Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 7309 : Liêu chủ
Ngày đăng: 01:25 20/04/20
Nhưng những lời lẽ này đã chạm tới phạm trù quyền lực mẫn cảm nhất của Hoàng đế. Bất cứ hành động nào dùng vũ lực để nâng cao địa vị đều bị coi là mưu đồ bất chính. Cho dù Hoàng đế không try cứu nhưng các vị đại thần cũng sẽ không tha cho y!
Cho nên hiện tại chỉ có thể nói, hơn nữa phải nghĩ cách làm cho Triệu Tông Tích tự mình tìm hiểu… Mong rằng khi y cách ngôi vị Hoàng đế rất xa vẫn sẽ tiếp nhận dễ dàng. Chỉ có vậy trong tương lai hắn mới có thể chủ động thay đổi cái gia pháp tổ tông khốn kiếp kia.
Mấy ngày sau đó, Triệu Tông Tích vô cùng trầm lặng. Từ nhỏ đến lớn, y được chỉ dạy rằng những lời tổ tông nói đều là khuôn vàng thước ngọc, là không bao giờ sai lầm. Nhưng giờ đâ nhận ra rằng tổ tông cũng có lúc phạm sai lầm, quy định của tổ tông có đôi khi là vô dụng. Điều này gây ra sự công kích vô cùng mãnh liệt trong suy nghĩ của y.
Trần Khác cũng không khuyên y, bởi vì mười sáu châu Yến Vân này là nơi tốt nhất để suy ngẫm về vấn đề này. Nếu không nghĩ thông được khi ở đây, sẽ không thể đặt lợi ích của Đại Tống lên trên lợi ích của lão Triệu gia, như vậy chỉ có thể nói người này không phải là kẻ mà mình mong đợi…
Cứ như vậy, con đường năm trăm dặm về phía bắc đã dần dần rời xa Yến Vân, đến địa phận phía tây Liêu quốc, Đại Định phủ ở Trung Kinh của Liêu quốc đã hiện ra ngay trước mắt.
Thành Trung Kinh là thủ phủ của Liêu quốc, cũng là nơi dừng chân của sứ đoàn trong chuyến hành trình này, họ ở đây để chờ được triệu kiến Hoàng đế Liêu quốc.
Cuối cùng đã tới Trung Kinh thành, Triệu Tông Tích và Trần Khác cho ngựa dừng lại trước Chu Hạ môn, xem chừng chỗ này là thủ phủ của Liêu quốc, cũng không cần nói thêm gì nữa nơi đây gần sánh bằng thủ đô của Đại Tống rồi, sự thuần túy kia chính là tự chuốc lấy nhục. Cho dù so với thành U Châu có tường thành cao ba thước, dày một trượng năm thước, nơi đây đều được mệnh danh là thành nhỏ, dân cư thưa thớt.
Đương nhiên, người trong thành phần lớn là người Liêu và nô lệ, bốn mùa đều đi theo hoàng đế của bọn họ di cư đến các vùng đất mới.
Nhưng khi bạn thấy, thủ đô của một quốc gia mộc mạc như thế này, lại có thể bóp chặt cổ họng của người Hán gần hai trăm năm, trong lòng tự nhiên có phần không cam chịu!
Triệu Tông Tích hít thở thật sâu, buồn bã nói:
- Ta hôm nay cuối cùng cũng đã tin, để thua trong tay người khác đều là do chúng ta!
Nói xong y liền thúc ngựa vào thành.
Phía sau y, Trần Khác hơi mỉm cười, trong lòng nghĩ thầm, ta dường như không nhìn lầm người…
- Trần học sĩ cười cái gì vậy?
Vẻ mặt của hắn khiến Da Luật Đức Dung chú ý.
- Ta chỉ là đang nghĩ tới một chuyện, thành Thượng Kinh sẽ có hình dạng như thế nào?
Trần Khác cười nho nhã, rồi cũng thúc ngựa vào thành.
Da Luật Đức Dung một lúc lâu vẫn không hiểu, đành phải hỏi Trương Hiếu Kiệt:
- Hắn ta có ý gì vậy?
- Hắn đang chê cười chúng ta đó.
Trương Hiếu Kiệt nghiêm mặt nói:
- Từ Nam Kinh đến Trung Kinh, tường thành càng ngày càng nhỏ đi, từ đó suy ra thành Thượng Kinh chắc phải nhỏ như thế nào.
