Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 7332 : Kinh diên

Ngày đăng: 01:25 20/04/20


Kinh diên: là buổi nói chuyện ở Ngự tiền mà Hoàng Đế thiết lập để đàm luận kinh sử từ thời Hán Đường đến nay.

- Sói chứ sao nữa.

Vẫn là A Nhu thông minh…

- Nguyên Trạch.

Đi ra thấy Vương Bàng đã thay một than trường bào màu đen, vẫn giống như người khác nợ y 800 xâu tiền vậy, một đôi mắt quầng thâm đang ngồi ở chỗ kia. Trần Khác hỏi thân thiết:

- Sao vậy, dạo này thức đêm nhiều hả?

- Đã mấy ngày không ngủ, không nghỉ ngơi rồi.

Mắt Vương Bàng đầy tơ máu, khóe môi thì nhếch lên cười nói:

- Đã xem qua số sách kia của Long lão nhi rồi.

- Cực khổ rồi.

Trần Khác cười nói:

- Có thu hoạch gì không?

- Có.

Vương Bàng gật đầu nói:

- Y tìm chỗ chết.

- Hả?

Trần Khác khẽ cau mày:

- Nói thế là sao?

Vương Bàng lấy từ trong tay áo ra một quyển sách rồi đưa ra trước mặt Trần Khác nói:

- Ngươi xem…

Trần Khác nhìn quyển sách kia, là “Lễ luận” của Long Xương Kỳ viết, tiện tay lật xem, thì lật đến một trang có kẹp một tờ phiếu tên sách. Hắn đọc với tốc độ cực nhanh, rồi xem hai trang nội dung không sót một chữ. Thấy rất nhiều lời nói chê bai Chu Công, vả lại chú trọng vào trình bày phân tích cuốn “Kim đằng” là hậu nhân làm giả.

Cuốn “Kim đằng” là “Thượng Thư” thu nhận sử dụng, Chu Công khẩn cầu với Tổ tông, cam nguyện lấy thân mình thay cho sắc thư của Chu Vũ Vương. Nói một cách đơn giản là, sau năm Võ Vương chiến thắng Ân Trụ, cái nghiệp thống nhất thiên hạ còn chưa thành công, thì đột nhiên ông ta bị bệnh nặng khiến cho quần thần lo sợ. Chu Công đã lấy thân mình làm vật thế, thiết đàn nắm bích cầm khuê ngẩng mặt lên trời cầu nguyện, nói rằng nếu như Cơ gia họ mắc nợ trời một đứa con trai thì ông ta xin nguyện lấy tính mạng mình để đổi lấy Võ Vương, sau đó bày ra các lý do loại như sẽ hầu hạ thần tiên. Cuối cùng nói, nếu như chỉ là sợ điều bóng gió, thì xin trời hãy giáng điềm lành để an ủi các thần tử mang trong mình những lo sợ như bọn họ.

Sau khi cầu nguyện, mở khóa xem xét chiêm triệu thư trong tủ, quả nhiên là cát tượng. Chu Công lập tức thu sách văn cho vào trong tủ được buộc bằng tơ vàng… cũng chính là mật phong trong “Kim Đằng” báo cho người trong coi tủ không được tiết lộ. Sau đó vào cung chúc mừng Võ Vương nói:

- Ngài không có tai họa, thần vừa mới nhận được mệnh của ba vị tiên vương, ngài chỉ cần suy xét tính kế lâu dài để xây dựng thiên hạ, cái này gọi là ông trời đã suy xét chu toàn cho Thiên tử.

Ngày thứ hai, bỗng nhiên Võ Vương khỏi hẳn.

Chính là một câu chuyện xưa đơn giản như vậy, về sau những căn cứ chính xác mà mọi người coi Chu Công là hiền lương nhân đức, Long Xương Kỳ lại to gan công bố, cố sự “Kim đằng” là do Chu Công bịa đặt, và lên án Chu Công là đại gian!

- Ông già này cũng to gan lớn mật đấy.

Trần Khác đứng lên than thở. Phải biết rằng, niên đại này, địa vị của Chu Công ngang hàng với Khổng Tử, thậm chí vượt qua cả Mạnh Tử, Chân Tông triều vừa mới xây xong Chu Công miếu, lão đầu này lại bốp bốp mà vả vào mặt.

