Phong Lưu Tam Quốc
Chương 457 : Nam chinh bắc chiến (thượng)
Ngày đăng: 02:03 20/04/20
Quách Gia liếc Chu Du, đồng ý gật gù nói:
- Đúng thế đây. Đây là vì sao chúa công nhất định phải bắt tay với Lưu Bị.
Từ Tuyên thế mới hiểu được, ồ à bảo:
- Ra là thế.
Trương Lãng suy tư nửa ngày, nói với Cao Thuận rằng:
- Cao Thuận, xem ra việc này còn cần ngươi hành động. Ngươi lĩnh năm vạn tinh binh, bắc lên Từ Châu, tăng cường bảo vệ cứ điểm chiến lược các
nơi Sơn Dương, Thái Sơn. Cùng lúc đó, nhất định phải dựng trạm gác mấy
đường nhỏ, đường tắt. Nếu nổi lên chiến sự thì ta phải chặt chẽ chú ý
nó.
Cao Thuận ở trong hội nghị này từ đầu đến cuối không nói câu nào.
Lúc này gã mới vang dội đáp:
- Vâng!
Trương Lãng lại nói với Thái Sử Từ:
- Tử Nghĩa, ngươi cũng đi theo.
Thái Sử Từ ý bảo đã biết.
Trương Lãng nhìn Chu Du lại liếc Triệu Vân, biểu tình do dự băn khoăn. Cuối cùng Trương Lãng ngẫm nghĩ, nói với Chu Du:
- Công Cẩn, đất Kinh Châu còn cần dựa vào trí tuệ của ngươi. Kinh Châu
chính là tảng đá quân ta đưa mắt cả Trung Nguyên, mặc kệ thế nào cũng
phải trấn giữ được. Nếu ta không đoán sai, đây cũng sẽ là nơi đại quân
chủ lực của Tào Tháo tập trung công kích. Ngươi lĩnh năm vạn nhân mã đi, tốt nhất là trước giúp Lưu Bị dọn sạch Hán Trung, nếu Tào Tháo tấn công thì ngươi trước thủ Nam Dương, khiến Lưu Bị binh ra Võ quan, đĩnh cận
tam hào, cuối cùng kẻ địch không dám tiếp tục nam hạ. Như vậy chẳng
Tháo phế Tam Công đưa Vĩnh Tương làm ngự sử đại phu, tháng bảy Tào Tháo
dùng Ký Thanh U chúng bộ hàng binh làm tám mươi vạn binh mã, dùng danh
nghĩa thiên thử từ từ bắt đầu xuôi nam chuẩn bị xâm lấn Giang Đông.
Hạ Hầu Uyên lĩnh mười vạn đại quân ở phía cánh phải từ đông quận tiến
tới ép sát Thái sơn chuẩn bị tiến về phía Từ Châu, Tào Nhân lãnh mười
vạn quân cánh trái, binh phát từ Dĩnh Xuyên tiến tới Kinh CHâu Nam
Dương, mà Tào Tháo thì tự lĩnh mấy chục vạn trung quân từ Vũ Bình xuôi
tới Dĩnh Thủy thẳng tới Hoài Nam, tam lộ đại quân thanh thế cực lớn, hô
ứng lẫn nhau một đường như chẻ tre không thể ngăn cản.
Tin Tào Tháo nam chinh tới Mạt lăng khiến cho toàn bộ Giang Đông chấn
động, người bình thường đoán Tào Tháo sớm muộn gì cũng tranh phong với
Trương Lãng nhưng không ngờ lại nhanh như vậy cũng may Trương Lãng đã
sớm có chuẩn bị, các lộ tinh binh tăng cường canh gác, trong nhất thời
Tào Tháo cũng không chắc thắng.
Lúc này ở trong Mục phủ đã mở hội nghị.
Đám văn võ mặc dù kinh ngạc và bất mãn với chuyện này ai cũng nhiệt
huyết sôi trào nhưng nhớ tới tám mươi vạn đại quân của Tào Tháo thì ai
cũng hơi nguội lạnh ngoại trừ rất ít người tin tưởng sự lãnh đạo của
Trương Lãng thì hầu như ai cũng không có nhiều hi vọng.
Trương Chiêu tuy không thành thạo trên lĩnh vực quân sự nhưng ánh mắt độc đáo nói đúng điểm trọng tâm:
- Tào Tháo lần này chinh chiến phạm vào tối kỵ của binh gia, bề ngoài
cường thịnh nhưng tinh tế phân tích thì thấy, đầu tiên tám mươi vạn đại
quân mà hắn nói kỳ thực số binh lính theo hắn từ đầu chỉ có một hai chục vạn mà thôi, mà hàng quân Hà Bắc cũng chỉ là để tạo thế một khi thật sự giao đấu chỉ sợ không chịu nổi một đòn. Thứ hai Tào Tháo đang bình định phương bắc chỗ đó dân tâm bất ổn, cộng thêm Viên thị nơi đó tứ thế tam
công một khi có phản loạn thì Tào Tháo cũng phải cố kỵ.
Thứ ba Bắc quân
từ trước tới giờ không quen thủy chiến, tuy Tào Tháo làm Huyền Vũ trì
huấn luyện thủy quân nhưng lâm trân mới mài gươm thì làm sao là đối thủ
của thủy quân Giang Đông được, đây đúng là điểm yếu của bọn họ, tiếp
theo Bắc quân xuôi nam, lặn lội đường xa, trong nhất thời không thích
ứng được khí hậu ẩm ướt, tất sẽ bệnh tật tràn lan sức chiến đấu giảm,
thứ năm Tào Tháo xuất chinh, phía sau hư không, chỉ cần ở đằng sau có
một đạo quân xông tới, chỉ sợ Tào Tháo khó có thể bình an, thứ sáu
phương bắc tuy vật tư sung túc lương thảo nhiều nhưng mấy chục vạn đại
quân đồng thời xuất chinh thì hao tổn vô cùng lớn, một khi lâu không
công được thì quân tâm tán loạn, lần này quân Tào không đủ uy hiếp chỉ
cần chúng ta có sách lược hợp lý tất sẽ thắng.