Làm cho người ta cảm thấy mình không biết tốt xấu.
- Đã biết đã biết.
Trần Lục Lang giơ tay đầu hàng nói:
- Tam ca, huynh làm sao mà cằm ràm như vậy?
- Đệ lo tu chỉnh tính tình đi, ta mặc kệ đệ đó.
Trần Khác nói một tiếng:
- Đến nhà rồi, xuống đi.
- Huynh đi đâu vậy?
Trần Tháo hỏi.
- Đệ không cần để ý tới.
Cửa xe mở ra, Trần Khác một cước đá y xuống dưới.
Xe ngựa dạo trên đường một vòng, cuối cùng dừng lại trước cửa Liễu phủ.
Bảo vệ cửa đương nhiên nhận ra vị “cô gia cũ” này. Chỉ có điều không biết có nên cho hắn đi vào hay không.
- Tại hạ từ Đại Lý trở về, mang tới mấy thứ thuốc bổ cho lão gia tử.
Trần Khác đi đằng sau hai vệ sĩ.
- Ngươi chờ một chút.
Tên gác cửa vội vàng đi vào bẩm báo, chỉ chốc lạt liền quay lại bẩm báo:
- Lão gia nói, đồ thì lưu lại, còn người thì đi đi thôi.
- Không được.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Ta phải chính mắt nhìn lão gia tử một cái, xem tình hình của ông lão như thế nào, mới hốt thuốc đúng bệnh. Không thể làm bậy được.
- Ngươi chờ một chút.
Tên gác cửa lại tiếp tục đi vào bẩm báo, chỉ một lát sau lại vòng ra nói:
- Vậy không cần nữa…
Nói xong, tên giữ cửa đóng cửa lại cái ầm.
Cái gọi là tiễn bạn, chính là đưa sứ giả đối phương về nước. Để cho hậu nhân không ngờ chính là, Tống Liêu hai nước mặc dù là địch nhân lớn với nhau, nhưng bang giao giữa hai nước vô cùng thường xuyên dựa theo các điều khoản của Lễ bộ. Sứ thần của Tống Liêu có thể chia làm mười hai loại. Ví dụ như hàng năm song phương phái “Hạ chính đán sử” hướng quân chủ của đối phương chúc tết, phái “Hạ sinh thần sứ” đến chúc mừng sinh nhật của Thái Hậu và Hoàng đế đối phương, đưa lên nhiều thọ lễ. Hoặc là một phương có đại sự, như Hoàng đế băng hà, quân đăng vị, phải báo tin với đối phương, đối phương sẽ phái sứ giả tới. Nếu như hai phương phát sinh tranh chấp, lúc nào cũng có thể phái sứ giả ra đàm phán giải quyết.
Tỷ như lần này, sứ nhà Liêu là lấy Hạ Chính Đán sử đi sứ Đại Tống. Mà Triệu Tông Tích và Trần Khác là nhân sự đi sứ.
Có thể nói, giữa hai nước đã lập một cơ chế thông thuận có hiệu quả lâu dài, có lực bảo đảm sau hiệp ước Thiền Uyên sẽ hòa bình lâu dài.
Dưới tình huống bình thường, sứ thần nước láng giềng nhập cảnh, nước nhà đều phái người đón tiếp, cái đó gọi là Tiếp bạn sứ, khi về thì gọi là Quán bạn sứ, còn cho người đưa tiễn, gọi là tiễn bạn sứ. Trong đó, phát sinh ra một đống lễ nghi rườm rà. Người Liêu quốc còn có thể nắm giữ thuần thục, nếu thân là người Tống triều của lễ nghi chi bang mà mất lễ, chẳng phải là bị người Liêu quốc cười đến rụng răng sao?
Bởi vậy Phú tể tướng cho Triệu Biện lão thần này áp trận, cũng không chỉ muốn làm cân bằng Trần Khác, mà còn sợ hai người bọn hắn trẻ tuổi không biết sẽ gây ra việc gì chê cười.
Đội ngũ sau khi xuất phát, một đường Bắc thượng. Lúc này Triệu Tông Tích mới cảm nhận được rõ ràng, Khai Phong kinh đô Đại Tống quả thật rất đẹp. Sau khi qua Hoàng Hà, mãi cho đến biên cảnh của hai nước là vùng đất bằng phẳng, cơ bản là không thể phòng thủ.