Sau khi về đến Trung Kinh, nước Liêu đóng quân trong thành, Sở Vương mở tiệc khoản đãi sứ giả nước Tống.
Nơi đây cách Yến Vân tới hơn trăm dặm, phong cảnh con người nơi đây đâu đâu cũng nồng nàn tình cảm, không thể nào tìm thấy dấu vết của người Hán nữa.
Ví dụ như bữa tiệc này, lấy văn mộc khí (đồ gỗ) đựng thức ăn người Lỗ (Lỗ là cách gọi châm biếm người Hồ), khi khai tiệc trước tiên dâng lên một mâm cháo lạc đà.. chính là loại cháo dùng thịt lạc đà nấu thành, dùng muôi gỗ để múc ăn. Đây chính là món ăn khai vị trong những bữa tiệc truyền thống của người Liêu.
Sau đó từng mâm từng mâm thịt lớn được dâng lên. Thịt cũng rất phong phú, có cả thịt dê bò được nuôi dưỡng, cũng có hàng loạt những loại chim bay cá nhảy được săn bắt. Tuy vậy phương pháp nấu nướng lại chỉ có hai kiểu, hoặc là nấu nhừ thịt hoặc là ướp thành thịt khô, sau đó cắt ra thành những miếng thịt hình vuông, đặt vào mâm lớn bưng lên. Khách tự dùng dao găm cắt thành từng miếng nhỏ rồi dùng tay để ăn.
Song người Liêu cũng rất quan tâm tới sứ giả nước Tống. Biết họ không rành dùng dao muỗng nên bên cạnh bàn của bọn họ đều có những tỳ nữ Khiết Đan xiêm y lộng lẫy, cầm khăn tay, dùng dao muỗng cắt từng miếng thịt đưa cho sứ giả Hán ăn.
Trên suốt cả chặng đường đi, sứ giả đại Tống ngoại trừ ăn thịt sữa dê bò thì chỉ ăn cháo được làm từ sữa dê. Những thứ này ngay đến những người trẻ tuổi như Trần Khác và Triệu Tông Tích cũng chưa từng ăn thịt sống, thật là không thể chịu nổi.
May thay nói thế nào thì Trung Kinh cũng chính là thủ đô nước Liêu, vẫn có rau xanh cung cấp cho họ, chỉ có điều cái cách người Liêu ăn rau thật là quá mức mạnh mẽ. Thực chất không hề thông qua nấu nướng mà cũng chẳng chấm tương, cứ thể ăn sống trực tiếp... Mẹ nó, đây là ăn cơm hay là ăn cỏ đây? Người Tống thật hết cách.
Hơn nữa người Liêu không chỉ ăn sống rau mà còn ăn cả thịt sống. Giữa bữa tiệc có một món ăn, dùng gan thỏ cắt thành, là món ăn lấy lưỡi lộc để tiếp đãi bạn bè. Triệu Tông Tích thử ăn một miếng xém nữa thì ói ra rồi.
Nhưng món này nếu so với món chính của buổi hôm đó thì vẫn chưa là gì hết. Chỉ thấy có người hầu bàn dẫn ra một con tuấn mã, sau đó cắt vào giữa nách, lấy miếng gan còn đẫm máu tươi ra, lập tức cắt dâng lên cho tân khách.
Lúc này thì Triệu Tông Tích không thể nhịn được nữa nên nôn ra. Lần trước khi đi sứ nước Liêu, y cũng đã biết người Liêu có tục ăn thịt sống, nhưng lần đó người ta chăm sóc sứ giả đại Tống rất cẩn thận, tất cả đều cho ăn thịt chín. Lần này không biết vì cớ gì mà lại lấy gan ngựa ngay tại chỗ làm đồ ăn. Điều này đúng là một đòn đả kích đối với sĩ phu đại Tống....
- Mau mau nhân lúc thịt còn tươi ăn đi.
Niết Lỗ Cổ đầu đội kim quan ngoài cười trong không cười nói:
- Đây có thể nói là những con chiến mã tốt nhất, nếu ở bên nước nam các người thì mua tới mấy trăm nghìn quan tiền đó.
Triệu Tông Tich nhíu mày nói. Nếu ta ăn những thứ này vào thì há chẳng khác nào cầm thú? Y liền kiên quyết không động đến.
