Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 2 : Thời cuộc (Hạ)

Ngày đăng: 14:54 30/04/20


"Nếu như buông ra, bịch một cái, triều Vũ, quốc gia này... cũng mất."



Trong phòng, Ninh Nghị làm động tác thả tay, Lý Tần nhíu mày nói:



"Sao lại như vậy?"



Ninh Nghị trầm mặc một hồi trả lời:



"Lý huynh đã nghĩ tới chuyện Nho gia phát triển đã mấy nghìn năm qua, nhưng vì sao họ chưa bao giờ bỏ cách nói thương nhân trục lợi?"



"Thánh nhân đề xướng đức hạnh, phản đối hành vi ích kỷ trục lợi, chẳng lẽ không nên thế hay sao?"



"Đó cũng là một lý do."



Ninh Nghị gật đầu:



"Nhưng còn một lý do khác, đó là đạo học thương nhân bất lợi cho sự thống trị, thể hiện qua ba chữ: khó quản lý. Một người cả đời ở sơn thôn làm ruộng thì chẳng sao, họ cứ dựa theo quy trình đời đời truyền xuống là sống,

kết hôn, chết thì mai táng trong núi. Nhưng có một ngày người đó vào thị trấn, thấy cuộc sống đa dạng, lại có một ngày người đó vào tỉnh thành,

thấy vô số thứ khiến mình bất ngờ, cũng giống như nhìn thấy một bộ quần

áo, đầu tiên là muốn mua, sau đó nghĩ cách... tham lam là như vậy..."



Ninh Nghị cười cười:



"Đương nhiên phần lớn con người sẽ làm việc đàng hoàng kiếm tiền mua quần áo,

chỉ khi nào có dục vọng, lúc rảnh rỗi sẽ sinh ra nhiều chuyện. Lý huynh

nghĩ xem, một nông dân trung thực, suốt đời bán mặt cho đất, bán lưng

cho trời hay một người trong lòng có dục vọng dễ quản hơn? Triều ta mấy

ngàn vạn con dân, Lý huynh, triều ta dùng pháp trị thật sự có thể quản

lý được bao nhiêu? Có bao nhiêu người cứ an an ổn ổn sống hết cuộc đời?

Thương nghiệp luôn phát triển trước một bước, sẽ sinh ra bao nhiêu người có dục vọng?"



"Đây thật ra là một hệ thống rất thú vị. Từ thời

bách gia chư tử (1) đã sinh ra pháp trị và đức trị. Pháp trị mới đầu có

thể chiếm thượng phong, nhưng nếu ngẫm kỹ từ thời Tần, Hán, Tam quốc,

Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đường... tới nay, huynh sẽ phát hiện một

việc: pháp trị trước đây có thể quản bao nhiêu người? Thực ra đa số đều

dựa vào tính tự giác, dân phong thuần phác mà thôi, ở mỗi thôn nhỏ có

một bộ quy tắc là được. Nếu như đem Giang Ninh hiện giờ đến triều Tần,

Lý huynh thử nghĩ xem, với luật pháp và thủ đoạn khi đó có thể yên ổn

quản lý nơi này bao lâu? Vẫn nói triều Tần rất nghiêm khắc, nhưng Giang

Ninh... người thông minh nhiều lắm, kẻ cơ hội cũng không thiếu..."



(1): Bách Gia Chư Tử là thời kì chứng kiến sự mở rộng to lớn về văn hóa và

trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN. Trùng khớp với giai

đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và nó cũng được gọi là thời đại hoàng kim

của tư tưởng Trung Quốc và thời kì trăm nhà đua tranh ("bách gia tranh

minh") này chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác

nhau. Nhiều đề tài cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc từ thời kỳ này đã có

ảnh hưởng sâu rộng trong cách sống và ý thức xã hội của người Trung Quốc đến tận ngày nay. Xã hội trí thức thời kỳ này có đặc trưng ở sự lưu

động của những người trí thức, họ thường được nhiều nhà cai trị ở nhiều

tiểu quốc mời làm cố vấn về những cách thức điều hành chính phủ, chiến

tranh, và ngoại giao.



"Nho gia là một cái gì đó thật vĩ đại đã

phát triển mấy nghìn năm, Lý huynh, chỗ tốt của thương nhân không phải

đến triều Vũ họ mới nhận ra, nếu như để thương nhân tự do phát triển

theo đuổi lợi ích, chắc chắn rằng không phải tới hiện giờ mọi người mới

nhận ra điều này. Ví dụ về Đào chu công (2) vẫn còn đó. Nhưng vì sao cả

ngàn năm qua các triều đại đều hạn chế thương nhân, lý do sâu xa nhất đó là họ đã nhận ra hậu quả là năng lực pháp trị... không theo kịp."



(2) Đào chu công tên thật là Phạm Lãi, tự là Thiếu Bá, là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt

vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Khi đại sự thành công, Phạm Lãi cho

rằng vua Việt có tướng cổ cao, môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nên không ở lại làm quan mà bí mật trốn đi ở ẩn. Theo Sử ký, Phạm Lãi
không thể làm gì khác hơn là bất đắc dĩ đứng lên.



"Những điều Lập Hằng nói, có rất nhiều thứ ta vẫn chưa nghĩ thông suốt, nhưng mà chỉ

với những chỗ nghĩ thông cũng đã chứng tỏ Lập Hằng hơn ta rất nhiều,

việc này đã đủ khiến ta cúi đầu." (5)



(5): Chỗ này các bạn nếu đọc kỹ, liên hệ với câu cao sơn ngưỡng chỉ sẽ thấy Ninh Nghị đã nhắc khéo Lý Tần.



"Chỉ nói cho vui mà thôi."



Ninh Nghị đáp lễ lại, sau đó cười nói:



"Nếu không phải triều đình không trị tội lời nói, hơn nữa ta với huynh chỉ

là những người không quan trọng thì cũng không dám nói với huynh... Nói

cho vui, nói chuyện phiếm mà thôi..."



------------------------------------------------------------------------



Bài thơ của Tống Chân tông (nằm trong tập thơ Khuyến học, bạn nào biết tên vui lòng chỉ mình với)



富家不用买良田,Phú gia bất dụng mãi lương điền,



书中自有千锺粟; Thư trung tự hữu thiên chung túc;



安居不用架高楼,An cư bất dụng giá cao lâu,



书中自有黄金屋; Thư trung tự hữu hoàng kim ốc;



娶妻莫恨无良媒,Thú thê mạc hận vô lương môi,



书中自有颜如玉; Thư trung tự hữu nhan như ngọc;



出门莫恨无人随,Xuất môn mạc hận vô nhân tùy,



书中车马多如簇; Thư trũnga mã đa như thốc;



男儿欲遂平生志,Nam nhi dục toại bình sinh chí,



五经勤向窗前读。Ngũ kinh cần hướng song tiền đọc



Tạm dịch (sưu tầm):



Nhà giàu chẳng phải mua ruộng tốt,



Trong sách tự có ngàn bồ thóc;



An cư chẳng phải xây nhà cao,



Trong sách tự có nhà lầu vàng;



Lấy vợ chẳng hận không người mối,



Trong sách tự có người như ngọc;



Ra đường chẳng hận không tùy tùng,



Trong sách xe ngựa nhiều vô khối;



Làm trai muốn thỏa chí tang bồng,



Bên cửa chuyên cần đọc ngũ kinh.