Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 207 : Thẩm Luyện dâng thư
Ngày đăng: 17:43 30/04/20
Khi Thẩm Mặc đang rối bời vì chuyện cả đời, thì cách đó ngàn dặm, xảy ra một chuyện lớn thay đổi quỹ tích nhân sinh của y...
Đêm giao thừa năm Gia Tĩnh ba mươi ba, trong kinh thành đèn đuốc rực rỡ như ban ngày, cung Ngọc Hi trong Tây Uyển cũng vui sướng hân hoan.
Thời Minh, ngày này bách quan đều dâng sớ chúc mừng năm mới hoàng đế. Đầu năm không ai nói lời ủ rũ, toàn là lời dễ nghe, cho nên Gia Tĩnh đế phiền lòng cả năm, quyết định xem thiếp chúc tết, để cầu tâm tình khoan khoái, dễ giao tiếp với Ngũ Đế hơn.
Nhưng mật ngọt mấy ăn nhiều cũng ngán. Thánh thọ an khang, vạn thọ vô cương nhiều nhiều cũng thấy nhàm chán, Gia Tĩnh đế ném bản tấu qua bên, nói:
- Cái nào cũng như cái nào, không có gì mới mẻ à?
Hoảng Cẩm hầu hạ bên cạnh cười bồi:
- Điều này nói rõ rằng lòng kính ngưỡng của các vị đại nhân với bệ hạ không khác nhau chút nào.
Gia Tĩnh cười mắng:
- Miệng như bôi mật vậy, thôi thôi không xem nữa.
Ông ta vung chân đá chồng tầu chương xanh xanh đỏ đỏ một phát.
Gia Tĩnh vừa định bảo Hoàng Cẩm thu dọn thì nhìn thấy một phong bì đen trong đó, liền cau mày lại nói:
- Kẻ nào không hiểu chuyện như thế?
Thuận theo ánh mắt của bệ hạ, Hoàng Cẩm cũng nhìn thấy bản tấu chương bắt mắt kia, trực giác nói với hắn ta chắc chắn không phải chuyện tốt, nhưng dưới vành mắt của hoàng đế, hắn nào dám giở trò, đành ngoan ngoãn hai tay dâng lên cho hoàng đế.
Gia Tĩnh đế mặt trầm như nước nhận lấy, liếc mắt qua tên, chính là Thẩm Luyện kinh lịch ti Cẩm Y Vệ. Ông ta còn có chút ấn tượng với cái tên này. Mùa thu khi Yêm Đáp vây thành yêu cầu mở cửa thông thương, Gia Tĩnh đế từng truyền chỉ, yêu cầu các đại thần phát biểu ý kiến về việc này, nhưng trước khi ý kiến nội các đưa ra, trừ Triệu Trinh Cát ti nghiệp Quốc Tử Giám tỏ ý kiến phản đối ra thì tất cả giữ im lặng.
*** Ti nghiệp quốc tử giám có hai người, cấp phó tứ phẩm dưới mỗi tế tửu cấp phó tam phẩm.
Trong sự im lặng đáng hổ thẹn đó, Thẩm Luyện đứng ra công khai bày tỏ ủng hộ Triệu ti nghiệp, điều này làm trăm quan nhục mặt, liền có lại bộ thương thư Hạ Bang Mô đột nhiên nhảy ra, khinh miệt nói:
- Tên quan nhỏ biết gì mà lên mặt.
Thẩm Luyện đỡ hai con dậy, nói với Lục Bỉnh:
-Xin nhờ đại nhân.
Lục Bỉnh gật đầu, liền có một hắc y nhân từ trong bóng tôi đi ra, Thẩm Luyện nhận ra đó là một trong Thập Tam Thái Bảo, danh hiệu Sát Nhân Như Ma. Người đó liếc nhìn Thẩm Luyện khẩm phục, giọng khàn khàn nói:
- Thẩm gia cứ yên tâm đi đi, ai muốn hại tẩu phu nhân và hai vị công tử thì phải bước xác của Chu Tam này trước đã.
- Tạ ơn.
Thẩm Luyện gật đầu, sải bước ra ngoài, tới ngoài rồi không kìm được quay đầu nhìn tiểu viện tử đã sống hơn một năm.
Lục Bỉnh nhìn đôi mắt sáng như sao của ông mà trong lòng như đao cắt. Thời gian hai người ở gần nhau tuy không lâu, nhưng lập nên tình hữu nghị sâu sắc, Lục Bỉnh bị con người, học thức của Thẩm Luyện cảm phục, luôn coi ông là sư phụ.
Thế nhưng hôm nay ông ta phải đích thân bắt vị sự phụ kiêm bằng hữu này. Điều này làm Lục Bỉnh trọng tình trọng nghĩa hết rức rối loạn. Nhưng Thẩm Luyện lần này chọc giận tới hoàng đế, đàn hặc Nghiêm Tung, hơn nữa là tử hặc.
Cái gọi là Tử Hặc không tìm thấy trong bất kỳ điều nào ở Đại Minh Luật, cũng chưa bao giờ được chính quyền thừa nhận. Tử Hặc thường thường là một tấu chương đàn hặc tội danh một đối tượng đủ dồn kẻ đó vào chỗ chết, mà kẻ bị đàn hặc lại lả đại nhân vật đủ quyết định sinh tử một người, người đàn hặc ở thế yếu lấy sinh mạng ra đánh cược, phát động cuộc tấn công mãnh liệt nhất vào kẻ thù không đội trời chung.
Nhưng kiểu đấu tranh thực lực chênh lệch thế này kết quả thường được định đoạt ngay từ khi bắt đầu, kẻ yếu cửu tử nhất sinh, kẻ mạnh tiếp tục tiêu dao ngoài vòng pháp luật.
~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thẩm Luyện không phải không biết hậu quả của việc làm này, người sư đệ tinh thâm tâm học, am hiểu thuận đấu tranh là Đường Thuận Chi, sau khi Trương Kinh xảy ra chuyện còn viết thư khuyên nhủ, dốc hết ruột gan ra mong ông ta đừng ra mặt khi Nghiêm đảng như mặt trời chính ngọ, để tránh tai họa.
Thẩm Luyện hết sức rõ ràng, lời của Đường Thuận Chi là đúng, Tử Hặc không phải là biện pháp tốt, bản thân gặp xui xẻo chưa nói, còn họa tới người thân. Nhưng sau một hồi đấu tranh giãy dụa thống khổ, ông vẫn quyết định Tử Hặc Nghiêm Tung.
Vì ông nhìn rõ, Đại Minh suy bại tới ngày hôm nay, tất cả là do đầu sỏ Nghiêm Tung gây họa, không trừ Nghiêm Tung, Đại Minh vô vọng. Nhưng đối diện với con quái vật không lồ như thế, bản thân thực sự không thể làm gì được, chỉ có hiến lên sinh mạng của mình, lấy hồn làm một tiếng chuông, gõ lên hồi chuông thứ nhất đánh thức lương tri đang ngủ say của con người.
Xin hỏi xưa nay hỏi ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh.