Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 7310 : Kim phong ngọc lộ

Ngày đăng: 01:25 20/04/20


Cái gì? Ngươi nói có thể cướp lại đất, nữ tử và tài sản, ngươi đùa gì vậy? Đất đai nước Liêu chúng ta gấp năm lần triều Tống, lấy một vùng đất đai rộng lớn như vậy để cung cấp cho đám người ăn rồi chờ chết này sao. Chúng ta đã sớm coi tiền bạc như cặn bã rồi. Còn về phần nữ tử, ha ha... con gái người Hán ở Yến Vân rất nhiều, chỉ cần chúng ta hạ lệnh xuống, bọn chúng phải ngoan ngoãn dâng lên.



Bất kỳ người nào muốn phá bỏ cuộc sống an nhàn, phú quý của bọn họ thì đều là kẻ thù của bọn họ, có thể nói ngay đến Hoàng Thái Thúc cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì thế, Trần Khác dám khẳng định, chỉ cần không kích động quá mức tới nước Liêu, bọn họ sẽ không phát động chiến tranh. Lui một nghìn bước mà nói, cứ cho là cha con Da Luật Trọng Nguyên cưỡng ép khơi mào chiến tranh, thì cũng chỉ là một cuộc chiến tranh cục bộ và sẽ không ảnh hưởng tới toàn cục.



Hai cha con họ hẳn là rất rõ, ban đầu bọn họ khởi sự đoan chẳng qua chỉ là muốn nhân cơ hội này hoàn thành việc động viên cổ vũ, thực hiện dã tâm cá nhân mà thôi. Cho đến ngày nay, có rất nhiều người thông cảm với những gì Da Luật Trọng Nguyên gặp phải, họ cho rằng tiên đế làm như vậy quá không hợp đạo lý. Lại cộng thêm hoàng đế hiện nay suốt ngày chỉ biết cưỡi ngựa săn thú, chính sự không thèm đoái hoài chút nào.



Thêm vào đó, Da Luật Trọng Nguyên vẫn còn thân phận Hoàng Thái Thúc. Đến lúc đó, chỉ cần trong tay họ có quân đội thì không khó khăn gì mà phế truất ngôi Da Luật Hồng Cơ, tự mình làm hoàng đế.



Chính vì lẽ đó mà bọn họ không ngừng chọc tức triều Tống, hi vọng triều đình nhà Tống sẽ đưa ra đòn phản kích mạnh mẽ, có thể thuyết phục được Da Luật Hồng Cơ hạ lệnh động viên.



Sau khi nhìn thấu tâm tư của hai người này, đám người Trần Khác cũng yên tâm hơn. Chỉ cần chúng ta trấn tĩnh, cứ cùng chơi đùa với bọn chúng là được, áp lực đều nằm trên người hai này.



Đoàn sứ giả đại Tống đưa ra sách lược “lấy tĩnh chế động” nên Trần Khác cũng ngày càng an nhàn rảnh rỗi.



Giờ Mão, hắn rất đúng giờ tỉnh lại sau giấc mơ. Cô gái Khiết Đan thị tẩm cùng hắn ngày hôm qua cũng đứng dậy hầu hạ hắn mặc y phục. Chỉ có điều người con gái này ngủ phòng bên ngoài. Điều này không phải là vì Trần Khác giả thánh nhân mà cũng không phải người con gái này không đủ xinh đẹp rung động lòng người, mà là...

Ôi quanh năm ăn những loài vật sống hôi tanh, trên người nhất định sẽ có mùi vị khác thường, mà người Khiết Đan lại không thích tắm rửa cho lắm.



Trần Khác cũng muốn “làm chuyện vợ chồng, vì nước báo thù” nhưng hắn được những danh kỹ Biện Kinh này chiều chuộng quen rồi, thật sự là không có cách nào chấp nhận được, nhưng mà hắn cũng rất phong độ, cũng không lộc chân tướng, chỉ là nói bản thân mình chỉ chấp nhận những hoan hỏa có cơ sở tình cảm, nghe được não các cô cảm động không ngừng... xem xem, cái gì gọi là có phẩm vị, thì nó được gọi là có phẩm vị, thì ra việc mà chúng ta làm cũng chẳng khác cầm thú là bao.



