Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 26 : Trong nha huyện Hội Kê (2)

Ngày đăng: 17:41 30/04/20


Thẩm Mặc đi theo Mã điển sử rời khỏi phường Vĩnh Xương tới phía tây bắc, đi qua mấy con đường, vượt qua mấy cây cầu đá, liền nhìn thấy một dòng sông rộng. Chỉ thấy trên dòng sông thuyền bè qua như mắc cửi, nhà cửa hai bên bờ kề nhau san sát, đây chính là con sông ranh giới giữa hai huyện Sơn Âm và Hội Kê.



Dọc theo hai bờ sông là hai con đường lớn song song, phía đông là đường cái Hội Kê, phía tây là đường cái Sơn Âm. Ba con đường giao thông thủy lộ thông qua bến tàu đếm không xuể dừng bên sông, nối liền với nhau.



Đi dọc theo đường cái Hội Kê tiến về phía bắc, đường càng ngày càng rộng, cửa hiệu càng ngày càng đông đúc, đây là nơi phồn hoa nhất thành Thiệu Hưng, tên Phủ Hoành Nhai. Ý nghĩa cái đúng như cái tên, chính là một con đường lớn nằm ngang phía trước phủ nha Thiệu Hưng. Còn phủ nha nằm hướng Bắc Nam, con đường tất nhiên là theo hướng đông tây. Chỗ giao cắt với hai con đường cái và con sông ranh giới có tên là Hiên Đình Khẩu. Bởi vì trên một tòa nhà gỗ bên sông, có treu một tấm biển tên "Cổ Hiên Đình". Trên đình lâu thờ phụng Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ Tát. Nhưng vì đương kim thiên tử si mê tu đạo, cho nên rất là oán giận với vị Quan Âm Đại Sĩ tu đạo Phật này. Tri phủ Thiệu Hưng thậm chí hạn chế người không trọc tiến vào cúng bái, cho nên hương hỏa không vượng, trong rất nhiều đền thờ dựng đài đá, trông có vẻ hết sức rách nát.



Nhưng Hiên Đình Khẩu từ xưa tới nay luôn là khu sầm uất của thành Thiệu Hương. Buôn bán, giao thông thủy lục đa phần tập trung ở nơi này.



Thẩm Mặc đi tới dưới lầu gỗ, tầm nhìn bất giác bị một phiến đá cao hơn mặt đường xung quanh thu hút.



Mã điển sử chú ý tới ánh mắt của y, cười nói:

- Tiểu tử, nhìn thấy chặt đầu ở nơi này rồi hả?



Thẩm Mặc hoang mang lắc đầu, trí nhớ của y không có phần này.



- Không ngờ còn là chú nhóc ngoan ngoãn.

Mã điển sử bật cười:
Hai tòa kiến trúc hoàn toàn chẳng dính dáng gì tới nhau này nằm đối diện, Thẩm Mặc thẩm nhủ :" Chỗ duy nhất giống nhau là có thể ở miễn phí." Trong cái sân này ở góc phía đông bắc có một cái miếu thổ địa nho nhỏ, bên trong không cung phụng thổ địa, mà là mấy con bù nhìn rơm rất đặc biệt. Đó là năm xưa thái tổ gia lột da đám tham quan sau đó nhét cỏ vào bên trong tạo thành.



Cái thứ khủng bố này đặt bên trong miếu thổ địa, mỗi khi có quan viên mới tới nhậm chức, đều phải vào tham quan chiêm ngưỡng một chút, để tăng thêm ý thức liêm chính.



Đi qua nhị môn chính là dãy thứ hai của huyện nha, cũng là dãy lớn nhất trong huyện nha, do hai viện lạc đông tây tạo thành. Trương huyện thừa, Trần chủ bộ và Mã điển sử đều có một tiểu viện riêng làm nơi làm việc. Còn là nơi đặt chỗ làm việc của lục phòng "lại hộ hình binh lễ công".



Kho lúa, kho bạc của bản huyện đều được đặt nơi này, canh phòng hết sức nghiêm ngặt.



Đi qua dãy nhà này, Thẩm Mặc mới nhìn thấy đại đường của huyện nha.



Nhưng ở trong con đường lớn thông tới đại đường còn có tiểu đình có tên là "Giới Thạch Đình". Trong đình thờ cùng một tấm bia đá, mặt hướng ra ngoài của tấm bia đá khắc ba chữ lớn "công sinh minh". Vòng qua phía sau liền nhìn thấy mười sáu chữ ‘nhĩ bổng nhĩ lộc, dân cao dân chi ; hạ dân dịch ngược, thượng thiên nan khi.’



*** Bổng lộc của quan là máu thịt của dân, dân chúng dễ dàng bị bức hiếp nhưng trời cao thì không dễ



Mã điển sử để Thẩm Mặc đợi ở bên ngoài, một mình đi vào đại đường, qua nhị đường tam đường tới nội trạch, báo cáo với huyện lệnh đại nhân.