Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 418 : Thà làm Ngụy quân tử, không làm Chân tiểu nhân
Ngày đăng: 17:46 30/04/20
- Ha ha ha.
Ông già bị y chọc cười, nhưng vẫn rụt rè không dám mở miệng, chưởng quầy ở bên cạnh không nhịn được:
- Cái lão già đánh ba gậy không dám phì ra một tiếng rắm này, ông không nói thì để ta nói.
Thẩm Mặc mời:
- Vậy mời chưởng quầy cũng ngồi xuống, chúng ta vừa uống vừa nói chuyện.
Vị chưởng quầy kia không hề khách khí ngồi xuống, rót cho mình một chén Thập Nguyệt Bạch, rồi bắt đầu mở máy...
Thì ra ông già này là người huyện Côn Sơn, tên là Ngụy Hữu Điền, đã có con có cái, trong nhà còn có điền sản, vốn thuộc vào tầng lớp trung lưu. Thế nhưng đời biến ảo khó lường, chỉ hận kẻ xấu nhắm vào, có tên vô lại Tôn Ngũ cùng huyện, tuyên bố điền sản của Ngụy gia là sản nghiệp của mình, đem dâng cho hào môn quý quan. Ngụy gia tất nhiên không phục, kiện lên quan phủ. Ai ngờ huyện lệnh cũng muốn nịnh nọt đại hộ, phán điền sản của ông ta thuộc về quý quan gia kia.
Hiến tặng chia hai loại, một loại là tự dâng lên, một loại khác kiểu làm càn này. Cái trước là mang ý tự giữ mình, cái sau là pháp bảo cho kẻ gian móc nối với kẻ quền thế. Bọn chúng tuyên bố những điền sản có chủ là ruộng đồng bị bỏ hoang, hoặc là tài sản vô chủ, đem nó hiến cho người của nhà quan để làm nô bộc, sau đó ỷ vào quyền thế chủ, câu kết quan phủ, hãm hại bách tích, cực kỳ đáng hận.
Ngụy gia gặp phải chuyện vô vọng đó, ba người con trai không phục, thế chết bảo vệ gia nghiệp, mấy lần đánh lui kẻ tới tiếp nhận gia sản, cuối cùng gây ra họa tày trời, mấy chục tên quan sai tới, đánh chết tại chỗ một người, hai người còn lại bị tống vào đại lao. Thê tử của Ngụy lão gia thương con nhắm mắt bỏ đi, còn lại hai cha con, cũng bị đuổi ra khỏi địa phận côn sơn, mặc cho tự sinh tự diệt.
Nghe chưởng quầy nói tới đây, lão hán mặt đã đầm đìa nước mắt, ông ta nức nở tiếp lấy câu chuyện:
- Ngay hôm kia lão hán lưu lạc tới đây, may nhờ chưởng quầy có lòng tốt thu nhận, còn cho phép cha con lão bán nghệ tại nơi này.
Chiêu bài "ăn mày Côn Sơn" không phải chỉ toàn mang nghĩa xấu, còn nói lên người Côn Sơn ai ai cũng biết ca hát, đi tới đâu cũng có thể kiếm được miếng cơm:
- Nhưng trong lòng khổ sở, không bạt mình ra được, quấy nhiễu nhã hứng của công tử ...
Thẩm Mặc chầm chậm gật đầu, hỏi:
- Tiếp theo lão trượng định làm thế nào?
- Nói ra không sợ công tử cười, cha con lão hán định trước tiên ở đây biểu diễn kỹ nghệ, sau đó bắc thượng bán nghệ, tới kinh sư cao ngự trạng.
Lão giả hiển nhiên rất thuần phác, không biết rằng có một số lời không thể nói.
Thẩm Mặc nghe vậy hơi nhíu mày lại:
- Trên huyển có phủ, trên phủ có tỉnh, trên tỉnh có tổng đốc đông nam, vì sao lại bỏ gần tìm xa, tới Bắc Kinh ngoài nghìn dặm cáo trạng?
- Không tới Bắc Kinh không được.
Lão giả vẻ mặt sầu não:
- Thế lực người ta quá lớn, ngay cả tổng đốc cũng không dám đụng vào.
