Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 3 : Đi chung đường

Ngày đăng: 14:56 30/04/20


Tẫn đạo tùy vong vi thử hà Chí kim thiên lý lại thông ba.



Nhược vô thủy điện long chu sự Cộng vũ luận công bất giác đa. (1)



Là con kênh nhân tạo dài nhất trên thế giới, Kinh Hàng Đại Vận Hà khởi

nguồn từ phía bắc lên Trác Quận, phía nam tới Hàng Châu, xuyên suốt

Trường Giang và Hoàng Hà, Trường Giang hướng về phía nam, lấy Trấn Giang làm một đoạn mở đầu của kênh đào, liền gọi là Giang Nam Vận Hà.



Giang Nam giàu có và đông đúc, từ Trấn Giang đi về phía nam, trên cả một đoạn đường thủy, thuyền bè đi đi lại lại, làm cho Giang Nam Vận Hà cũng

không phụ với danh xưng một trong những khúc sông tấp nập nhất kênh Kinh Hàng. Khúc sông này nước chảy êm dịu, thế núi ở xung quanh cũng không

được tráng lệ như bên bờ Trường Giang, nhấp nhô lên xuống, màu xanh sơn

thủy cũng không hẳn sâu đậm, lác đác vài bến tàu cũ nát, thôn xóm nho

nhỏ, đồng ruộng, hoặc là vài con đường song song với con sông, trên

đường thỉnh thoảng cũng thấy người đi đường, xe bò chạy qua, thuyền bè

đi lại trên sông, đích xác gợi cho người ta một cảm giác bình yên vô

cùng.



Giang Nam Vậnhà rộng ước chừng hơn hai mươi thước, nhưng n

ước cũng không hẳn sâu, thông thường chỉ chừng hai mét, hai bên sông có

chỗ có chỗ trũng, hình thành nên những bụi lau sậy trùng trùng điệp

điệp, gần đó ngư ông chống sào đẩy thuyền qua, các loại thủy điểu lên

xuống, tiếng kêu cạc cạc cạc làm cho cá trong nước cũng phải nổi lên,

trong ánh mặt trời, từng màn từng màn trên mặt nước, vừa yên tĩnh lại

vui vẻ, chính là ý cảnh của bức tranh sơn thủy.



Khúc sông này

chịu tải thủy vận của cả một vùng Thái Hồ và Trường Giang, cũng chịu tải cuộc sống của các hộ dân sinh sống nhờ sông nước trong gần ngàn dặm,

vừa lúc chiều tà, một con thuyền hoa lướt qua trên khúc sông gần Thường

Châu, nói là thuyền hoa nhưng trang hoàng không mỹ lệ bằng những con

thuyền khác dọc trên sông Tần Hoài, thuyền có hai tầng, so với các

thuyền buôn hay thuyền chở khách khác trên con sông này thì trông nó

thoải mái hơn nhiều, vừa nhìn đã thấy ắt hẳn phải là người có gia cảnh

giàu có mới thuê nổi, lúc này, thuyền lướt đi chầm chậm trên mặt sông,

trong ánh mặt trời mùa hạ, có những tiếng nói vọng ra từ lầu hai của con thuyền.



- Mây đen dày đặc, nước lớn dân cao, chỉ thấy Pháp Hải

bay lên trên bầu trời, hét lớn một tiếng: Đại uy Thiên Long, thế tôn địa tàng, Bàn Nhược ma hồng! Áo cà sa trên mình trải rộng ra, đem cả Kim

Sơn Tự nâng lên trời Tang! Muốn biết câu chuyện sau đó như thế nào, mời

nghe hạ hồi phân giải.



Những âm thanh vọng lại từ trong khoang

thuyền nghe như là đang có người kể chuyện, câu chuyện này đang ở chỗ

cao trào kịch liệt, đột nhiên vang lên những câu nói này, đám người sửng sốt một lúc lâu, liền sau là những tiếng phản đối thay nhau nổi lên.