Tuy nhiên chỉ có điều Chu Công bị mắng hai câu, tính gì chứ? Triều Tống tự do ngôn luận, thiếu quyền uy, thư sinh, sĩ phu bắt được ai thì mắng đấy, đến Khổng Tử chỗ nào cũng bị trách mắng. Với địa vị như hôm nay của người này, chắc là không hề đả thương một chút nào đến ông ta đâu nhỉ?

Thấy trong mắt Trần Khác tràn đầy nghi hoặc, Vương Bàng không khỏi khinh miệt nhếc mép cười nói:

- Phương thức dấu sách thư cuối cùng của Chu Công, ngươi không thấy rất quen sao?

- Phương thức dấu sách thư…

Không phải nguyên nhân là tên của “Kim đằng” đó sao. Trần Khác trầm ngâm rồi nói:

- Có gì đó không ổn?

Thấy hắn phản ứng chậm lụt như thế, sự khinh miệt trong lòng Vương Đằng càng tăng, nhận nhịn nói:

- Triều đại nào cũng có người bắt chước…

- Ồ, ngươi nói là…

Trần Khác không thể giả bộ ngu si được, bằng không thì chín quá sẽ hóa nẫu. Hắn hạ giọng nói:

- Kim quỹ chi minh?

Phiên bản này so với phiên bản nguyên gốc nổi tiếng gấp vạn lần.

- ừ.

Vương Bàng hạ giọng nói:

- Truyền thuyết trên phố, cái gọi là “Kim quỹ chi minh”, kỳ thực là giả dối hư ảo, chính là Triệu Hàn Vương vì muốn kéo cái vận mệnh của mình, đã bịa đặt ra ngoài để Thái Tông a dua theo.

Phải nói sao nhỉ? Con nghé mới sinh không biết sợ con hổ, tiểu tử này đúng là có can đảm mới giám nói như vậy.

Tuy nhiên đó cũng là điều nói thật, Triệu Đại không rõ rang chết trong “Chúc ảnh phù thanh”, ngôi vị hoàng đế thuộc về cho Triệu Nhị. Lúc ấy, thiên hạ ồ lên, đều cho rằng Triệu Nhị đã giết anh để cướp ngôi, bởi vì lúc đó hai huynh đệ bọn họ đấu tranh rất gay cấn, hơn nữa khi ấy đứa con cả của Triệu Đại là Triệu Đức Chiêu đã hơn 25 tuổi, con thứ Triệu Phương Nghiệp đã trưởng thành, tại sao Triệu Đại phải bỏ qua con trai để truyền ngôi cho Triệu Nhị?

Vì che dấu tai mắt thiên hạ, chế tạo ra tính hợp pháp trong việc mình kế vị, Triệu Nhị nghĩ hết cách, thậm chí còn không tiếc đem cuộc sống hàng ngày của Thái tổ triều rót vào việc sửa chữa hết thảy văn kiện phía chính phủ. Với thần võ anh minh của y, Thái tổ phải tôn kính thái tổ y như thế nào, mà nhiều lần ám thị muốn truyền ngôi cho y…

Nhưng người lúc đó đều trải qua thời đại của Thái tổ, hết thảy những gì y làm, đều là giấu đầu hở đuôi, chỉ càng khiến cho người ta khinh miệt thêm. Ngay lúc Triệu Nhị đến gần với biên giới của sự sụp đổ, thì Triệu Phổ người luôn đấu tranh cả đời với y, đột nhiên lên tiếng nói: “Đừng tranh giành nữa, Triệu Nhị làm hoàng đế là hợp lý đấy, bởi vì đây là mẹ ông ta nói, Triệu Đại cũng tán thành.”

Triệu Phổ nói, trước khi Đỗ Thái Hậu lâm chung chính là không nhắm được mắt, Triệu Đại vô cùng hiếu thuận đã đau lòng hỏi:

- Mẹ, mẹ còn tâm nguyện gì không ạ?

Đỗ Thái Hậu nói:

- Ta lo Triệu gia sẽ tái diễn vận mệnh của Sài gia, cái gì mà vận mệnh Sài gia? Mẹ hóa con côi bị Triệu Đại cướp ngôi hoàng đế chứ sao.

Vì thế liền mệnh cho Triêụ Đại, sau khi chết nhường ngôi hoàng đế cho Triệu Nhị, và đợi sau khi Triệu Nhị chết, lại nhường ngôi cho Triệu Tam.

Triệu Phổ nói, vì sao ta không biết? Bởi vì ta đây làm nhân chứng, di chúc của Thái Hậu cũng là ta chấp bút, sau khi viết xong cất vào trong cái hộp vàng, chôn vào một nơi nào đó trong tẩm cung của Thái Hậu.

