Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 252 : Ứng thí

Ngày đăng: 01:21 20/04/20


Liên tục đọc sách tới nửa đêm Trần Khác mới về phòng đi ngủ. Thấy Nhị Lang sớm đã về rồi, đang nằm trên giường, nhìn lên xà nhà nhếch miệng.



- Đây là khóc hay cười?



- Vừa cười vừa khóc.



- Nói thế nào?



- Cười là cuối cùng huynh cùng một tiểu nương tử dạo phố rồi.

Trần Nhị Lang lại mang bộ mặt nhăn nhó nói:

- Khóc là lúc trở về người ta nói, cô ấy đã quen đường rồi, cũng không cần phiền huynh nữa...



- Ấy, đừng nản chí, kẻ thứ ba chen chân hả, không dày mặt ra thì làm gì có cơ hội mà chen vào....

Trần Khác thổi tắt đèn, tùy tiện an ủi y hai câu, liền ôm cái gối đi chỗ khác, chỉ để lại Trần Nhị Lang trằn trọc ở đó, ngụ mị suy nghĩ...



…….



Chớp mắt thì tới ngày báo danh, Trần Hi Lượng cả đêm không ngủ, hai vành mắt đen sì hẳn lên. Kéo Ngũ Lang từ trong cái chăn ra trước, lại đi gõ cửa phòng Trần Khác:

- Mau dậy đi, mặc quần áo ăn cơm, nếu không phải muộn mất!



Lúc đợi Tam Lang mặc áo rửa mặt xong, ngồi ở nhà ăn ăn sáng, Trần Hi Lượng mới chú ý tới:

- Sao con không mặc áo mới may?



Tam Lang giận dỗi liếc nhìn Nhị Lang, buồn giọng nói:

- Cha hỏi huynh ấy đi.



Nhị Lang cúi đầu uống canh, giả bộ không nghe thấy. Y không thể nói cho cha biết, vì nghe nói áo đó là Bát Nương tự tay may, liền vô sĩ cướp lấy.



Ăn cơm xong, Trần Hi Lượng đưa các con tới cửa, đúng lúc gặp Tô Tuân cũng đưa Tô Thức; Tô Triệt ra.



- Thế nào, phải đích thân tiễn đi thi?

Tô Tuân thấy Trần Hi Lượng đang cầm dù, hình như là bộ dạng muốn ra ngoài, liền biết rõ cố ý hỏi:

- Ôi, vừa làm cha vừa làm mẹ, khó tránh loay loay một chút rồi.



- Ai nói đệ phải đi tiễn?


- Tại thượng bất kiêu, cao nhi bất nguy; chế tiết cẩn độ, mãn nhi bất dật. Cao nhi bất nguy, sở dĩ trường thủ quý dã. Mãn nhi bất dật, sở dĩ trường thủ phú dã. Phú quý bất ly kỳ thân, nhiên hậu năng bảo kỳ xã tắc, nhi hòa kỳ dân nhân. Cái chư hầu chi hiếu dã (BTV dịch nghĩa: Mặc dù thân làm cao quan, nhưng không có chút lòng kiêu ngạo, vậy thì mặc kệ ăn trên ngồi trước, cũng sẽ không gặp phải nguy hiểm bị sụp đổ; nếu mọi việc đều tiết kiệm, tuân thủ pháp luật, kho phủ kinh phí đầy đủ, cũng sẽ không xa xỉ lãng phí. Ăn trên ngồi trước mà không có nguy hiểm bị sụp đổ, như vậy thì có thể giữ gìn được địa vị tôn quý lâu dài; tiết kiệm không lãng phí có thể giữ gìn tài phú dài lâu. Có thể nắm chắc phú và quý trong tay, sau đó mới có thể bảo vệ quốc gia của mình, khiến dân mình ăn ở hòa thuận. Như vậy mới là hiếu đạo của khắp chư hầu.)

Trần Khác không cần nghĩ ngợi đáp:

- “Thơ” nói, nơm nớp lo sợ, như lâm vào vực sâu, như đạp lên miếng băng mõng.



- Ngâm tiếp “Luận Ngữ” Hiến vấn thứ mười bốn.

Giám khảo bên trái lại nói.



- Hiến vấn Sỉ, Tử viết: Bang hữu đạo, cốc. Bang vô đạo, cốc, sỉ dã. (BTV dịch nghĩa: Nguyên Hiến – học trờ của Khổng Tử hỏi Khổng Tử cái gì là đáng xấu hổ. Không Tử nói: Quốc gia có đạo, người làm quan lấy bổng lộc; quốc gia vô đạo, vẫn là người làm quan lấy bổng lộc, đấy là đáng xấu hổ).

Cái này đối với Trần Khác mà nói, đơn giản không có chút khó khăn, hắn ngâm lưu loát:...

- Tử viết: Bần nhi vô oán nan, phú nhi vô kiêu dịch (dịch nghĩa: Khổng Tử nói: Bần cùng mà không có oán hận, là khó; giàu có mà không kiêu căng thì dễ.)



- Được rồi.

Giám khảo bên trái hô ngừng.



- Nói thêm một đoạn kinh đi.

Đến lượt giám khảo bên phải lên tiếng:

- “Tằng Tử viết: Thậm tai! Hiếu chi đại dã.” Con hãy nói về câu này đi.



Tuy nói bảo người ta giảng kinh, nhưng thật ra vẫn là ngâm, mỗi một cuốn kinh điển Nho gia đều có chú giải. Chú giải của hiếu kinh tên “Hiếu Kinh Chính Nghĩa”, trên mặt mỗi cuốn sách kinh đều có tường giải, bạn chỉ cần dựa theo chương từng chữ không thay đổi trả lời. Nếu thay đổi, thì sai, cố nhiên cứng nhắc. Nhưng đây là cơ bản của văn chương có lý có căn mà sau này viết ra – dựa từ đâu mà có, duy có mười ba kinh đề cập chú giải, làm cơ sở huấn luyện, là không sai.



- Tằng Tử sau khi nghe Khổng Tử giải thích về hiếu đạo thì nói: Đạo lý của hiếu thuận cao thâm và vĩ đại quá! Tử viết: Phu hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã…

Trần Khác bản thân trí nhớ siêu quần, lại vận dụng cách ghi nhớ quy nạp tổng kết của đời sau, do đó trả lời không chút tệ...

- Điều mà họ gọi là hiếu, chính là quy phạm của trời, nguyên tắc của đất, phẩm hạnh căn bản nhất của con người. Đạo lý chính xác không thể thay đổi, quần dân coi đó là pháp quy…



Giám khảo đó lại bảo hắn giảng một câu “Luận Ngữ” sau khi nghe thấy không tệ, gật đầu nói:

- Rất vững vàng.



- Ừ, tự học rất dụng công.

Mấy giám khảo vẫn sa sầm mặt đều cười lên, vị ở giữa trực tiếp nói:

- Ra ngoài nghỉ ngơi, chờ tuyên bố kết quả.



- Làm phiền ba vị lão sư rồi.

Trần Khác biết mình chắc chắn là qua rồi, liền cung kính thi lễ, lui ra ngoài.