Nhưng cái gọi là Vương công đãi ngộ, chính là người không ngủ thì cũng vẫn cung cấp cho ngươi như thế, chuẩn bị để tránh tai họa Trần Khác liền để cho những nữ nhân này mài mực thêm hương cho hắn, còn hắn thì cả đêm đọc sách... Lý Phồn từ Ả Rập trở về cũng mang về cho hắn mười mấy rương sách. Tất cả số này đều được mua từ trong Trí Tuệ quán ở ở Baghdad, thậm chí còn có cả bản gốc.



Nhìn đến những chồng sách này, Trần Khác hết sức vui mừng, chỉ có điều Trần Khác không hiểu chữ Ả Rập.... mở sách ra mà một chữ cũng không hề biết.



Nhưng điều này không sao hết, ở Trung Quốc thời đại này đâu đâu cũng có bóng dáng người ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là người Ả Rập buôn bán hàng rong khắp nơi. Lý Phồn vì hắn mà mời tới từ Tuyền Châu về những người Ả Rập tinh thông văn tự của hai nước.



Trần Khác hết sức vui mừng, lệnh cho bọn họ dịch thử một vài cuốn sách, nhưng kết quả thì thật khiến người khác thất vọng. Nội dung mà những người này dịch ra, câu trước không phù hợp với câu sau, về cơ bản là không có cách nào để kết nối lại thành văn. Tuy nhiên ngẫm lại thì cũng thấy đúng, không phải bản thân tinh thông văn tự hai nước là có thể làm nhà phiên dịch, mà vẫn còn cần phải có quá trình học tập và tu dưỡng tương đối, phải hiểu được nội dung phần đầu sách thì mới có thể dịch thành văn.



Chỉ có thể trông cậy vào A Tề Tư mời được học giả người Ả Rập cho hắn, nhưng nước xa không cứu được lửa gần, lại không thể ngồi đợi. Trần Khác tự nhủ trong lòng nói, nhờ vả người khác không bằng chính bản thân mình làm. Chính vì thế mà hắn bắt đầu học tiếng Ả Rập, chỉ có điều thời gian ngắn ngủi, hiện nay mới được ở trong giai đoạn xóa mù chữ.



Tuy nhiên trong mắt của những thị nữ Khiết Đan, những chữ như nòng nọc thế kia tựa như thiên thư vậy! Trong lòng ngoan ngoãn quá chừng, học vấn trên trần gian này không đủ cho Trần học sĩ học, nên bắt đầu học tới trên trời rồi, vì thế mà trở nên sùng kính hắn.



Khi học mệt mỏi, Trần Khác liền bảo bọn họ mát xa cho mình một lát, hoặc là cùng hắn nói chuyện giải khuây. Nếu như có ai biết hát thì cũng bảo bọn họ hát cho mình nghe vài bài. Bất luận là ca dao dân gian Khiết Đan, dân ca Bột Hải hay là Hán khúc của một thế hệ Yến Kinh, Trần Khác đều rất thích. Hắn còn đặc biệt ghi chép lại, chuẩn bị khi trở về sẽ tặng cho Đỗ Thanh Sương.



Để đáp lại bọn họ thì Trần Khác cũng dạy đám nữ nhân này hát. Cũng có lúc cao hứng còn viết ra vài bài từ tặng cho bọn họ.



Tiếp Trần học sĩ một đêm, thậm chí có loại đãi ngộ như thế, con gái sao không tận tâm tận lực phụng dưỡng hắn chứ?



Đúng giờ Hợi, Trần Khác đi ngủ rất đúng giờ, đúng giờ Mùi dậy. Thị nữ hầu hạ hắn rửa mặt thay quần áo sau đó dâng đồ ăn sáng.



Trần Khác khi ăn sợ ăn những thứ thịt tươi kia nên đã yêu cầu bọn họ thức ăn nhất định phải thanh đạm. Điều này thì không chỉ có hắn mà tất cả những người trong đoàn sứ giả Tống triều đều có yêu cầu như thế. Hiện nay người Khiết Đan rất nghe theo lời của học sĩ Trần Khác, liền phái đầu bếp người Hán tới làm đồ ăn cho bọn họ. Chính điều này mới giải quyết được vấn đề.



Một bát canh sâm nhỏ, một bát canh trứng gà. Mấy món điểm tâm không quá khéo léo này là bữa sáng mà học sĩ Trần Khác khó khăn lắm mới giành được lấy nó. Ít nhất thì có thể đưa vào miệng ăn cho no, đúng không?



