Ở Rể (Chuế Tế)
Chương 3 : Tịch mịch sa châu lãnh (1)
Ngày đăng: 14:56 30/04/20
- Điều phong bố noãn, phi vụ lộng tinh, trì đường biến mãn xuân sắc...
Dịch thơ: Gió ấm miên man, thổi sương cho trời sáng, mặt nước hồ xuân sắc tràn lan...
Ý xuân ấm áp, giọng ca du dương, người đang đánh đàn ca hát trên bãi
cỏ kia chính là Lý Sư Sư, giai điệu mà nàng đang hát là "Ứng thiên
trường". Cô gái ấy lướt mười ngón tay trên dây đàn, cúi đầu nhập thần
vào trong lời ca tiếng hát của mình chứ không có mỉm cười nhìn xuống
người xem như những người biểu diễn bình thường khác, bởi vì những câu
này Chu Bang Ngạn vừa ngâm ra, nàng cũng tinh tế thể hội, nhưng vì lúc
này nàng nhập tâm biểu diễn nên đã khiến cho nàng như được phủ thêm một tầng thần thái vong ngã.
Lúc này Chu Bang Ngạn cũng đứng
giữa đám người ở cạnh, nghe giọng hát du dương kia nhưng lại chẳng hề
nhìn Lý Sư Sư mà nhìn cánh rừng bên kia, dường như đang đắm chìm trong
hồi ức xưa kia. Vừa rồi khi cười nói với mọi người, ông ta cũng rất hài lòng làm ra được bài từ này.
(Từ, còn được gọi là trường đoản cú, một thể loại văn vần thời Đường Tống ở Trung Quốc)
- ... Chính thị dạ đường vô nguyệt, thẩm thẩm ám hàn thực. Lương gian yến, tiền xã khách. Tự tiếu ngã, bế môn sầu tịch... Loạn hoa quá, cách viện vân hương, mãn địa lang tạ...
Dịch thơ: Chính là đương đêm phòng không trăng rọi, dập dờn ý lạnh phủ qua. Yến đậu xà nhà, là
khách từ năm cũ. Tựa như đang cười ta, sao ru rú trong phòng một mình
quạnh quẽ... Phấp phới hoa bay, là cửu lý hương nhà sát vách, rải rác
trước sân nhà ta...
Đây không hẳn là một bài hoàn toàn hợp
với không khí vui mừng. Sở trường của Chu Bang Ngạn là về tịch vật ngôn tình, bên trong thơ từ luôn có nhiều nỗi cảm khái sầu tư, vừa rồi chủ
đề mà mọi người đàm luận đến vốn là chuyện ông làm quan lúc ở kinh
thành, nhưng lúc này ông ta đã bị bãi quan, sau đó lại nói về những đề
tài khác, theo người khác cảm khái vài câu, lại có hứng thú làm một bài từ. Đầu tiên là viết hai câu trước, những câu sau cũng dần dần ra
theo.
Bài này viết về tình cảnh mấy hôm giữa tiết Hàn thực kia, câu "Chính thị dạ đường vô nguyệt,
thẩm thẩm ám hàn thực" cũng là dùng lời của Bạch Cư Dị trong bài thơ
"Đêm Hàn thực": "Vô nguyệt vô đăng hàn thực dạ, dạ thâm do lập ám hoa
tiền".
Tả thơ luôn dùng văn của tiền nhân để dẫn phát, mở
rộng cảm xúc của mình, đây chính là đặc điểm thơ của Chu Bang Ngạn. Hát xong nửa trên, Sư Sư hơi híp mắt lại rồi tiếp tục rủ rỉ hát nửa sau
bài thơ ra.
Dịch : Đêm Hàn Thực không đèn không trăng, cô độc trước hoa suốt canh dài.
- ...Trường ký na hồi thì, giải cấu tương phùng, giao ngoại trú du
bích. Hựu kiến hán cung truyện chúc, phi yên ngũ hầu trạch. Thanh thanh thảo, mê lộ mạch. Cường đái tửu, tế tầm tiền tích. Thị kiều viễn, liễu hạ nhân gia, do tự tương thức.