Triệu Nhị vừa nghe đã ngầm hiểu lập tức sai người đi tìm, quả nhiên là tìm thấy cái hộp vàng, vừa mở ra đã thấy, quả đúng như lời Triệu Phổ nói có di chúc của Thái Hậu truyền ngôi cho ông ta. Lúc đó Triệu Nhị rơi lệ, nắm lấy tay Triệu Phổ nói:

- Đồng chí tốt, may có ngươi không thì quả nhân phải oan ức trong mông muội rồi.

Vì thế căn cứ hợp pháp để Triệu Nhị kế vị đã được tìm thấy, Triệu Phổ cũng như cá ướp muối muốn thay đổi, một lần nữa quay về Chính sự đường đại sát tứ phương…

Đây chính là cái gọi là “Kim quỹ chi minh”, nhưng căn bản là không chịu nổi phải cân nhắc đắn đo. Thứ nhất, nếu quả thực là có đồ vật này, vậy thì vì sao Triệu Phổ không lấy ngay ra, lại phải chờ thêm bảy năm, nhìn Triệu Nhị chịu hết thảy dày vò mới ra tay? Đây không phải là chơi đùa kẻ khác hay sao? Với tính cách của Triệu Nhị không đoạt lấy mới là lạ, lại còn để cho ông ta làm tể tướng nữa chứ. Thứ hai, khi Đỗ Thái Hậu lập di chúc thì Triệu Đức Chiêu đã 21 tuổi rồi, hơn nữa Triệu Đại Xuân Thu đang thịnh, nhìn không ra mấy năm sau sẽ có dấu hiệu rẽ sang hướng khác, dù Lão Thái Thái ngất đi tỉnh lại, chắc cũng không thể nghĩ ra cái gì mà gọi là mẹ hóa con côi được?
- Hả?

Nghe xong cách nói này, hai mắt Triệu Trinh cũng sáng lên, cười nói với các tướng công:

- Hôm nay quả là được mở rộng tầm mắt rồi, lại xuất hiện thêm cách nói thứ ba rồi.

Chúng tướng công không hề quan tâm đến, không gây chuyện, đương nhiên là thấy mừng rỡ, nghe vậy họ cười nói:

- Kinh diên năm nay là thú vị nhất đấy.

- Chúng ta cần nghe một chút, xem cậu ta có đạo lý gì.

Triệu Trinh nghe xong nhìn về phía Trần Khác nói:

- Trạng nguyên lang, phải thể hiện chân tài thực học a, quả nhân cũng không thích Đông Phương Sóc (Đông Phương Sóc – Wikipedia tiếng Việt) đâu.

- Thần tự có chứng cớ xác thực.

Trần Khác cất cao giọng nói:

- Đầu tiên nói về vấn đề tại sao cái này là do hậu nhân làm, vì trong “Thượng thư. Kim đằng” nói: Công nãi tác thi dĩ di vương, danh chi viết Si hào (BTV dịch: Chu Công làm thơ tặng vương, có tên là “Con cú”, nhưng “Mạnh Tử, Công Tôn Sửu” đã dẫn Khổng Tử nói: Tác thử thi giả, kỳ tri đạo hồ? (Người làm bài thơ này, là người hiểu được đạo lý?) Hiển nhiên là Khổng Mạnh đều không biết tác giả của bài thơ này là ai, có thể thấy được lúc “Thượng thư. Kim đằng” xuất hiện, nhất địng là muộn hơn Mạnh Tử, cũng chính là thời kỳ Chiến Quốc sớm nhất.

Lời này vừa nói ra chúng thần đều bị giật mình, đúng vậy, rõ ràng là có lỗ hổng như thế sao chúng ta lại không để ý đến điểm này nhỉ?

Bọn họ biết rõ về “Thượng thư”, “Mạnh Tử” thì đương nhiên là biết Trần Khác không có nói dối, hai tướng chứng nghiệm là có thể chứng minh được áng văn này không phải do Chu Công làm.

Triệu Trinh cũng gật đầu, nhưng sắc mặt thì rất khó coi.

- Nhưng Chu Công làm sách dấu trong Kim đằng, trong lịch sử quả thực có chuyện này.