Sau khi ăn xong, Trần Khác ngậm một hớp rượu nho, rồi quay qua hỏi người con gái dường như có chuyện muốn nói:

- Ngươi còn có việc gì sao?



- Học sĩ.

Cô nhỏ tiếng nói:

- Cái mảnh giấy ngày hôm qua nô nô lấy ra, người đã xem qua chưa.



- Ta xem rồi,

Trần Khác gật gật đầu, cười khổ nói:

- Rốt cuộc là người như thế nào mà cả ngày đều gây khó dễ cho ta?



- Nô nô cũng chẳng là ai hết.

Cô gái cười nói:

- Là một vài chủ tử ngưỡng mộ tài hoa của học sĩ...



- Vậy tại sao không dám đưa trước mặt cho ta?

Trần Khác cười nói:

- Người Khiết Đan các người không phải là cởi mở lắm sao?



- Các chủ tử này sợ bị người khác chê cười.

Cô gái có chút lúng túng nói:

- Dám không biết tự lượng sức mình thi với học sĩ.



- Cũng không phải là không tự lượng sức mình.

Trần Khác cười rộ lên nói:

- Trình độ này sao, ta thấy nếu so với Trạng Nguyên thì vẫn còn giỏi hơn.



Nói xong liền bảo cô gái lấy một mảnh giấy viết trên bàn, chỉ thấy trên nền giấy màu xanh nhạt, viết một hàng chữ Khải thanh tú “Sa song bích thấu hoành tà ảnh nguyệt quang hàn xử không duy lãnh hương trụ tế thiêu đàn trầm trầm chính dạ lan canh thâm phương khốn thụy quyện cực sinh sầu tư hàm tình cảm tịch liêu hà xử biệt hồn tiêu”. Là một bài từ không có dấu châm câu, trò chơi này Tô Tiểu muội từ sau khi mười tuổi đã không chơi nữa.

Trần Khác suy nghĩ một chút, cười nói:

- Thì ra là một bài “Bồ Tát man”, liền nhấc ống bút, bên trên thêm mấy ngắt câu, sửa thành “Sa song bích thấu hoành tà ảnh, nguyệt quang hàn xử không duy lãnh khẩu hương trụ tế thiêu đàn, trầm trầm chính dạ lan. Canh thâm phương khốn thụy, quyện cực sinh sầu tư. Hàm tình cảm tịch liêu, hà xử biệt hồn tiêu khẩu, tả hoàn chi hậu, hựu khinh thanh niệm liễu nhất biến, trần khác tiên thị ám ám cảm khái, khán lai giá tác giả thị cá thâm cung oán phụ”.

Sau khi viết xong lại nhíu mày suy nghĩ một chút, cảm thấy trong bài từ này vẫn còn có vài cách thức khác.



Vì thế hắn xem lại cẩn thận một lần nữa, cuối cùng giật mình, vỗ đùi nói:

- Tâm tư tài tình biết bao, không ngờ là một bài Hồi văn từ!

Liền kéo dài âm điệu của nó, đọc lại một lần nữa từ cuối lên đột nhiên là đọc ra một đoạn “bồ tát man” mới:

- Tiêu hồn biệt xử hà liêu tịch, cảm tình hàm tư sầu sinh cực. Quyện thụy khốn phương thâm, canh lan dạ chính trầm. Trầm đàn thiêu tế trụ, hương lãnh duy không xử. Hàn quang nguyệt ảnh tà, hoành thấu bích song gia?



Hắn không khỏi tán thưởng nói:

- Cô gái có tài hoa gấm vóc như thế này, thế gian thật là hiếm có. Bốn mươi bốn chữ này không biết là đã tốn mất bao nhiêu khuê tình của cô gái đó...

Nói rồi lại hồi tưởng về những ngày qua, những đề tài mà đối phương đưa ra, cái nào cũng khéo léo tuyệt vời, thật sự khiến người khác thấy thán phục:

- Ngươi trở về nói với cô nương đó, có thể gặp nhau hay không? Cô gái giỏi giang thế này không gặp quả thật là rất tiếc nuối.



Cô gái này nghe xong, trước tiên ra mặt kiêu ngạo, sau đó thì chợt lắc đầu nói:

- Chỉ e là không thể...



- Ồ, vậy thì tiếc thật.

Trần khác thở dài.



