Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 257 : Đưa tiễn

Ngày đăng: 01:21 20/04/20


Thư viện đời Tống chia làm ba loại. Loại thứ nhất chính là thư viện dạng học thuật bàn luận kinh thư là chính, loại thứ hai là dạng giáo dục để đi thi, và loại thứ ba là dạng thư viện chuyên môn dạy y thuật, dạy vẽ tranh, toán học.



Thư viện Trung Nham hiển nhiên là thuộc loại thứ hai. Khác với các loại thư viện cho tự do học tập, các thư viện với chuyên môn tương đối thấp thì loại thư viện này chịu áp lực rất lớn. Khoa cử mấy năm mới tổ chức một lần chính là kiểm nghiệm tiêu chuẩn dạy học duy nhất. Nếu như học sinh thi đậu nhiều, thư viện sẽ được cả danh và lợi, đạt được tài nguyên mà thư viện khó có thể tưởng tượng được, ngược lại sẽ chịu áp lực bị quan phủ và phụ huynh vứt bỏ.



Yêu cầu của thư viện này hiển nhiên vượt xa các thư viện khác. Nghiêm khắc lựa chọn học sinh chỉ là bước đầu tiên mà thôi. Học sinh sau khi vào học ở thư viện, nhất định phải tuân thủ nội quy nghiêm khắc, hoàn thành chương trình học nặng nề. Vì đôn đốc học sinh ngày càng tiến bộ, ở thư viện bọn Trần Khác học, ngày nhập học đầu tiên đã phát cho các bộ sách, vở như nhật kí, nhật trình, nhật khóa và sách bài tập.



Cái gọi là “Tập nhật khóa” là bài học thư viện sắp xếp mỗi ngày, yêu cầu học sinh học tập theo khóa trình, điền vào theo ngày. Còn “Tập nhật trình” thì yêu cầu học sinh mỗi ngày lúc sáng sớm, trước ngọ, sau ngọ, suốt bốn mùa phải chong đèn làm bài tập được phân chia mỗi ngày…. Cái thứ nhất là để sư trưởng kiểm tra khi cần thiết, cái sau thì để học sinh tự quản lý bản thân.



Còn có “Sách nhật kí” yêu cầu học sinh ghi chép tâm đắc và điều không hiểu khi học, yêu cầu cách năm ngày đưa lên cho sư trưởng để nhận kiểm tra và dạy bảo. Cùng với một số sổ sách như “Sổ tích phân” ghi lại thành tích ngày thường của học sinh…. Thư viện nào cũng như vậy, đều yêu cầu học sinh theo học phải hoàn thành nghiêm túc những sổ sách đó. Đồng thời cũng kiểm tra rất nghiêm khắc, bởi vì chính những sổ sách đó quản lý con đường tương lai của học sinh.



Hơn nữa sơn trưởng có thể căn cứ vào tốc độ học tập của học sinh để điều chỉnh tiến độ bài học, bài tập, thậm chí còn có thể dụng tâm chỉ dẫn nữa, dạy theo trình độ, chính là sự khác biệt của giáo dục.



……



Bọn Trần Khác tuy học ngoại trú, nhưng mỗi ngày nhất định phải trước giờ mẹo đến trường, bắt đầu thời gian học sáng sớm trong nửa canh giờ. Trong khoảng thời gian này, phu tử sẽ kiểm tra học sinh, kêu từng học sinh lên kiểm tra tập nhật khóa.



Kiểm tra bài tập xong mới bắt đầu chương trình học một ngày. Thư viện lấy năm ngày làm một tuần học. Mỗi ngày buổi sáng do bốn vị giảng dạy Kinh, Sử, Lý, Văn dạy Kinh, Sử Tử Tập, dạy qua văn thơ cổ kim, dạy thi phú, bình luận sách, vân vân.



Sau khi nghỉ trưa sẽ dựa vào chương trình học buổi sáng sắp xếp đề mục, hoặc là viết văn, hoặc là làm thơ, hoặc là bình luận sách. Đến buổi chiều sẽ do sư trưởng lên lớp bình luận bài tập, bài học, đồng thời giải đáp những câu hỏi học sinh không hiểu. Cuối cùng là cho điểm từ một đến năm, dùng bút đỏ ghi vào “Sổ điểm”.



Sau khi cho bài tập về nhà sẽ tan học.



Ngoại trừ hằng ngày dùng sổ sách theo dõi tiến độ học tập của học sinh ra, thư viện mỗi tháng đều có kì thi do sơn trưởng ra đề. Có thể là làm thơ, có thể là kinh nghĩa, có thể là sử luận gì đó. Các học sinh theo học đều phải tham gia cuộc thi. Người đứng đầu được một trăm điểm, người đứng thứ hai chín mươi điểm, thứ ba là tám mươi điểm, loại khá là bảy mươi điểm, trung bình là sáu mươi điểm, kém là năm mươi điểm, quá kém là bốn mươi điểm…. Từ trước đến nay không có người nào được không điểm cả.



Thư viện cộng thêm thành tích hằng ngày sẽ có được thành tích mỗi tháng của học sinh, đồng thời dựa vào đó nói ra ưu khuyết điểm cho học sinh và thưởng cho người ưu tú. Hình thức thưởng rất đa dạng, có cổ vũ tinh thần, cũng có vật chất khích lệ…. Phần thưởng có tác dụng nhất chính là phát tác phẩm của học sinh ưu tú ra cho học sinh trong thư viện truyền đọc, đồng thời làm thành một tác phẩm công khai ra. Đây chính là khích lệ lớn nhất đối với những học sinh ham vinh dự.
-Từ biệt lần này chính là nửa năm, có chuyện thì nói nhanh lên.



-Đúng là có.

Trần Khác nói:

-Phụ thân, nghe nói quan to quý nhân trong kinh có thú vui sau khi có kết quả sẽ bắt rể đúng không?



-Ừ, có.

Trần Hi Lượng hóa đầu gỗ, trong chốc lát không kịp phản ứng, hỏi:

-Sao, có vấn đề gì à?



-Có hạn chế tuổi tác không?

Nhị Lang hỏi:

-Ví dụ như lớn tuổi, người ta không cần.



-Hắc, lần trước ta lên kinh thi, sau khi yết bảng có một lão huynh tên là Hàn Nam, bị người ta không hỏi không rằng bắt đi. Người ta hỏi tuổi y, y liền làm một bài vè: “Độc tận văn thư nhất bách đam, lão lai phương đắc nhất thanh sam; môi nhân khước vấn dư niên kỷ, tứ thập niên tiền tam thập tam...” (Đọc hết văn thư một trăm gánh, đến lúc già mới được áo xanh. Bà mối lại hỏi bao nhiêu tuổi, bốn mươi năm trước ba mươi ba…).



-Vậy cũng được à? Vậy phụ thân năm nay ba mươi ba, chắc chắn rất được hoan nghênh rồi.

Bọn nhỏ ồn ào nói.



- Ách, mấy đứa rốt cuộc muốn nói gì?



-Không có ý gì, chính là dặn lão nhân gia ngài đến lúc đó ngàn vạn lần đừng không nói gì, ỡm ờ đi theo người ta….

Bọn nhỏ rất nghiêm túc nói.