Trần Khác không muốn tìm đường chết, ngay sau đó bèn nói tiếp:

- Thần có vinh dự được đọc qua tập “Trúc thư kỉ niên” được cất giữ trong Tập Hiền điện, có dòng “Thập tứ niên, vương hữu tật, Chu Văn Công đảo vu đàn thiện tác Kim đằng”, cái này là ghi chú ban đầu của Cổ sử quan, có thể chứng minh xác thực có điểm không giống với “Kim đằng” trong “Thượng thư. Kim đằng”

- Ái khánh có thể đọc hiểu “Trúc thư kỉ niên” ư?

Triệu Trinh như bất ngờ có được niềm vui, không hiểu nói:

- Nghe nói ái khanh luôn học khoa đẩu văn ( - lời BTV: khoa đẩu dịch ra là con nòng nọc, mình xem hình thấy chữ hệt con nòng nọc, có lẽ vì thế nên được gọi là như vậy J), xem ra có hiệu quả, thành công rồi.

“Trúc thư kỉ niên” là bộ thẻ tre được khai quật từ triều Tần, văn tự bên trên là “Khoa đẩu văn” còn cổ xưa hơn cả chữ Tiểu Triện, mọi người chỉ có thể phân biệt một cách đại khái, là ghi lại sử sách của năm Hạ Thương Chu, nhưng nội dung rốt cục như thế nào thì chúng thuyết vẫn còn phải phân vân, truy cứu nguyên nhân đó là nuốt không trôi văn tự trên đó.

Thực ra Trần Khác đâu có thể đọc hiểu chữ cổ? Chẳng qua là “Trúc thư kì niên” là một cuốn sách đã được triều Thanh giải mã hoàn toàn, hắn đã xem qua bản dịch của bọn họ. Lần này để tìm ra phương pháp xử lý Long Xương Kỳ, hắn đã ôm kì vọng vạn nhất, đến “Thư viện Hoàng gia” của Đại Tống để tìm quyển sách này. Trình độ quản lý thư tịch của Đại Tống triều thực sự rất cao, rất nhanh bọn họ đã tìm được bản dập của “Trúc thư kỷ niên”.

Trần Khác ôm về nghiên cứu vài ngày, dựa vào trí nhớ siêu cường, vừa xem vừa phán đoán, không ngờ đã phá giải được ghi chép vào mấy năm trước khi Vũ Vương chết.

Đây chính là việc mà Trần Khác đã làm trong mấy ngày này. Tuy hắn không phải là người tốt lành gì, nhưng thực sự rất có ác cảm với văn tự ngục, cho nên chuyện mưu hại Long Xương Kỳ, hắn quả quyết sẽ không làm… Loại chuyện này không ngụy được. Triệu Trinh lập tức cho người mang “Trúc thư kỷ niên” đến để Trần Khác phiên dịch ngay tại chỗ, có Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Lưu Sưởng ở một bên giám sát, chỉ cần mấy cái là có thể phân biệt được hắn nói bậy hay là đọc hiểu thật.

Sau nửa canh giờ, mọi người đều vui mừng bẩm báo:

- Quả thực là Trần Khác xem và hiểu cổ triện văn, hắn phiên dịch có lẽ không phải là giả.

Đối với các nhà sử gia này mà nói, thì họ chỉ xem qua mấy ngày là hiểu, đơn giản chỉ là tốn chút thời gian mà thôi. Đương nhiên Trần Khác cũng biết điều này cho nên không thể nói dối được.

Giải quyết xong đại họa trong lòng, Triệu Trinh cảm thấy thoải mái, lúc này mới cảm thấy bụng đói meo, ngài liền vội ban lệnh thưởng yến tiệc…

Phú tướng công thì vẫn thờ ơ lạnh nhạt, cho đến giờ mới mỉm cười. Phú Bật rất chú ý đến Trần Khác này, không thể nghi ngờ gì nữa sự thông minh tài trí của hắn, nhưng vẫn không thể nào yên tâm được bởi vì hắn rất lỗ mãng, hành sự bất kể hậu quả, người như vậy sao có thể gánh vác xã tắc được?

Bây giờ thấy hắn đã trưởng thành, Phú tướng công cũng yên lòng. Phú Bật tự hỏi, dù là bản thân ông cũng không có bản lĩnh xử lý cẩn thận đến thế, nhưng Trần Khác lại làm được.