- Không cần hạ hồi phân giải



- Cô gia Cô gia



- Tỷ phu, huynh không được như thế.



- Cái tên Pháp Hải cùng với Bạch Tố Trinh làm sao rồi



- Kim Sơn Tự lớn như vậy, làm thế nào bay lên trời cao hả, bay thế nào,

bay thế nào Tiếng nói chuyện nam có, nữ có, nhất thời vô cùng hỗn loạn , người kể chuyện đại khái là uống một hớp nước:



- Này, các người
đến bên Tô Đàn Nhi nói:



- Cô gia, đây không phải là thiên binh thiên tướng xuống bắt Bạch nương nương chứ? Tô Đàn Nhi nắm bả vai nha hoàn, cười nói:



- Có thể đúng đấy.



Lão chủ thuyền lúc này cũng đã đến bên sàn tàu, cau mày nhìn lên đám mây kia, vị lão chủ thuyền này họ Cổ, Ninh Nghị cười nói:



- Cổ thúc, chuyện xem mây thức khí trời này ta cũng biết một chút, xem ra hôm nay sẽ có một trận mưa lớn đây.



Cũng là vài ngày trước vị chủ thuyền kia dạy cho mọi người vài bí quyết xem mây thức khí trời, lúc này Ninh Nghị lại lấy ra nói.



Vị lão thuyền chủ cũng cười ha hả:



- Đông gia nói phải, xem thế mây này, đúng là sẽ có một trận mưa lớn sấm

to rồi, nhưng mà bên này không sao, đi thuyền trong mưa kiểu này, kỳ

thật cũng có cái hay khác.



Tô Đàn Nhi nói:



- Giang Nam hà này sẽ không có sóng lớn chứ?



- Sóng gió có một chút, lớn thì không có, thuyền của chúng ta lớn, đoạn

kia của Trường Giang dù cho có sóng gió lớn cũng vẫn đi được, trên biển

mới thực sự là sóng gió lớn, bên này núi thấp hơn chút, cũng có gió lớn, nhưng nước không sâu, dù thế nào cũng sẽ không có sóng lớn, có người

lại thích đi thuyền du ngoạn khi có gió lớn, nói là có kích thích. À,

bên này có bài thơ nói thế nào nhỉ? Bình hà thất bách lý, ốc nhưỡng nhị

tam châu.



Tọa hữu hồ sơn thú, hành vô phong lãng ưu. Đó chính là nói Giang Nam hà này đó.



Lão nhân này còn biết ngâm thơ, mọi người nhất thời không khỏi ngạc nhiên, Ninh Nghị cười nói:



- Cổ thúc là người tao nhã. Văn Định, Văn Phương, thử hai ngươi chút, bài thơ này là ai làm? Tô Văn Định nghĩ một lát, Tô Văn Phương thì lại lập

tức cười phẩy phẩy tay nói:



- Tỷ phu cũng thật quá khinh thường bọn ta rồi, thơ của Bạch Lạc Nhạc Thiên thời Đường mà.



Bạch Nhạc Thiên, chính là Bạch Cư Dịch, Ninh Nghị gật đầu cười:



- Ta nói thật, kỳ thực ta quên rồi.



Hắn nói lời thật lòng, bài thơ này trước giờ chưa nghe qua, những người khác đều cười ha hả, không ai tin.



Lão thuyền chủ sai hai thuyền công giang buồm, tầm nhìn đầu kia, cuồng phong quần vào mây mưa, nhằm bên này mà tới



Chú thích 1: Bài thơ Biện Hà hoài cổ kỳ 2 của Bì Nhật Hưu:



Đều nói Tuỳ vong bởi chốn này,



Dòng thông nghìn dặm đến ngày nay



Thuyền rồng, đài điện không điều tiếng



Hạ Vũ đem so kém mấy đây