Nhưng đối phương dù thế nào thì cũng gọi là một phen thịnh tình, phải đưa ra một lý do hợp lý thì mới có thể cho qua được. Y liền nói:
- Đa tạ thịnh tình, tuy nhiên đệ tử Nho giáo chúng tôi cần phải phụng lời tiên sư dạy dỗ “không ăn thịt sống”.
Theo lẽ thường thì với lý do này có thể cho qua được rồi, nhưng nét mặt Niết Lỗ Cổ vẫn chùng xuống, nói:
- Thật là không nể mặt người khác quá rồi.
- Chúng tôi đương nhiên nể mặt Vương gia, nhưng nếu làm như thế thì vi phạm lời dạy bảo của thánh nhân. Thân là sứ giả, thật không phù hợp.
Triệu Tông Tích nâng chén rượu lên nói:
- Tại hạ tự phạt mình ba chén rượu để tạ lỗi với Vương gia.
- Ai cho ngươi uống rượu chứ?
Niết Lỗ Cổ hừ lạnh một tiếng. Y vốn là con trai của Hoàng Thái Thúc nước Liêu, thân phận cao quý, lúc nào cũng vênh mặt sai khiến người khác. Y thật sự không coi vương tử Nam triều như Triệu Tông Tích ra gì hết:
- Ngươi hôm nay không ăn thì cũng nhất định phải ăn! Nếu không mặt mũi ta để đi đâu đây?
- Hai nước kết giao, lấy lễ để đối đãi thì tự nhiên đều có thể diện.
Triệu Tông Tích thản nhiên nói. Ý nghĩa đằng sau lời nói đó chính là, Vương gia người trước tiên đã không nể tình rồi, bây giờ không còn mặt mũi nào thì cũng là do người tự chuốc lấy mà thôi.
Xem ra trong quý tộc Khiết Đan, hiện tượng bắt chước Tống thật sự rất nghiêm trọng...
Khuôn mặt Da Luật Trọng Nguyên có chút không chịu được, muốn giục sứ giả Đại Tống đi nhanh, chưa đầy một giây liền gặp phải hàng rào sừng hươu bao vây quanh đại doanh.
Doanh trại này lớn cỡ nào? Ước chừng có thể chứa được sáu bảy nghìn lều vải. Những cây nấm này giống như lều trại vậy, dựng từng đám từng đoàn một, ở giữa là một lều trại lớn. Lều vải này chắc hẳn là “hoàng cung”, còn những lều vải nhỏ hơn một chút kia chắc là chỗ ở của đám vương công quý tộc.
Da Luật Trọng Nguyên dặn dò người dẫn bọn họ đi lều lễ tân, sau đó liền rời đi.
Theo đám người Liêu đến lều lễ tân đám người Trần Khác cuối cùng cũng nhận thức được, thì ra lều trại của người Liêu cũng có thể đẹp như thế này... Những lều trại này cao hơn một thước, tất cả đều là cột gỗ rui trúc, lấy vải nỉ làm bao lại, hoa văn bọc trụ, dùng vải gấm làm áo tường, sàn nhà trải những tấm thảm da dê dày, các cửa sổ đều lấy vải nỉ che lại.
Mấy bàn phủ đệm bên trong cũng cực kỳ xa hoa, hơn nữa sự tiếp đãi của người Liêu cũng chu đáo vô cùng, có thị nữ nô bộc gọi là đến, ăn uống tất cả đều chiếu theo đẳng cấp với thân vương, thậm chí buổi tối còn có mỹ nữ thị tẩm... khiến người ta khi lần đầu tiên nhìn thấy cho rằng, thì ra ở trong lều vải cũng có thể sống xa hoa như thế...
Trong lều lễ tân chuyện nghỉ ngơi là rất ít, hai bên liền bắt đầu công việc đàm phán hết sức căng thẳng. Người Liêu kiên quyết muốn cắt đất, trong khi người Tống thì thề chết không cắt đất. Người Liêu vốn cứng rắn nhưng Triệu Tông Tích cũng không hề mềm yếu. Hai bên mới bắt đầu đàm phán mà lửa giận tứ tán, ra về trong không khí không vui. Sau đó, sứ giả Đại Tống bị bỏ mặc mấy ngày mới có thể tiếp tục đàm phán lại.
Đương nhiên nói như thế thì cũng không thật chính xác, bởi vì bọn họ chỉ là bị Da Luật Trọng Nguyên bỏ mặc thôi. Còn ở chỗ những quý tộc Khiết Đan khác, không biết có bao nhiêu người ngưỡng mộ sứ Tống....