Trần Khác chứng minh Chu Công làm ra “Kim đằng” là xác thực. Đây là điều Hoàng thượng quan tâm nhất: lại chứng minh được “Thượng thư – Kim đằng” làm giả, rửa sạch được hiềm nghi hắn mưu hại Long Xương Kỳ, nhưng đồng thời chứng thực được sự nông cạn vô tri của Long Xương Kỳ … Người này chỉ biết một mà không biết hai, chỉ khảo chứng “Thượng thư – Kim đằng” là giả, liền coi đây là chứng cớ, tuyên bố Chu Công là gian thần, kết quả lại bị Trần Khác dùng “Trúc thư kỉ niên” hung hăng cho một cái bạt tai.

Điều này cố nhiên không thể thành lập tội danh Long Xương Kỳ nói xấu tiên hiền (bậc hiền triết đã khuất), bởi vì dù sao trước kia mọi người cũng không biết đến nội dung của “Trúc thư kỷ niên”, nhưng thái độ của y đối với Chu Công đã đủ khiến cho Hoàng thượng và quần thần ác cảm, còn muốn lập địa thành thánh sao? Nằm mơ đi…

Hay nhất chính là, Trần Khác trước sau chỉ phát biểu xung quanh vấn đề học thuật, khí phách hừng hực, không hề gây chuyện. Trước kia, trong suy nghĩ của những người đọc sách thì hắn chỉ là tài tử, nhưng trải qua chuyện này thì Trương Nguyên có thể thăng làm đại nho rồi.

Tuy dân đều yêu tài tử nhưng trong mắt sĩ phu, người thật sự có giá chính là đại nho! Đạo lý này rất đơn giản, bởi vì đại nho có thể giải thích kinh điển, lời của họ chính là quyền uy, cho dù người ta có thích nghe hay không thì cũng đều nghe tất…

- Đây coi là cái gì?

Tằng Công Lượng đi cạnh Phú Bật vuốt râu cười nói:

- Đáng thương cho hằng năm đính kim tuyến, lại đi may giá y (áo cưới) cho người khác?

- Nói cẩn thận, nói cẩn thận.

Phú Bật lắc đầu, nhưng nhìn về ánh mắt của Triệu Tông Thực vẫn không giấu hết được ý cười… Trong yến tiệc, sau khi nhét đầy bao tử, rốt cuộc Triệu Trinh cũng không kìm nổi liền hói:

- Trần ái khanh, nếu “Kim đằng” là giả thì tại sao Khổng Tử lại đem vào “Thượng thư”?

Đây cũng là vấn đề mà mọi người muốn hỏi, thân là sử quan thời Xuân Thu, khẳng định là Khổng Tử nắm giữ rất nhiều tư liệu về lịch sử, không thể căn cứ vào một câu chuyện sử thi diễn giải mà viết vào Thượng thư.

Vì thế trong điện lặng ngắt như tờ, tất cả mọi người đều chờ Trần Khác giải đáp. Bất giác, người Trạng nguyên trẻ tuổi này đã trở thành một đại nhân vật trong lòng bọn họ.

- Chuyện này…

Trần Khác nhanh chóng đứng dậy chắp tay nói:

- Xin bệ hạ thứ cho thần tội nói bừa.

- Ha ha ha…

Triệu Trinh cười nói:

- Tiểu tử nhà ngươi cẩn thận quá, quả nhân cũng đã sớm nói rồi, trong Nhĩ Anh Các, người nói vô tội.

- Vâng.

Trần Khác cung kính nói:

- Đạo lý rất đơn giản, bởi vì “Thượng thư” truyền cho đến ngày nay chính là sách giả do hậu nhân làm.

Âm thanh của hắn không lớn nhưng lại như tiếng sấm vang bên tai mọi người, các quan lại không ít người hóa đá, không cẩn thận còn cắn cả vào đầu lưỡi, đánh rơi mất bình rượu trong tay… Tóm lại là đều kinh ngạc đến ngây người.

“Thượng thư” là gì?Đó là một trong Ngũ kinh của Nho gia, là toàn bộ vốn căn bản của hệ thống Nho học.

Nếu như vào thời Minh – Thanh, đừng nói gì nữa, cứ kéo thẳng ra ngoài cho xong việc…

Nhưng đây là đang ở triều Tống, tất cả mọi người đều nhận thức được sự suy thoái của Nho học, lại là thời đại không biết nên làm thế nào để cứu bổ. Đúng lúc này đây, vì muốn tạo ra một bộ hệ thống tư tưởng hiệu quả, tất thảy mọi người đều hoài nghi, tất cả đều phủ định, họ đã sớm cho rằng Hán nho không đáng một đồng, thậm chí rất nhiều người bây giờ vẫn hoài nghi thực sự là có tồn tại tiên hiền hay không.