Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 1 : Hình dáng tương lai

Ngày đăng: 14:53 30/04/20


Chạng vạng tối, ánh tà dương nhuộm đỏ bầu trời nhấn cả nửa thành Giang Ninh chìm giữa những rặng mây chiều ấm áp. Từ bên ngoài trở về, Tô Đàn Nhi gặp tiểu Thiền và nghe chuyện Ninh Nghị bị cảm nhiễm phong hàn. Nàng vừa hỏi tiểu Thiền về chẩn đoán của đại phu, vừa dẫn ba ả nha hoàn đi tới tiểu viện của Tô thái công.



Hôm nay nàng có việc quan trọng cần trình bày với gia gia, nếu bệnh tình của Ninh Nghị không đáng lo ngại lắm tất không cần phải vội đến thăm. Sau khi nàng tiến vào tiểu viện lập tức nhận ra tam thúc Tô Vân Phương và tam tẩu cũng đang ở nơi đây, ngoài ra còn có con gái thứ hai của họ, thường gọi là thất nha đầu, đang ngồi trước mặt gia gia liếng thoắng kể cố sự. Xung quanh là mấy ả nha hoàn đang đứng hầu.



- …Sau đó Chu Du liền đánh cho Hoàng Cái một trận…



Tô Đàn Nhi chọn một cái ghế rồi lặng lẽ ngồi xuống, cùng gia gia và tam thúc tam tẩu nghe nữ hài kể chuyện. Chuyện đang được kể là Tam quốc chí, nghe rất hay. Không lâu sau thì chuyện cũng được kể xong, cô bé lập tức đứng dậy hướng nàng hành lễ:



- Nhị tỷ!



- Tiểu Thất giỏi quá, biết kể cả cố sự . Có phải là nghe được trong lúc đi tửu lâu không với cha không?



- Không phải ạ, là tiên sinh ở học đường giảng cho bọn em nghe.



- À..



Tô Đàn Nhi chần chừ một lát rồi hỏi:



- Là vị tiên sinh nào vậy?



- Là Nghị ca ca ạ, Nghị ca ca biết rất nhiều thứ.



Mặc dù Cái tiếng “ở rể” đối với người ngoài thật khó nghe, ăn nhờ ở đậu nhà vợ, địa vị thấp kém, thế nhưng trong gia đình vợ, mọi người đều xem chàng rể như anh em trong nhà, bởi vậy nên tiểu Thất chỉ gọi Ninh Nghị là huynh trưởng chứ không gọi là tỷ phu. Nghe cô bé nói xong, Tô Đàn Nhi khẽ mỉm cười, đang ngẫm nghĩ về câu chuyện thì nghe được giọng của tam thúc Tô Vân Phương ở bên cất lời hỏi:



- Gần đây Y đang dạy “Luận ngữ” có phải không?



Thất nha đầu gật đầu đáp:



- Vâng, đúng là “Luận Ngữ”, chúng con học đến chỗ lý nhân…



Thần sắc cô bé có vẻ khẩn trương, mỗi lần hỏi đến chuyện học hành câu tiếp theo thường là bắt nàng đọc một đoạn sách thuộc lòng nào đó.



Nhưng lần này phụ thân nàng lại không hỏi câu thuộc lòng quen thuộc, Tô Vân Phương chuyển sang nói với Tô Đàn Nhi:




- Người cũng giảng cố sự cho tiểu Thiền nghe có được không?



- Mang ghế ra đây ngồi ta sẽ giảng cho nghe…



- Vậy em không nghe nữa.



Tiểu Thiền hé miệng, sau đó lại lắc lắc đầu:



- Nơi này gió lớn lắm, mau đi vào thôi…



- Không có việc gì, ngươi xem này, đâu có gió, hơn nữa ta mặc nhiều áo như vậy…nếu thấy chưa yên tâm thì đội thêm cái mũ…Từ nơi này nhìn ra ngoài cũng thú vị lắm, cứ như vậy đi, mang ghế ra đây, ta sẽ kể cho ngươi nghe chuyện Tây Du Ký…Bằng không thì kể Tây Sương Ký cũng được.”



Nếu gã đã nói như vậy, Thiền nhi cũng chỉ có thể nghe theo, hai người mang ghế ra ngồi trên bình đài, Tô gia lúc này đã không còn náo nhiệt như trước, thỉnh thoảng có thể trông thấy vài người chuẩn bị xuất môn, xa xa tiếng pháo, tiếng chiêng trống, tiếng la hét vẫn truyền đến. Đêm Trung Thu tuy là thời điểm dành cho người thân, nhưng trên thực tế các loại gặp gỡ xã giao cũng không ít, số người giống như Tô Đàn Nhi cũng không hiếm, hội đèn lồng, tiệc rượu, hội thơ đủ loại…người bình thường chưa chắc đã muốn ở nhà, đi ra ngoài xem múa rồng, múa lân, đóan đèn lồng mới thấy hết được sự náo nhiệt.



Mà lúc này tại nhiều nơi trong thành, các tiết mục cũng đã nối tiếp nhau bắt đầu, có hội thơ đã treo lên bài thơ thứ nhất, rồi tiếp theo là vài thanh lâu bắt đầu cất lời ca xướng những bài được tuyển, mấy hội thơ lớn nhất mọi người vẫn đang lục đục kéo tới. Lúc Tô Đàn Nhi rời khỏi phủ cũng là lúc đám danh nhân tụ tập tại hội thơ Chỉ Thủy ở Phan phủ. Ngày hôm nay Tần lão, người hay cùng đám người Ninh Nghị đánh cờ tại bờ sông Tần Hoài cũng mặc trang phục khác hẳn ngày thường, khi lão cùng tiểu thiếp Vân Nương vừa rời khỏi xe ngựa lập tức có tùy tùng chạy tới nghênh tiếp:



- Tần công giá lâm, Phan phủ trên dưới thật lấy làm vẻ vang…



Người này chính là đương kim gia chủ của Phan gia, Phan Quang Ngạn, đồng thời cũng là đại huynh của Lễ bộ thị lang kiêm Hàn lâm học sĩ Phan Minh Thần. Phan Quang Ngạn tài học bất phàm, am hiểu hội họa, đặc biệt là đại hành gia về vẽ tranh tiên hạc, người đời thường tôn xưng là Hạc ông. Mặc dù như thế, trước mặt Tần lão y vẫn tỏ ra rất tôn kính. Hai người tuổi tác xấp xỉ, Tần lão vội vã cười đáp lễ:



- Không dám, không dám! Hạc ông nếu cứ đa lễ như vậy, lần sau ta sẽ không dám đến nữa…



- Ha ha, Tần Công lúc nào cũng hài hước…Đúng rồi, Minh công cũng đã đến…



Hai người hàn huyên một lúc rồi đi vào bên trong.



Không lâu sau, hội thơ Chỉ Thủy khai mạc. Chiếc thuyền lớn tạo thành bởi sáu chiếc thuyền hoa liên kết lại vốn đậu tại khu vực náo nhiệt nhất ven sông Tần Hoài cũng bắt đầu rời bến, thi từ lớp lớp từ các nhóm tụ hội truyền ra, khắp thành là lời ca tiếng hát, là tiếng phách nhạc trong ánh đèn hoa, không khí phong nhã càng trở nên nồng hậu, đêm Trung Thu náo nhiệt của thành phố này chính thức bắt đầu.



------------------------



(1) Dịch nghĩa: không ngồi đúng vị trí thì không thể bàn chính sự.