Da Luật Đức Dung vẫn chú ý đến sắc mặt biến hóa của người Tống. Đây là trò đùa yêu thích nhất của người Liêu… Quan viên tự đại kiệu ngạo của Đại Tống triều, mỗi khi tận mắt thấy quốc gia của bọn họ là không bố trí phòng vệ ra sao, ở trước mặt thiết kỵ Đại Liêu, quả thật chính là mặc sức cho người chà đạp. Cho dù là thủ đô Biện Lương, cũng chỉ là hơn một cái khố mà thôi…
Sau hiệp đấu giao phong, người Liêu chính là thông qua phương thức này để cho người Tống ý thức được, bọn họ căn bản không phải là cò kè mặc cả không có tiền vốn. Đại thần Tống triều vốn thỏa thuê mãn nguyện, thường vẫn chưa tới Liêu quốc đã bị hiện thực tàn khốc giày vò đến mất ý chí chiến đấu, lần đám phán tiếp theo là hoàn toàn bạo phát…
Triệu Tông Tích cũng không có ngoại lệ. Nhìn sự đáng sợ mà da đầu y đều run lên. Y thật sự không rõ, Đại Tống triều tại sao lại phải đem cổ mình đặt dưới đao người khác?
Nhưng Trần Khác ngược lại thấy rất bình thường, khuyên nhủ nói:
- Quốc gia vững chắc không khai quốc trong khe úi hiểm trở, một trăm năm nay cũng không có ai đánh tới Khai Phong. Cần gì phải buồn lo vô cớ?
- Cũng đúng.
Triệu Tông Tích suy nghĩ một chút, liền không lo lắng nữa, cùng Trần Khác thưởng thức cảnh xuân động lòng ven đường. Trên bình nguyên Hoa Bắc vô biên vô hạn, lúa mạch xanh ngắt một màu, băng tuyết mùa đông trên quả du tách ra đã tan chảy hoàn toàn, biến thành một màu xanh rì, làm Bắc quốc rộng lớn trở nên dễ chịu, đầy đặn quyến rũ.
Vạn vật sinh sôi nảy nở bừng bừng, nắng xuân như rượu. Cảnh đẹp như thế này làm sao không khiến mọi người vui vẻ thoải mái, huống hồ Triệu Tông Tích khó khăn lắm mới được thả ra. Hòa vào trong đất trời rộng lớn, còn gì có thể vui hơn?
Thấy thằng nhãi này dễ dàng thoát khỏi bóng ma như vậy. Da Luật Đức Dung rât buồn bực: “Đúng là một tiểu mao tử…”
Một đường không nói chuyện, mấy ngày liền đến biên thành Hùng Châu. Tếp tục đi về trước chính là sông Bạch Câu giáp ranh giữa hai nước. Đại tống tiễn bạn sứ đến nơi đây.
Qua sông Bạch Câu, là tiến vào lãnh thổ của Liêu quốc. Triệu Tông Tích phát hiện cảnh tượng trước mắt cũng không có gì thay đổi, vẫn là liếc mắt một cái là nhìn thấy một mảnh bình nguyên xanh ngắt. Bên trên bình nguyên có một đường núi rất dài, thông với phương bắc xa xôi. Trên đường núi xe ngựa lui tới tấp nập, vận chuyển hàng hóa của Bắc triều đến các tràng, vận chuyển hàng hóa nam triều đến phương Bắc…
Nhưng có một điều bất đồng rất chói mắt. Quân coi giữ biên thành người Liêu khôn phát. Cái gọi là khôn phát chính là trọc đầu, chỉ giữ lại hai dúm tóc dài bên trên tai. Vừa nhìn thấy rất bạo ngược nhưng lại rất lỏng lẻo, không giống như là hùng binh.
- Liêu binh có bộ dáng như vậy sao?
Triệu Tông Tích kỳ quái hỏi.
Trần Khác còn chưa trả lời, Da Luật Đức Dung kia đã mở miệng nói trước:
- Quân đội Đại Liêu ta tinh nhuệ nhất là cung vệ kỵ quân, ngự trướng thân quân. Tổng cộng sáu trăm ngàn binh, không phải những hương đinh Ngũ Kinh có thể sánh bằng.
- Sáu trăm ngàn kỵ quân?
Triệu Tông Tích hít một hơi lãnh khí nói:
- Liêu quôc nhân khẩu không đến chín triệu, sao nuỗi dưỡng được như vậy?
