Phi Hồ Ngoại Truyện

Chương 29 : Phải chăng các hạ là tiểu nê thủ

Ngày đăng: 16:22 18/04/20


Khốn nỗi cuộc đấu này lại hạn chế ở trong Bát Tiên Kiếm còn ngoài ra không được sử môn võ nào khác. Tay trái Viên Tử Y dắt con bạch mã nếu đấu một lúc rồi lại buông giây ngựa, ỷ vào khinh công để thủ thắng tất khiến cho Hồ Phỉ coi thường.



Viên Tử Y nặng lòng hiếu thắng lại thấy Lam Tần chiêu nào cũng hết sức tranh đoạt thượng phong. Kiếm quang của nàng bị trường kiếm của y uy hiếp. Đột nhiên nàng khẽ đẩy tay trái về phía trước. Con bạch mã là giống vật có linh tính, nó thấy chủ nhân chỉ dần liền xông lại đứng thẳng mình lên tựa hồ muốn đạp vào đầu Lam Tần.



Lam Tần kinh hãi nghiêng mình né tránh. Bỗng y cảm thấy cổ tay tê chồn.



Thanh trường kiếm tuột khỏi tay bay vọt lên không. Y để hết tinh thần né tránh vó ngựa không đề phòng thanh kiếm trong tay mình bị đối phương ám toán.



Võ công Lam Tần tuy chưa đáng kể vào hạng nhất võ lâm nhưng mấy chục năm trời y hành động nghiêm cẩn vẫn bảo toàn được uy danh. Không ngờ suốt đời thận trọng bữa nay chỉ sơ hở một chút mà bị thất bại về tay một thiếu nữ.



Lam Tần mất binh khí rồi vội tiến lại mấy bước rút thanh trường kiếm ở bên yên ngựa của mình. Nguyên y là người phòng xa, cả trường kiếm cũng đem theo thêm một thanh.



Bỗng thấy bạch quang lấp loáng. Viên Tử Y liệng thanh trường kiếm trong tay ra. Hai kiếm đụng nhau bật ra những tiếng choang choảng. Thanh trường kiếm của Lam Tần ở trên không bị dứt làm hai đoạn. Những người bàng quan đồng thanh hoan hô.



Viên Tử Y dùng thủ pháp chặt kiếm tuyệt diệu không thì hai thanh kiếm ở trên không chẳng có chỗ nào kê cho vững làm sao chặt gẫy thanh trường kiếm bằng thép nguyên chất được.



Nàng dùng thủ pháp này cốt để lóa mắt mọi người, cũng như diễn kịch dở trò lạ khách bàng quang chẳng hề không hoan hộ Tiếng hoan hô nổi dậy là khiến cho Lam Tần phải tức giận. Có đấu nữa cũng khó bề thủ thắng.



Quả nhiên Lam Tần ngẩn người ra một chút rồi biến đổi sắc mặt.



Viên Tử Y tiến lên một bước., vung kiếm đâm tới trước ngực lam Tần, miệng hô:



- Tào Quốc Cữu Phách Bản!



Lam Tần đưa kiếm lên gạt đánh choang một tiếng. Thanh trường kiếm này lại gãy làm hai đoạn.



Đây vẫn là thủ pháp xảo diệu của Viên Tử Y, tuy nàng ra chiêu bằng Bát Tiên Kiếm Pháp nhưng lúc song kiếm giao nhau một chút và đã biến chiêu.



Lam Tần phóng kiếm vào quãng không rồi bị đối phương đánh cho một đòn bất ngờ, không còn chút sức lực nào để kháng cự. Vừa vận kình xong thì thanh kiếm đã bị gãy rồi. Nói một cách khác thì chẳng hơn gì y cầm ngang thanh kiếm để mặc đối phương chém xuống.



Viên Tử Y nóng ruột, ra chiêu như sấm sét. Kế nay chưa xong đã tính kế khác khiến người ta không thể đề phòng cho xiết được.



Khách bàng quan thấy thiếu nữ xinh đẹp chặt đứt liền hai kiếm, lại hoan hô như sấm dậy.