Trong lều lễ tân, mỗi ngày khách đều tới rất đông, những quý tộc Khiết Đan tới viếng thăm đông như cá diếc sang sông, thiệp mời họ tham gia các loại hoạt động cũng giống như tuyết vậy...
Cũng có người hỏi, đám người quý tộc kia không phải đều đi theo hoàng đế săn thú sao? Sao vẫn có nhiều người rảnh rỗi tới vậy?
Đúng thế, cho dù những quý tộc chạy theo Da Luật Hồng Cơ đi săn thú không phải là ít, nhưng những người tìm cớ ở lại nại bát cũng rất nhiều. Giống với những người Mông Cổ sau này, người nước Liêu cũng thực hiện chế độ chủng tộc. Người tộc Khiết Đan là quốc tộc, sinh ra đã có rất nhiều đặc quyền, trong đó con cháu quý tộc ngay từ khi sinh ra đã định trước là vinh hoa phú quý cả một đời rồi.
Nước Liêu lập nước đã rất lâu rồi, cũng hùng mạnh đã lâu. Một vùng đất rộng gấp ba lần triều Tống, cung phụng bộ tộc Khiết Đan, những ngày của quý tộc thật sự không cần quá thoải mái. Dưới hoàn cảnh này, nếu như không có chế độ nại bát quanh năm chỉ e là người Liêu sớm đã sa đọa biến chất rồi.
Nhưng tộc người Khiết Đan vì muốn duy trì tính ưu việt của chủng tộc nên cấm việc kết hôn với ngoại tộc. Cả bộ tộc chỉ có hai dòng họ “Da Luật” và “Tiêu”. Hậu quả của việc kết hôn trong tộc, một là dẫn đến giảm tố chất của bộ tộc, hai là gần như tất cả mọi người đều có quan hệ họ hàng mang cố, điều này khiến cho những quy tắc luật lệ trong nhân tình thế thái đều trở nên bất lực.
Mặc dù tầng lớp trên Khiết Đan đã nói đi nói lại nhiều lần, nại bát Liêu chủ một năm, cả quý tộc Khiết Đan đều nhất định phải đi theo! Tuy nhiên cũng có một bộ phận rất nhỏ tìm mọi lý do để lưu lại kinh thành, có càng nhiều người cũng đi lòng vòng theo, nhưng liền sau đó cáo ốm trong hành dinh một thời gian dài.
Lại cộng thêm hoàng đế hiện giờ lại là Da Luật Hồng Cơ một kẻ săn thú điên cuồng... Nghe nói vị hoàng đế này ham mê cưỡi ngựa săn thú, ngay đến cả nữ nhân cũng không hứng thú gì. Hoàng hậu của y là Tiêu Quan Âm, tự xưng là đệ nhất mỹ nữ kiêm đệ nhất tài nữ của Khiết Đan. Nàng cũng được coi là một người Khiết Đan hứng thú với việc săn bắn, nhưng cũng không thể toàn tâm toàn ý phụng sự và tháp tùng, cho nên mấy ngày hôm nay quý tộc cáo ốm ở lại trong doanh trại ngày một nhiều.
Da Luật Hồng Cơ trước tiên còn nhấn mạnh tới kỷ luật nhưng những người cáo ốm càng ngày càng nhiều, nên cũng chỉ có thể mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi... Nhiều người như vậy cả ngày chỉ ở trong doanh trại chờ đợi, không thể ăn hết cơm rồi lại đi ngủ rồi lại chơi đùa với nữ nhân, như vậy rồi cũng sẽ chán ngấy mất, dù thế nào cũng phải tìm việc gì đó để tiêu khiển chứ?
Chính điều này đã tạo cho nước Liêu những hoạt động vui chơi giải trí hết sức phong phú, đa dạng. Về phương diện thể dục có đánh cầu, giác để (một loại hình thức đấu quyền)... Ngoài ra còn có các loại hình giải trí truyền thống như tạp kỹ, xạ yến...
Nhưng điều khiến cho người Tống phải kinh ngạc nhất chính là, không ngờ người Liêu cũng thường xuyên tổ chức hội bút. Nước Liêu trên từ đế vương hậu phi dưới là chư vương đại thần, những người có thể đọc thơ thiện phú không thiếu. Bọn họ rất mê những thư tịch văn hóa Trung Nguyên, không tiếc giá cao sưu tập các loại thư tịch tranh chữ từ triều Tống, vật trang trí lại rồi mang về bổn quốc, sau đó ghi và sao chép lại nhiều lần trong giới quý tộc.