Da Luật Đức Dung mặt già đỏ lên. Sáu trăm ngàn kỵ quân của gã nói, thật rà là Khiết Đan và Hề tộc. Nam đinh mười lăm tuổi trở lên và năm mươi tuổi trở xuống, tuy nhiên nam tử Liêu quốc đều là lệ binh tịch, cũng không tính là đồ mặt dày, nên cãi chày cãi cối nói:
- Nam triều nuôi dưỡng không nổi, nhưng Bắc triều ta có thể nuôi được tốt. Bởi vì chúng ta ngựa là do chính mình nuôi dương đó, quân đội cũng là khi bình thường là dân, khi chiến tranh là lính. Không cần giống như nam triều, nuôi không nhiều quân như vậy.
Trên mặt quân sự, Liêu quốc hoàn toàn vượt trội hơn Tống triều. Triệu Tông Tích và Trần Khác ái ngại mở miệng, chỉ có thể để mặc cho bọn họ khoe khoang. Nhưng bọn họ cũng không phải ngây ngốc tin tưởng, mà là cẩn thận quan sát địa hình của biên cảnh Liêu quốc, công sự, quân doanh, để nhớ kỹ chiều về vẽ bản đồ.
Sau những kinh ngạc lúc ban đầu, Triệu Tông Tích mới phát hiện, nơi đây người Hán vẫn chiếm đa số. Nhìn trên đường đi, ngồi trên xe mười phần là quần áo Hán, cũng không trọc đầu.
- Đây cũng không có gì lạ. Mười sáu châu Yến Vân vốn là lãnh địa của nhà Hán ta. Là bị con rùa Thạch Kính Đường kia cắt cho người Liêu.
Sau khi Trần Khác đặt chân trên mảnh thổ địa này, liền cảm thấy bị bao quanh trong sự sỉ nhục, giống như là có người đoạt đi nữ nhân của hắn, sau đó lại đưa tới trước mặt hắn khoe khoang…
Da Luật Đức Dung lập tức chen miệng vào nói:
-Ta biết Nam triều có người cho rằng Yến Vân là cảu người Hán, nhưng đây chỉ là do một bên tình nguyện, bọn họ hiện tại cũng là người Liêu, xem Đại Liêu là tổ quốc của mình.
Dừng một chút, gã nêu ví dụ nói:
- Ví dụ như Ung Hi bắc phạt của các ngươi, chính là bị người Hán Yến Vân đánh bại đó.
- Vậy vì sao không đem đô thành dời đến Nam Kinh?
Trần Khác bất ngờ hỏi.
Da Luật Đức Dung sắc mặt nhất thời trở nên khó coi, sau một lúc lâu mới nói:
- Chúng ta là dân tộc ở trên lưng ngựa, phải ở thảo nguyên thì mới có thể tận tình thi triển tài năng…
- Thật sao, ha ha…
Trần Khác cười rộ lên, nụ cười kia đầy châm biến, nhìn rất đáng hận.
Da Luật Đức Dung tức đến nghiến răng. Bởi vì Trần Khác đụng vào nỗi đau của bọn họ… Tống triều có bốn kinh thành Đông Tây Nam Bắc. Liêu quốc có Thượng Kinh, Đông Kinh, Nam Kinh, Tây Kinh, Trung Kinh. Trong năm tòa kinh thành, Thượng Kinh là thủ đô chính của Liêu quốc, nằm ở gần Ba Lâm Tả Kỳ thành phố Xích Phong Nội Mông Cổ sau này, Trung Kinh Đô thì lại nằm ở huyện Ninh Thành Nội Mông Cổ ở hậu thế, Đông Kinh nằm ở Liêu Dương sau này, Tây Kinh nằm ở Đại Đồng của đời sau, Nam Kinh thì nằm ở vùng ngoại thành Bắc Kinh của đời sau.
Người Liêu cũng sợ sự lạnh lẽo của cực Bắc, cùng việc củng cố thống trị, bắt đầu dần dần di chuyển về nam. Khi Liêu Thánh Tông từ Thượng Kinh dời đô đến Trung Kinh., nhưng bọn họ cũng không dám đem thủ đô dời đến Nam Kinh, nơi có điều kiện tốt nhất của Liêu quốc… Bởi vì, mười sáu châu Yến Vân trước sau vẫn là nơi tâp trung của người Hán.
