Quái Phi Thiên Hạ
Chương 490 : Còn có liễu gia xui xẻo
Ngày đăng: 11:22 30/04/20
Nên vào thời khắc Liễu Cư Mân được xác định là Bố chánh sứ Hồ Quảng, Nhiếp gia và Quách gia coi như không có tình nghĩa, cũng không thể là kẻ thù. Nếu hắn lại làm khó Quách Kiến Đình, trừ phi phải có được chứng cứ và đánh mất mặt mũi đưa chứng cứ ra, nếu không là đánh vào mặt bệ hạ.
Cục tức này không muốn nuốt cũng phải nuốt. Bệ hạ sao có thể vì một đứa con trai không chịu thua kém của hắn mà động vào một đại thần nhị phẩm có công lớn với triều đình!
"Phụ thân, chuyện này có liên quan đến trưởng tôn điện hạ không?" Nhiếp Khải Thông không khỏi chớp mắt nói.
"Nếu trưởng tôn điện hạ có thủ đoạn như vậy, bệ hạ còn cần rầu bạc tóc sao? Chỉ sợ mấy vị vương gia đều đã thành người đến sau rồi!" Trung thư lệnh nhìn Tiêu Sĩ Tuệ lớn lên, có thể nói là hiểu hắn hơn bất cứ ai:
"Khôn vặt thì nhiều nhưng mưu sâu lại thiếu. Qua chuyện này, trưởng tôn điện hạ nhất định sẽ rời đi không nghỉ một khắc. Vi phụ đã điều tra, bọn họ đến Trực Lệ là một sự trùng hợp. Trưởng tôn điện hạ cũng không có chỗ nào tốt. Nếu người thông minh như vậy thật cũng sẽ không làm thế. So với trưởng tôn điện hạ, vi phụ tình nguyện tin Quách Kiến Đình muốn diệt trừ Đậu Hình làm người Quách gia hổ thẹn hơn. Trưởng tôn điện hạ đúng lúc tóm được cơ hội này mà thôi."
"Có thể Quách Kiến Đình thân là chủ nhà, tráng sĩ chặt tay này..."
"Không hạ quyết tâm trước thì thật sự rất khó chặt bỏ. Nhưng Quách Kiến Đình là võ quan, tính tình hắn cương liệt. Vả lại con xem thử hôm nay vứt bỏ Đậu gia, hắn có tổn thất gì không?" Trung thư lệnh khẽ thở dài:
"Chuyện Hằng nhi đến đây thôi, vi phụ năm lần bảy lượt dạy các con, làm chuyện gì cũng phải lau chùi sạch sẽ, con mưu nghịch cũng không sao. Nếu không có bản lĩnh lau dọn sạch sẽ thì nên an phận thủ thường."
"Vâng, hài nhi xin tuân theo lời dạy bảo của phụ thân."
Trung thư lệnh bên này không chuyển ánh mắt hoài nghi về phía Ôn Đình Trạm, Hưng Hoa Đế và tâm phúc bên cạnh cũng thảo luận vấn đề giống vậy: "Phúc Lộc, ngươi nói xem rốt cuộc Trị Ngạn tham dự bao nhiêu vào chuyện này?"
Không chỉ như thế mà còn đào móc tim gan của Liễn Thị Nhẫm và Liễu Cư Mân. Cũng giống lần trước, kết quả này chỉ có Liễu gia tổn thất. Còn với Trung thư lệnh, người ở kinh thành của hắn đã đủ nhiều, có thể có được quyền lớn một phương ở tỉnh khác là ân huệ lớn lao. Còn với bệ hạ, đây cũng là ân huệ. Một đời làm tỉnh trưởng giúp cho Hồ Quảng giàu có và đông đúc, chỉ cần không quá đáng thì đây là cơ hội kiếm lợi rất tốt để đền bù cho trước đây Liễu Thị Nhẫm buồn bã thiệt thòi rời kinh, cũng thích hợp để trấn an nỗi đau mất con của Trung thư lệnh.
Chỉ có Liễn Cư Mân và Liễu Thị Nhẫm phải chịu đả kích trí mạng vì Liễu gia bọn họ cần một người ở lại kinh thành. Đây là một kiểu tượng trưng cho thân phận. Tuy nói đại thần được điều ra ngoài thầm hiểu là đi lấy tiếng, sau khi trở về tất nhiên sẽ được thăng chức nhưng bệ hạ cũng không nói rõ. Từ xưa đến nay cũng không phải không có đại thần ra ngoài lấy tiếng trở về không được thăng chức mà bị giáng chức, còn ra ngoài không về được càng nhiều không kể xiết! Hơn nữa, quan trọng nhất là tổng đốc Trực Lệ đã là người của bọn họ, tùy lúc mà có thể gây khó dễ cho Liễu Cư Mân. Không nói đến hãm hại nhưng chỉ cần khiến hắn ba năm không có bất kỳ thành tựu nào tuyệt đối không khó.
Huống hồ Ôn Đình Trạm còn khiến Chử đế sư đề cử một người não ngắn không linh động lên làm Tri phủ Bảo Định. Trên có người đè ép, dưới có người không nghe sai bảo, cuộc sống tương lai của Liễu Cư Mân...
Vậy nên, Dạ Dao Quang nằm trên xe ngựa cũng không khỏi nhìn trăng sáng than nhẹ: "Đáng thương cho lão già Liễu."
Tuyệt không phải cười trên nỗi đâu của người khác, mà là thật tâm mặc niệm ba giây thay ông. Đây là lần thứ tư Liễu gia và Ôn Đình Trạm giao đấu, lần sau đều thê thảm hơn lần trước.
***
(1) Kinh quan: Là hệ thống quan lại ở trung ương thời trung đại, khác với quan lại địa phương và quan lại đã được điều đi.
(2) Ngoại nhậm: Là quan cũ trong kinh thành được điều làm quan địa phương bên ngoài.
(3) Bài nha: Là quan lại chỉ làm tốt các nghi thứ, lễ nghi, công việc ở ngoài mặt. Chủ yếu để sai bảo (chức vụ không có phẩm cấp thời phong kiến) và người giữ vị trí nha dịch.