Lam Tần tính thầm trong bụng:



- Con nhỏ này tuy chưa thể thắng ta bằng Bát Tiên Kiếm nhưng võ công thị rất rộng rãi lại kỳ bí khôn lường. Ta còn đấu nữa với thị cũng bằng vô ích.



Y thấy Viên Tử Y vẻ mặt nhơn nhơn đắc ý liền nhảy xuống ngựa chắp tay nói:



- Tại hạ rất khâm phục! Rất khâm phục!



Y cúi xuống lượm ba khúc kiếm gãy lên hỏi:



- Nay tại hạ về làng suốt đời không nhắc đến kiếm thuật nữa. Nhưng nếu người ta hỏi tại hạ vị thua về tay anh hùng hào kiệt nào thì tại hạ trả lời làm sao?



Viên Tử Y đáp:



- Tiện thiếp họ Viên tên gọi Tử Ỵ Còn danh hiệu gia sư...



Nàng dắt ngựa đến bên Lam Tần ghé tai nói nhỏ mấy câu.



Lam Tần nghe rồi sắc mặt biến đổi, bao nhiêu nét buồn nản tức giận đều mất hết biến thành sợ hãi kính cẩn. Y nói:



- Nếu biết sớm thế này khi nào tiểu nhân còn dám động thủ với cô nương? Khi cô nương trở về bái kiến tôn sư xin nói dùm Lam mỗ ở Tô Châu có lời thỉnh an.



Dứt lời y dắt ngựa lùi lại ba bước đứng chờ ở bên đường.



Viên Tử Y vỗ vào lưng con ngựa trắng cười nói:



- Tiện thiếp cam bề đắc tội.



Nàng quay lại nhìn Hồ Phỉ mỉm cười.



Con bạch mã chưa cất bước đột nhiên nhảy vọt lên không vượt qua mười mấy cái xe hàng lao về phía bắc. Chớp mắt đã mất hút.



Trên đường lấy mấy chục cặp mắt nhìn bóng sau lưng nàng. Người ngựa đã khuất bóng mà ai nấy vẫn đứng ngây ra nhìn nhau.



Trong một ngày, Viên Tử Y đánh bại những cao thủ hai phái lớn ở phương Nam, nàng đắc ý sao cho xiết.



Nàng thấy cây hai bên đường không ngớt chạy lùi về phía sau bất giác cất tiếng hát ngao.



Nàng vừa hát được hai câu đột nhiên cảm thấy sau lưng nóng bỏng, vội xoay tay lại sờ. Bỗng nghe tiếng lửa cháy ào ào khiến nàng kinh hãi không biết đến thế nào mà kể. Nàng liền sử chiêu Nhũ Yến Đầu Tâm từ trên lưng ngựa nhảy xuống sông ở bên đường. Ngọn lửa cháy ở trên lưng lập tức tắt ngấm. Nàng đứng dưới sông sờ lưng thấy vạt áo bị cháy một mảng lớn, tuy chưa ném đến da thịt nhưng đã bén vào áo trong.



Nàng tức giận vô cùng khẽ cất tiếng thóa mạ:



- Tiêu tiểu tặc Hồ Phỉ! Nhất định gã dở trò ma quỷ rồi!




- Vì vậy ta không nhận cái ơn của ngươi, có đúng không?



Nàng rút khăn bưng mũi chau mày hỏi:



- Mình ngươi hôi thúi lắm, ngươi có biết không?



Hồ Phỉ đáp:



- Đây là Lữ Đồng Tân ban cho?



Viên Tử Y mỉm cười hỏi:



- Thế ra ngươi tự nhận mình là chó.



Nàng đảo mắt nhìn quanh bốn mặt rồi cười nói:



- Ngươi xuống sông tắm rửa sạch sẽ đi rồi ta sẽ nói chuyện Triệu tam... tiểu tử Triệu Bán Sơn cho ngươi nghe.



Nàng định nói là Triệu tam thúc nhưng e Hồ Phỉ tự coi mình vào hàng trưởng bối đành liều lĩnh đổi giọng kêu bằng tiểu tử Triệu Bán Sơn.



Hồ Phỉ cả cười đáp:



- Hay lắm! Xin cô nương qua bên kia nghỉ một lát, tại hạ tắm rửa thật mau lẹ.