Nhưng Da Luật Đức Dung vẫn rất thoải mái. Dù sao Yên Vân là của Liêu quốc, hơn nữa luôn luôn là như thế, người Tống cũng chỉ có thể phát biểu những ngôn luận mà bản thân không thể làm được. Chỉ cần đứng trên mảnh đất nà sẽ ăn móp mép thành Biện Kinh, ngay cả vốn lẫn lời tất cả đều hoàn trả. Cho dù trên mặt hai tên tiểu tử này dường như không có việc gì, nhưng y có thể nhìn ra, trong bụng bọn họ đã sắp phát điên lên rồi.
Tuy nhiên, tức điên thì sao? Ai bảo Liêu mạnh Tống yếu. Ai kêu mảnh đất dưới chân là người Liêu đoạt được từ trong tay người Hán?
Trần Khác và Triệu Tông Tích xem việc này trở thành một việc sỉ nhụ. Cũng không trả lời lại một cách mỉa mai, mặc kệ cho Da Luật Đức Dung chiếm hết thượng phong. Cứ như vậy đi đến huyện Tân Thành cách bốn mươi dặm phía bắc sông Bạch Câu. Dịch quán thủ tọa của Liêu dịch quán chính là được thiếp lập trong huyện thành… Vùng phía nam Liêu quốc có núi sâu khe hẹp, bắc có sa mạc đường xá xa xôi nguy hiểm. Để tiện đi lại, Liêu quốc bắt chước theo Tống triều, từ sông Bạch Câu giáp ranh Liêu Tống, qua Liêu Nam Kinh, Liêu Trung Kinh đến Liêu Thượng Kinh, tổng cộng xây dựng hơn một ngàn tám trăm dặm đường núi. Ven đường xây dựng ba mươi hai tòa dịch quán. Mặt khác còn sắp xếp các nhánh đường núi, có khả năng thông đến “Nại Bát” nơi ở của Hoàng đế Liêu quốc.
“Nại Bát” theo tiếng Khiết Đan có nghĩa là “Hành cung” “Hành tại”. Liêu quốc có năm tòa Thành đô, nhưng Hoàng đế rất ít ở trong đó, bọn họ không thích bị trói buộc. Bốn mùa săn thú, đi đến chỗ nào thì dựng lều trại ở đó, đó chính là “ Án bát”.
Theo như quy chế, tất cả nại bát, quan lại lớn nhỏ trong ngoài Khiết Đan cùng với quan viên người Hán của Tuyên Huy Viện đều đi theo, quan lại Xu Mật Viện của người Hán và Trung Thư tỉnh thì chỉ có một hai người đi theo, còn lại từ Tể tướng trở xuống thì ở lại kinh đô, xử lý công vụ… Nói tóm lại, quan viên của cả Khiết Đan đều đi theo nại bát, chỉ lưu lại một bộ phận quan viên người Hán xử lý chính vụ hàng ngày.
Trên cơ bản, mệnh lệnh của triều đình Liêu quốc có thể ở từng địa điểm trong cả nước, bất luận phát ra ở thời khắc nào, đều thuận lợi nhanh chóng, cơ động linh hoạt. Nhưng đồng thời, nếu ở địa phương nào có đại sự muốn báo cáo cùng triều đình thì lại trở nên khó khăn.
Cho nên phủ quan của Liêu quốc trên cơ bản đều là phóng tay cho người Hán quản lý. Trình độ hành chính của người Khiết Đan mà nói, như vậy thật ra là lợi lớn hơn hại…
Tuy nhiên, hành động này của Hoàng đế Liêu quốc khá mơ hồ, đương nhiên là khá rối tinh rối mù. Làm cho dã tâm của nhiều nhà có sân khấu để thi triển, cho nên mỗi một người đảm nhiệm Hoàn đế Liêu quốc đều gặp phải mưu phản. Có thể gặp nhiều nguy cơ phản bội hơn so với hoàng đế nam triều.
Trở lại chuyện chính, Hoàng đế Liêu quốc cũng không phải Án bát lung tung. Khu vực hoạt động này là có tính theo mùa, ví dụ như bây giờ là mùa xuân, cơ bản mà nói, nại bát được xây dựng ở khu vực dễ dàng thả ưng, bắt giết thiên nga, vịt trời, chim nhạn và đục băng câu cá, đại khái hoạt động ở vùng từ sông Tùng Hoa đến Bắc Kinh ở đời sau.
Không có biện pháp nào khác, ai kêu Liêu quốc người ta đất rộng của nhiều làm chi?
