Phong Lưu Tam Quốc

Chương 456 : Nam chinh bắc chiến (thượng)

Ngày đăng: 02:03 20/04/20


Lúc này Viên Đàm lĩnh binh cướp bóc các nơi Cam Lăng, An Bình, Bột Hải,

Hà Gian, nghe tin Viên Thượng bại chạy trung sơn, Viên Đàm dẫn binh tấn

công. Viên Thượng không có lòng hiếu chiến, chạy tới U Châu đầu vào Viên Hi. Tháng chín, Tào Tháo biết Viên Đàm có ý đồ Ký Châu thì vô cùng tức

giận, viết thư từ hôn, lĩnh đại quân truy kích đến Bình Nguyên. Viên Đàm tự biết không địch lại, chạy tới Nam Bì. Tào Tháo đuổi theo, phá Viên

Đàm dưới Nam Bì thành. Tào Hồng hưng phấn xông lên, giết Viên Đàm trong

loạn quân. Quách Đồ Diệc bị Nhạc Tiến bắn xuyên, ngã chết trong đám

người.



Tháng mười, Tào Tháo sai hàng tướng Tiêu Xúc, Trương Nam, Mã Diên,

Trương Khải binh chia ba đường, bắc tiến U Châu. Cũng ra lệnh cho Lý

Điển, Nhạc Tiến tấn công Tịnh Châu Cao Kiền. Tướng lĩnh binh Cao Kiền

chống cự tại Hồ quan khẩu, bị kế lừa ra, chiến đấu chết dưới thành.



U Châu Viên Thượng, Viên Hi thì khó thể đón địch, bỏ thành đầu hướng Liêu Tây Ô Hoàn Xúc.



Mấy tháng sau, Tào Tháo một đường truy đuổi, liên tục chiến đấu, bắc

định Liêu Đông, tây bình Tịnh Châu, thu Hà Bắc tứ châu vào túi.



Phương bắc thống nhất, Tào Tháo ngựa không ngừng vó chỉnh đốn quân đội, bắt đầu chuẩn bị nam hạ.



Lúc này Triệu Vân lĩnh binh đại phá Nguyệt Ô thành, ba đường nhân mã giáp công Sĩ Tiếp. Sĩ Tiếp bại lui về Giao Châu.



Sĩ Tiếp lui giữ Giao Châu, Triệu Vân thừa thắng đuổi theo, bức ép Giao

Châu nhưng không tấn công mà trước khiến Cao Thuận lĩnh binh quét sạch

quân đội địch ở bốn phía Giao Châu, cô lập thanh thế Giao Châu. Tiếp

theo ném ra hòa thư, dùng chính sách mềm mỏng. Chỉ cần Sĩ Tiếp chấp nhận thuần phục Trương Lãng thì gã vẫn có thể ngồi vững ghế thái thú. Sĩ

Tiếp không tuân theo, Triệu Vân kiên nhẫn tìm cơ hội.



Tháng chạp, Giao Châu bị vây khốn ba tháng, trong thành bắt đầu cạn

lương thực. Mắt thấy không tử thủ nổi nữa, Sĩ Tiếp tổ chức nhân mã bốn

phía phá vây. Triệu Vân đang chờ thời cơ này, chẳng những bắt sống Sĩ

Vũ, chém Quá Thiên, còn tổ chức nhân mã bắt đầu luân phiên mạnh mẽ tấn

công Giao Châu.



Đến cuối tháng thì Sĩ Tiếp rốt cuộc không chống chọi nổi nữa, mở thành chấp nhận đầu hàng.



Triệu Vân dùng lễ tướng đối đãi, để lại một phần nhân mã, khiến Sĩ Tiếp theo y trở về Mạt Lăng.



Trận chiến Giao Châu giằng co gần hai năm rốt cuộc lấy Triệu Vân khai

cương mấy trăm dặm thắng lợi chấm dứt. Tuy chiến dịch này kéo dài lâu,

nhưng từ trong quân tuôn ra một đống tướng lĩnh trẻ tuổi ưu tú. Bọn họ

trải qua lần chiến đấu quy mô lớn này, các mặt năng lực đều tăng vọt rất nhiều. Ví dụ như đám thanh tiên tài tuấn Lăng Thống, Hạ Tề, chậm rãi có thể trở thành đại tướng chống đỡ một phía.
Trương Chiêu cười to nói:



- Chính xác! Không lẽ Tào Tháo không rõ điều này?



Tuy mới rồi Từ Tuyên tranh cãi gay gắt khó thở, nhưng bây giờ chuyển đề tại, nóng tính cũng dằn xuống.



Gã nhíu mày nói:



- Xem bộ dáng của Tào Tháo thì phương bắc vừa thống nhất đã tập hợp

nhiều nhân mã ở vùng Sung Châu, lấy bản lĩnh đa mưu túc trí như hắn, tin tưởng không có tin chắc thì sẽ không tùy tiện nam hạ. Thuộc hạ cho

rằng, chắc là Tào Tháo muốn trước đem phòng tuyến quân ta đuổi về nam

Trường Giang, sau đó hắn sẽ dọc phòng thủ Trường Giang gắt gao tập luyện thủy quân, chờ đợi thời cơ tốt nhất nam hạ Giang Đông.



Trương Lãng mắt sáng ngời nói:



- Không sai, chắc là vậy rồi. Tào Tháo tập hợp đại quân tại Dĩnh Xuyên,

Sung Châu thì chắc là muốn tấn công Kinh Châu và Từ Châu. Kinh Châu che

chắn cả thượng du Giang Đông. Từ Châu thì là vùng bắc quân nam hạ nhất

định phải xông pha. Hai châu này như là hai cánh phòng tuyến Hoài Du,

nếu hai cánh không ổn thì khó thủ Hoài Tứ. Mạt Lăng sẽ hoàn toàn lộ ra

trước quân địch.



Điền Phong trầm giọng nói:



- Đúng thế đấy. Tào Tháo chia binh hai đường, một lấy Từ Châu, một lấy

Kinh Châu, sợ là muốn khiến chúng ta đầu đuôi không thể lo. Hai vùng này dù là bên nào bị đánh chiếm thì đối với phòng tuyến Giang Đông là đả

kích hủy diệt.



Từ Tuyên hào khí nói:



- Nếu đã vậy thì tướng quân phải tăng binh canh gác hai vùng này. Từ

Châu tuy rằng có Trương Liêu tướng quân, nhưng nếu đại quân Tào Tháo tới gần, rốt cuộc vẫn là thế đan lực bạc. Kinh Châu dù có Trọng Đức, nhưng

nơi này vừa bình định không lâu, lòng dân không ổn định, chỉ sợ người có ý xấu sẽ cùng Tào quân nội ngoại kết hợp, không tấn công đã bị phá.



Chu Du thật lâu không lên tiếng lúc này mới từ từ nói:



- Nếu làm vậy thì sợ là vừa trúng ý của Tào Tháo. Việc chúa công lo lắng nhất là sợ cả chiến tuyến bị kéo quá dài. Tuy Giang Nam một lòng xây

dựng, phát triển nhanh chóng nhưng rốt cuộc không bằng phương bắc, một

khi đánh lâu dài, sợ là cuối cùng thất bại vẫn là bên chúng ta. Tào Tháo nhìn trúng điểm này nên cố gắng điều động binh lực, tài lực của ta. Một khi giằng co, không mấy năm thì Giang Đông tất nhiên sẽ thiếu hụt, khó

mà bảo đảm.