Dịch thơ: Nhớ mãi những ngày kia, tình cờ gặp gỡ, bên xe chốn ngoại thành. Lại thấy cung Hán đốt
đèn, khói tỏa khắp năm gian. Cỏ xanh xanh, phủ khắp đường. Mang theo
rượu, tế tìm dấu xưa. Thấy đầu cầu, liễu rũ nhà ai, như từng quen biết.
Nửa đầu của bài là viết về chuyện hôm nay, nửa sau lại là nhớ tới
chuyện cũ, nửa đầu làm đệm, nửa sau thăng hoa, rất là ăn ý.
nam tử, nhưng muội chỉ thích mình huynh, đã thích là sẽ không thay lòng đổi dạ. Những chuyện... lúc trước hay sau đều không quan hệ, cho dù ba năm hay năm năm đi chăng nữa, muội cũng chỉ thích mình huynh. Lập
Hằng, muội không muốn vào cửa nhà họ Tô, chỉ muốn vào cửa nhà họ Ninh
là được. Dù huynh có cưới muội hay không, sau này muội sinh con cho
huynh cũng sẽ để nó mang họ Ninh...
Nàng không vì câu nói
kia của Ninh Nghị mà biểu hiện quá mức kịch liệt, chỉ nhẹ nhàng dịu
dàng nhưng vẫn luôn mang theo sự kiên trì cứng cỏi trước sau như một.
Ninh Nghị cười cười, giơ ngón tay vuốt ve bờ môi nàng, nàng cũng nở nụ cười:
- Ngứa!
- Xin lỗi, ta nói sai rồi.
- Muội không giận.
Vân Trúc ngồi ở đó, phút chốc lại cười nói:
- Nhưng vừa rồi huynh thật sự làm thơ cho vị Lý cô nương kia, người ta ghen tị
Nàng đương nhiên là nói đùa, Ninh Nghị cười rộ lên:
- Ha ha, bọn họ đều nói là đó là bài thơ rác.
- Rất hay mà, có vẻ giống với mấy ca từ của huynh thường ngày kia...
Trường đình ngoại, cổ đạo biên, phương thảo bích liên thiên....
(Dịch: Ngoài trường đình, bên đường cổ, phủ cỏ thơm xanh biếc...)
Nàng khẽ ngâm vài câu. Hai người nói vài câu vụn vặt chứ không phải là chàng nói xong một câu thì thiếp lập tức nói một câu. Lúc này không
khí khá thong thả, hai người cũng thản nhiên nói chuyện, nghĩ gì nói
ấy. Nếu như đoạn đối thoại lúc trước là nói về không ít chuyện, thì lúc này đúng là những lời tâm tình giữa nam và nữ.
Trong bụi
cây cách đó không xa, có hai bóng người đang định lặng lẽ lui đi, họ
đúng là Chu Bang Ngạn và Lý Sư Sư vô tình đi đến nơi này, bọn họ nghe
trong chốc lát nhưng chung quy là cảm thấy thật quá mất lịch sự. Hơn
nữa vừa rồi nghe hắn thừa nhận đó là "thơ rác", Lý Sư Sư cũng để ý
không ít ở trong lòng. Người ta dù sao cũng là hoa khôi kinh sư, hơn
nữa còn là bạn cũ năm xưa, ngươi lại chẳng thèm nể mặt mà lại làm một
bài "thơ rác" cho có lệ.
Hai người cứ như vậy lui được vài
bước trong rừng cây loang lổ ánh sáng kia, vẫn nghe được tiếng cười tiu nghỉu của Ninh Nghị như là cảm động vì lời của cô gái kia. Một lát sau lại có mấy câu truyền tới, tiếng cũng không lớn mà lại chậm rãi, đại
khái là vừa nghĩ vừa thuận miệng nói:
- Trăng khuyết... Quải sơ đồng... À, lậu đoạn nhân sơ tĩnh. . .
(Trăng sơ treo đỉnh ngô đồng, giọt khuya tí tách người lần lần thưa...)
Ồ, đây là câu thơ. Hai người theo bản năng dừng lại. Trước kia chưa từng nghe tới...