Cô gái người khiết Đan kia dường như muốn nói thêm điều gì đó nhưng lại thôi. Sau khi ăn sáng xong, Trần Khác đi tới bên trong lều vải công cộng, cùng với Triệu Tông Tích và Triệu Biện mở cuộc họp thường kỳ. Mặc dù cuộc đàm phán bị gián đoạn, đoàn sứ giả đại Tống không có việc gì làm nhưng từng cử chỉ mỗi ngày của họ đều được ghi chép lại trong sổ, sau này cần trình lên cho triều đình ngự lãm. Thế nên dù chỉ là vờ vịt thôi nhưng cứ mỗi sáng tối đều tổ chức họp, điều này để nhằm chứng minh là bọn họ không hề nhàn rỗi.



Cuộc họp ngắn ngủi đã kết thúc, gập lại cuốn “hội nghị kỷ yếu”, Triệu Tông Tích nói:
- Ngài là cái gương cho người học trong thiên hạ.

Nàng tiếp tục nịnh Trần Khác, hi vọng có thể thoát ra khỏi vòng tay hắn.



Câu nói này hình như cũng có chút tác dụng, Trần Khác gật gật đầu nói:

- Ta làm sao lại làm khó người khác chứ, chúng ta ngồi như thế này nói chuyện cũng tốt chứ?

Dục tốc bất đạt, thật ra Trần Khác đương nhiên có thể Bá vương gảy đàn, nhưng làm như thế thì không có chút kỹ thuật nào hết và có gì khác so với bọn hiếp dâm đâu? Trần Khác thương hoa tiếc ngọc, khinh bỉ nhất là bọn phạm tội hiếp dâm.



Cô gái thiếu kinh nghiệm, quả nhiên yên lặng, nhẹ nhàng gật đầu nói:

- Nhưng ngài cần phải đáp ứng thủ lễ trước mới được.



Trần Khác gật đầu đồng ý, nhưng trong lòng thầm cười, nàng ngồi trong lòng ta, chính là hành vi không lễ phép lớn nhất, một khi đã mất đi cảm giác xa lạ, quen dần với lòng ta. Ha ha, nếu nàng có thể thoát khỏi vòng tay ta thì ta cùng họ với nàng.

- Đúng rồi, nàng tên gì vậy?



- Nô nô tên...

Nữ lang dường như không muốn nói cho hắn biết.



- Đây chính là bộ dạng muốn nói chuyện tử tế sao?

Tay Trần Khác vỗ nhẹ vào mông nàng.



Nữ lang chỉ cảm thấy mông mình nóng bỏng lên, sắp sửa muốn khóc lên rồi, trong người như có con kiến cắn vậy. Nàng nhanh chóng khép hai chân lại, giọng run run nói:

- Có thể đổi vấn đề khác được không?



- Xem ra có điều gì đó khó nói.

Trần Khác biết, nước Liêu là nước theo chế độ nô lệ. Sau khi bọn họ chinh phục được kẻ thù, liền đem vợ con người trong tộc biến thành nô lệ của mình. Có rất nhiều thiên kim tiểu thư chỉ trong một chốc liền biến thành nô lệ bị áp bức nên nhất định là không muốn nhắc lại chuyện cũ của mình, nhìn khí chất của cô gái này hẳn là cũng gần như vậy.



Hắn liền chuyển vấn đề nói:

- Vậy nàng cho ta biết, tại sao trên người nàng lại thơm như vậy? Cái này thì có thể trả lời chứ.



Nàng ngập ngừng một lát, Trần Khác lại vỗ mông nàng một cái, học theo giọng điệu của người Khiết Đan nói:

- Thật là không nể mặt ta chút nào?



Điều này rốt cục thì cũng đã khiến nàng mở miệng, chỉ nghe nữ lang tu tu nói:

- Mỗi ngày tắm nước lan, không ăn thức ăn mặn...



- Xem ra nàng thật sự không phải là người Khiết Đan rồi.

Trần Khác cười nói:

- Bọn họ một ngày mà không ăn những thứ đồ kia thì đến ngủ cũng không ngủ được.



- Đâu có...

Vạn sự khởi đầu nan, sau khi bắt đầu, nữ lang cũng dễ nói chuyện rồi:

- Người Khiết Đan cũng có rất nhiều người sùng tín Phật giáo, tất cả đều trai giới cả đó.