Viên Tử Y nói:



- Tắm rửa vội vàng thì hết mùi hôi làm sao được?



Hồ Phỉ cười xòa, thi triển thân pháp Nhất Hạc Xung Thiên tung mình nhảy xuống sông.



Viên Tử Y coi lại vết thương con bạch mã nhận thấy thuốc giải của Thiết Yến Tử quả nhiên linh nghiệm. Mới trong khoảnh khắc chỗ sưng đã nhẹ đi. Con ngựa không kêu thét nữa, chắc là đỡ đau rồi.



Nàng đứng ra xa liếc mắt nhìn về phía Hồ Phỉ thấy chàng bỏ quần áo giầy vớ ở bờ sông rồi đi xa mấy chục trượng để tắm rửa. Nàng chắc chàng sợ thân thể lõa lồ bị nàng ngó thấy. Nàng động tâm liền cởi bọc lấy một tấm áo cũ rón rén đi tới trùm lên đống quần áo giầy vớ của Hồ Phỉ cuốn lại ôm ở tay rồi cưỡi con ngựa xanh,một tay dắt con ngựa trắng từ từ đi về phía Bắc.



Bỗng nàng quay lại lớn tiếng hô:



- Ta chờ ngươi lâu quá mà có việc gấp bây giờ phải đi ngay.



Dứt lời nàng giục ngựa chạy nhanh, chỉ sợ Hồ Phỉ để trần truồng nhảy lên rượt theo nên thủy chung không dám ngoảnh cổ lại.



Bỗng nge tiếng Hồ Phỉ la gọi:



- Này này! Cô nương! Ta chịu thua rồi. Cô bỏ quần áo lại cho ta.



Tiếng la mỗi lúc một xạ Hiển nhiên chàng không dám rượt theo.



Viên Tử Y vừa đi đường vừa buồn cười. Mấy lần nàng không nhịn được phải buông tiếng cười cho nổi lên.



Sau cùng nàng tự nghĩ:



- Ta trêu gã thế này là mạo hiểm quá! Nếu gã đâm liều chẳng úy kỵ gì nữa thì cứ cắm cổ rượt theo thì thật bẽ bàng cho ta.



Hôm ấy nàng đi được hơn mười dặm thì đến một toà tiêu khách điếm liền vào nghỉ chân. Nàng tự nhủ:



- Con bạch mã trúng độc Thiết Yến Tử đã dặn đừng cho nó chạy để khỏi tổn thương gân cốt.



Nhưng trong thâm tâm nàng rất mong Hồ Phỉ đuổi tới để lý luận gây lộn với nàng.



Một đêm trôi qua không có chuyện gì xẩy ra. Nàng chẳng thấy tông tích của Hồ Phỉ đâu.



Sáng sớm hôm sau, Viên Tử Y thủng thẳng lên đường. Nàng nghĩ tới không hiểu Hồ Phỉ ở dưới sông lên lấy quần áo đâu mà mặc, không nhịn được lại bật cười.



Mỗi ngày nàng chỉ đi có năm chục dặm đường mà thủy chung Hồ Phỉ vẫn không đuổi tới, nàng đã yên dạ nhưng thực ra nàng vẫn nhớ con người mình đầy bùn lầy nhơ nhớp mà nàng kêu bằng Tiểu Nê Thu Hồ Phỉ.



Một hôm Viên Tử Y đi tới Dịch Gia Loan, phía bắc giải Tương Tiêu còn cách Trường Sa không xa mấy.



Nàng muốn tìm vào phạm điến ăn uống bỗng nghe ở bến đò có tiếng người đức lác.



Nàng thấy một con thuyền lớn đậu ở bến Tương Giang. Một lão già đứng trên đầu thuyền chấp tay cáo biệt những người tiễn hành lão.



Viên Tử Y liếc mắt ngó thấy phần lớn là nhân vật võ lâm. Người nào cũng vai vuông lưng thẳng, tinh thần quắc thước. Nàng lại ngó đến phía sau lão già thấy hai tên võ quan của triều đình.



Viên Tử Y động tâm tự hỏi:



- Phải chăng đây là chưởng môn một phái đến Bắc Kinh tham dự hội nghị do Phúc đại soái chủ trương?