Thứ tình cảm nồng nhiệt đối với văn hóa triều Tống, khiến cho bọn họ biểu hiện sự sùng bái mãnh liệt đối với văn học Trung Nguyên và những văn sĩ nổi tiếng. Một khi có một nhà văn nổi tiếng được truyền vào trong nước Liêu, bọn họ liền yêu mà không hề buông tay, tranh nhau truyền tụng.
Đương nhiên bọn họ cũng biết bắt kịp đúng thời điểm, đây chính là khoảng thời gian rực rỡ nhất trong lịch sử văn hóa triều Tống và đất nước Trung Hoa. Liễu Vĩnh, Phạm Trọng Yêm, Âu Dương tu, Tống Kỳ, Vương An Thạch, Tằng Củng... hàng loạt những nhà văn học nổi tiếng, sáng chói cả bầu trời Đông Á. Mà cả đội ngũ minh tinh hoành tráng đó cũng ở trong tư thế sẵn sàng đổ bộ.
Mà cái tên nổi nhất hai năm gần đây không phải ai khác là Trần Khác... Một vài bài từ mà hắn đã làm năm ngoái, thông qua sự truyền xướng của đám danh kỹ Biện Kinh đã lan đến đại giang nam bắc, sớm đã được người Liêu biết đến.
Thời bình, Tống Liêu hòa hợp, ban hành văn bản cấm rất rộng rãi. Sứ giả hai nước qua lại, lấy văn thơ hài hước làm trò tiêu khiển với nhau, điều này đã trở thành lệ thường rồi. Vì thế, trước tiên chọn ra những văn nhân nổi tiếng nhất đi sứ, đây cũng chính là quy tắc ngầm của triều Tống nhằm thể hiện sức mạnh mềm.
Một ngôi sao đang nổi đột nhiên tới ngay trước mặt bọn họ, thử hỏi làm sao những quý tộc nước Liêu yêu quý văn hóa có thể bỏ qua cơ hội như thế chứ? Bọn họ giành nhau mời Trần Khác tham gia vào hội bút mà mình tổ chức, mời hắn bình phẩm về thơ từ mà mình tự sáng tác. Nếu như hắn có thể ngẫu hứng làm thơ thì họ liền hạnh phúc tới ngất đi.
Trần Khác đúng là cầu được ước thấy. Đối với việc hắn rộng lượng thể hiện tài hoa của mình cho người Liêu, Triệu Biện không khỏi ngầm phê bình. Chủ nghĩa cá nhân Hán chính là bắt đầu từ thời nhà Tống. Triệu lão tiên sinh được coi là con người chủ nghĩa hoàng Hán sớm nhất, y kỳ thị người Khiết Đan thậm chí là cả văn hóa của họ, cho nên y phản đối việc Trần Khác và bọn họ giao lưu văn hóa.
Nhưng Trần Khác lại hỏi y:
- Ngài muốn nhìn thấy một người Liêu cưỡi ngựa bắn cung hay là một người Liêu lộng văn múa mực?
Lão tiên sinh ngẫm nghĩ một chút, liền rất nhanh chóng thay đổi thái độ, cũng lấy ra hàng hóa tồn kho của mình đặt vào trong danh sách hàng hóa văn hóa xâm lấn... Ngoài việc tham gia hội bút, Trần Khác còn đem theo thị vệ của hắn tích cực tham gia vào những hoạt động thể dục của người Khiết Đan—đánh cầu và giác để.
Giác để tức là đấu vật, hoạt động này rất phổ biến ở nước Liêu. Trong các hoạt động tiệc tùng thường tổ chức đấu vật trợ hứng, loại hình đấu vật của người Mông Cổ sau này chính là bắt nguồn từ hình thức đấu vật của người Khiết Đan. Đám thị vệ của Trần Khác cũng theo hắn học phương thức đấu vật hiện đại, thật may là bổ sung thiếu sót cho cao thủ Khiết Đan.