Đoàn sứ giả nhà Tống đang tiến vào thị trấn Tân Thành, nơi đây không có gì khác xa với những thị trấn nhỏ ở vùng biên cương của Đại Tống, bên ngoài thành cũng có ruộng đồng và làng xóm. Ở hai đầu cánh đồng, là những ngôi nhà Hán giống y như nhau, khuôn mặt của cánh đàn ông con trai ở đây cũng có những nét giống nhau… nhìn những người nam tử Triệu Yến khôi ngô tuấn tú này, lại trở thành con dân của nước khác, Triệu Tông Tích cảm thấy lòng mình đau đớn.
Nhưng những người dân Hán đó khi trông thấy đoàn sứ giả mặc y phục của nước Tống, thì tất cả đều cúi đấu lẩn tránh, chẳng khác gì tránh thần ôn dịch, càng làm cho Triệu Tông Tích thêm đau lòng.
Sứ đoàn đứng trước cửa thành, chợt nghe có tiếng vó ngựa rầm rầm từ xa vọng tới. Tới tận khi nghe thấy tiếng chân ngựa dừng lại Triệu Tông Tích mới thấy cửa thành mở, mấy trăm kỵ binh mặc áo giáp đen xếp thành bốn hàng chậm rãi đi ra, trên vai mỗi người vác theo một lá cờ nền màu trắng chữ màu đen, trên đó có viết chữ “Liêu” theo thể Triện.
Mặc dù chỉ có bốn năm trăm kỵ binh, nhưng những lá cờ mà họ mang theo dường như có thể che lấp cả mặt trời, cảnh tượng đó khiến chúng ta có thể hình dung tới cảnh thiên binh vạn mã, chỉ trong tích tắc, đứng bên ngoài thành chỉ nghe thấy tiếng vó ngựa dồn dập, áp đảo những âm thanh khác.
Chỉ trong nháy mắt, đội kỵ binh hàng lối đã chỉnh tề đứng trước cửa thành. Đám quân binh Liêu quốc này ai cũng trang nghiêm, uy phong lẫm liệt, họ khác một trời một vực với những binh sĩ buông thả ngoài biên giới.
Trong đội ngũ này, hai vị quan của Liêu quốc cưỡi trên hai con tuấn mã một đen một trắng, mỉm cười với sứ giả của Tống quốc.
Da Luật Đức Dung vội vã giới thiệu với Triệu Tông Tích:
- Người cưỡi con ngựa màu đen là phò mã của Đại Liêu, là Bắc diện Lâm Nha Tiêu đại nhân Hồ Đổ, còn người cưỡi con ngựa trắng chính là trạng nguyên của Liêu quốc, là Xu Mật Trực Học Sĩ Trương đại nhân, Trương Hiếu Kiệt.
Có mà là một “Hồ Đồ”, và một “Tiểu Thư” thì có… Sau đó y lại thúc ngựa lên phía trước giới thiệu Triệu Tông Tích với Tiêu Hồ Đổ và Trương Hiếu Kiệt.
Hai bên chào hỏi nhau theo quy tắc của mỗi bên, Trần Khác nhìn thấy tên “Hồ Đồ” kia, tóc xoăn, mắt hít, khuôn mặt nham hiểm, còn “tiểu thư” Trương trạng nguyên kia da trắng nõn nà nhã nhặn, khiến ai nhìn cũng thích.
Hai bên sau khi chào hỏi, Tiêu Hồ Đổ thay mặt cho hoàng đế Liêu quốc hoan nghênh đoàn đại sứ Tống quốc, và xin mời các đặc phái viên vào dịch quán nghỉ tạm tối nay, gã có mở yến tiệc tiếp đãi, hôm sau sẽ khởi hành vào kinh.
Dịch quán của Liêu quốc mặc dù không thoải mái hơn ở Nam triều, nhưng lại to và cao, đoàn sứ giả Tống quốc có tới năm trăm người thì tất cả đều ở đây, Triệu Tông Tích, Triệu Biện, Trần Khác còn được phân mỗi người một viện lớn.
Sau khi rửa mặt nghỉ ngơi một chút, hai vị phó sứ đến chỗ của Triệu Tông Tích tụ họp.
Ở đây bóng mát khắp nơi, các ô cửa sổ trong đại sảnh sáng sủa sạch sẽ, gió mát từ ngoài thổi vào, khiến tâm hồn con người cảm thấy thật khoan khoái dễ chịu.