Điều này Trần Khác biết, người khiết Đan không chỉ tôn trọng văn hóa Hán mà còn si mê Phật giáo, đó là làm thế nào để chết thanh thản, không mất nước mới là chuyện lạ đó.



- Vậy nàng tin Phật sao?

Trần Khác nói nhỏ vào tai nàng.



- Dạ.

Nữ lang dịu dàng gật đầu.



- Để ta kể cho nàng nghe một câu chuyện của nhà Phật.

Trần Khác dẫn dắt từng bước nói.



- Dạ.

Cô gái gật đầu.



- Ngày xưa từng có một cô gái tướng mạo xinh đẹp xuất chúng giống như nàng vậy chưa lập gia đình. Có người làm mối cho người thân nhưng nàng nhất quyết không chịu nhận lời.

Trần Khác điều chỉnh giọng nói của mình sáng có từ tính, lại chậm rãi nói bên tai nàng:

- Bởi vì nàng đã động lòng với một nam tử khác. Mặc dù chỉ là gặp mặt thoáng qua mà thôi, nhìn nhau cũng vội vàng nhưng trong lòng nàng ấy, thì chàng trai đó đã là hình bóng cả đời không quên được.



Cô gái nọ quả nhiên bị câu chuyện này thu hút, dần buông lỏng cảnh giác. Nàng dường như đặc biệt có thể hiểu cảm thông cho tâm tình của cô gái trong câu chuyện.



- Cô gái đó luôn luôn tìm kiếm, tìm kiếm người mà đã khiến trái tim cô đập loạn nhịp. Nhưng cô gái mãi không tìm thấy, cô ngày nào cũng cầu nguyện Phật tổ, hy vọng có thể gặp mặt chàng lần nữa, cuối cùng đã cảm động tới trời cao, Phật tổ hiển linh.

Giọng điệu của Trần Khác mang đầy vẻ ưu thương nói:

- Cô gái đó năn nỉ Phật tổ, cầu xin người cho nàng ấy có thể gặp lại chàng trai kia, cho dù chỉ có thể nhìn y một cái!



- Vật Phật tổ có đồng ý không?

Nữ lang thân thiết hỏi.



- Phật tổ nói: có thể, nhưng nàng nhất định phải từ bỏ mọi thứ bây giờ, không nói không rằng năm trăm năm. Con có thể chịu được nỗi khổ này hay không? Cô gái không hề do dự gật đầu nói, con có thể! Thế là Phật tổ liền cho cô gái biến thành một tảng đá lớn, ở bên ngoài trời hoang vu, gió thổi ngày phơi nắng, trải qua bốn trăm chín mươi chín năm, khổ không thể tả nổi, nhưng cuối cùng cũng không thấy hình bóng của người con trai ấy đâu.



Nữ lang đã bị câu chuyện này cuốn hút tới mê hoặc, khuôn mặt lộ rõ vẻ thông cảm:

- Có lẽ nào Phật tổ đang trừng phạt cô ấy?



- Không, Phật tổ không nói dối. Đến năm thứ năm trăm, cô gái đó bị thợ đá đưa vào trong thành, làm đá bảo vệ cho cầu.

Trần Khác hạ giọng nói:

- Cũng chính ngày hôm đó, cô ấy đã trông thấy chàng, người mà mình đã chờ đợi suốt năm trăm năm nay! Đương nhiên, chàng vẫn chưa chú ý tời nàng, bởi dù thế nào thì hòn đá trên cầu thì có gì đẹp chứ! Thế là y vội vàng bỏ đi, nàng hô không thành tiếng, nên không thể giữ lại bước chân của chàng, chính lúc này, trái tim nàng tan nát...



Đôi mắt nữ lang đã chứa đầy nước mắt, nàng giọng run run nói:

- Sao có thể như vậy chứ? Quá tàn khốc.



- Lúc này, Phật tổ xuất hiện, hỏi cô ấy đã hài lòng hay chưa?

Trần Khác nói.



- Đương nhiên là chưa.

Nữ lang lấy tay gạt nước mắt nói:

- Chờ đợi bao nhiêu năm như vậy, mà chàng ấy lại không thể nhìn thấy cô gái, lại càng không có thời gian bên nhau dù chỉ một chút, nói vài câu...



- Các nàng thật giống nhau!

Trần Khác cố ý gây cảm xúc.



- Cô ta nói thế nào?