Đánh cầu chính là môn cưỡi ngựa đánh bóng, chính là môn thể thao của Đại Đường lúc bấy giờ, hoàng đế Đại Đường ai nấy cũng đều là cao thủ trong trò này... Nhưng đến triều Tống không nhắc tới thì thôi, những hoạt động như thế này ở những mảnh đất chiến mã như nước Liêu, Triều Tiên, Đại Lý đều được kế thừa một cách hoàn chỉnh. Ở các nước này trên dưới đều cưỡi ngựa đánh bóng đã phát triển thành phong trào, trăm năm không suy, cao thủ đánh cầu đâu đâu cũng có.
Trần Khác lần đầu tiên biết đến hoạt động đánh cầu này tại Đại Lý và cũng từ đó về sau trở nên yêu thích hoạt động thể thao này. Điều kiện bẩm sinh của hắn rất tốt nên rất nhanh chóng có thể bắt đầu, hơn nữa còn tổ chức thi đấu đánh cầu trong quân đội.
Người Đại Lý bị hắn ức hiếp thảm trên phương diện chính trị nhưng nay đã có cơ hội để ức hiếp lại hắn. Bình thường khi nói đến việc thúc đẩy cờ hiệu hữu nghị, ở trên sân bóng chà đạp hắn và đội bóng của hắn, Trần Khác là kẻ chiến bại, lòng nghẹn cháy muốn lấy lại danh dự. Vì thế hắn đặc biệt chọn ra trong số quân đứng đầu một quan binh có thân thủ linh hoạt cùng kỹ thuật cưỡi ngựa xuất chúng, có thể bớt thời gian tập luyện với họ.
Kết quả là trước khi hắn rời khỏi Đại Lý thì đội quân đánh cầu này đã có thể đánh thắng tất cả quân địch mạnh nhất. Trần Khác cũng nảy sinh tình cảm với đám người kia, kết quả là khi chọn ra thị vệ đi cùng hắn thì phần lớn bọn họ đều được tuyển.
Sau khi rời khỏi Đại Lý, bọn họ không hề có cơ hội thi triển thân thủ. Nay thấy người Liêu ham thích đánh cầu như thế, các anh em lại kiềm chế không nổi, cưỡi ngựa cầm cán lên sân, nào có ai ngờ rằng thua nhiều thắng ít.
Sau việc này Trần Khác tổng kết lại, đó một mặt do lâu ngày không cầm đến bóng cán, kỹ thuật đâm ra vụng về, mặt khác tiêu chuẩn đánh cầu của người Liêu khác xa so với người Đại Lý. Kỹ thuật cưỡi ngựa và sức mạnh cũng chính là pháp bảo giành chiến thắng của bọn họ.
Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, ngã rồi ta lại đứng dậy. Trần Khác thay đổi chiến thuật, tăng cường huấn luyện, cách mấy ngày lại thi đấu cùng với người Liêu, hiệu quả tức thì, không bao giờ là thịt cá cho người mặc chém giết nữa.
Cứ như vậy, ban ngày Trần Khác đánh cầu, buổi tối tham gia các loại yến tiệc, ban đêm lại có mỹ nữ thị tẩm. Những ngày đi sứ thật sự là những ngày hưởng thụ...
Thấy cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, Triệu Tông Tích cũng gia nhập hàng ngũ đội đánh cầu, chỉ để lại Triệu lão tiên sinh giữ cương vị.
Chỉ có điều tiểu vương gia có thể nói là một con gà mơ, ngay cả đội nữ tử đánh cầu Khiết Đan cũng đều không dẫn y đến...
Lúc đó, Da Luật Trọng Nguyên vốn hy vọng mình sẽ bỏ mặc cho tới khi bọn chúng chán ngấy ra rồi mới tiếp tục đàm phán. Vậy mà ai ngờ cuộc sống của đám người Trần Khác kia lại có thể phong phú đa dạng như thế, vui tới quên cả trời đất, có thể chọc tức cả Hoàng Thái Thúc...
Trần Khác và Triệu Tông Tích sở dĩ có thể bình tĩnh như vậy là vì sau khi có được những hiểu biết sâu sắc khi ở nước Liêu, nhận định rằng chiến tranh sẽ không thể xảy ra. Mặc dù khi ở trong nước bọn họ cũng nói như thế, nhưng lúc đó chẳng ai có đủ tự tin, chỉ là tự an ủi mình trong ý nghĩ.
Nhưng bây giờ, sau khi tận mắt trong thấy tình hình của quý tộc Khiết Đan, bọn họ có thể chắc chắn điều đó... Đối với những quý tộc đã quen cuộc sống an nhàn mà nói, chiến tranh thật sự không tốt, hơn nữa còn khiến người chết.