- Nhà nào thế?
Thẩm Mặc động lòng, hỏi:
- Từ gia Tùng Giang.
Chưởng quầy xen miệng vào:
- Tên Tôn Ngũ kia đã tổi tên làm Từ Ngũ, quy thuận Từ gia làm nô bộc rồi, Từ phủ cho hắn số tiền lớn, lệnh hắn khải trương hiệu cẩm đồ ở đương địa, tiếp tục làm tàn làm ác, để mưu lợi.
- Quá ngang ngược.
Thẩm Mặc nghe thế liền trầm giọng xuống, vỗ bàn nói:
- Hắn ở Tùng Giang làm càn làm quấy cũng đành đi, lại còn dám vươn tay tới Tô Châu ta à?
Hai người chỉ cho rằng y đang phát tiết căm phẫn vì nghĩa, không nghĩ nhiều. Ngụy Hữu Điền nói tiếp:
- Ai cũng nói Từ các lão là phó tướng quan cư nhất phẩm, chỉ e tổng đốc cũng không quản được ông ta. Cho nên lão hán suy nghĩ mãi, muốn làm cho hai năm rõ mười, thì phải tới Bắc Kinh, tìm hoàng thượng cáo trạng.
*** Người dân không hiểu đại học sĩ hay các lão gì, thói quen gọi là thừa tướng, tế tưởng, nên Từ Giai hay được gọi là phó tướng.
Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Chết mất, ông đừng có gây thêm loạn cho ta, chẳng may có kẻ mang mưu đồ biết được, thế nào cũng gây ra đại loạn." Hiện giờ thế cục chính trị cân bằng, đó là y muốn thấy, vừa có lợi cho Hồ Tôn Hiến kháng Oa, cũng có lợi cho bản thân làm nên sự nghiệp lớn.
Nhưng dù sao y cũng không phải tên quan khốn kiếp, không làm được cái chuyện âm thầm ngăn cản người dân tiến kinh tố cáo, nghĩ một lúc liền nói:
- Lão Ngụy, kỳ thực ông không cần chạy xa như vậy đâu, huyện Côn Sơn thuộc phủ Tô Châu, ông không phải là tố cáo Từ các lão, mà chỉ là tên lưu manh lợi dụng uy danh chủ mà thôi, tin rằng phủ tôn đại nhân sẽ chủ trì công đạo cho ông, ông cứ tới phủ thành cáo trạng đi.
- Phủ tôn đại nhân ư?
Ai ngờ hai người kia lắc đầu quầy quậy:
Sáng sớm hôm sau, lên đường rời khỏi tiểu trấn sông nước ôn nhu kia, trên đường trở về Tô Châu, Thẩm Mặc lệnh cho Thiết Trụ, cầm lấy thủ dụ của mình, lệnh cho huyện lệnh Côn Sơn Chúc Càn Thọ tức tốc tới phủ nha gặp mặt.
Vừa mới về tới thành Tô Châu, còn chưa kịp ngồi xuống bàn trong Thiêm áp phòng, Vương Dụng Cấp đã hớt ha hớt hải chạy tới nói:
- Đại nhân, lương thực hết rồi.
- Cái gì?
Thẩm Mặc tức thì kinh hãi hồn siêu phách lạc:
- Làm sao lại hết được?
Do mấy tháng trước dày vò, y sợ nghe nhất là hai chữ "hết lương."
Vương Dụng Cấp nói:
- Ăn hết rồi, nạn dân quá nhiều, hai vạn thạch gạo ngài cấp bị ăn hết rồi.
- Mẹ nó, làm ta sợ chết khiếp.
Thẩm Mặc đặt mông xuống ghế, mắng một tiếng:
- Sau này nói chính xác một chút, không biết gan của bản quan nhỏ lắm à?
Vương Dụng Cấp cười khan, thầm nghĩ :" Gan nhỏ mà dám chọi cứng với Cửu đại gia tộc?" Liền nói:
- Đại nhân phải phê duyệt thêm một chút lương thực nữa.
- Đã ăn hết bao nhiêu lương thực rồi?
Thẩm Mặc gãi hàm, người làm quan sẵn lòng làm nhất là cứu tế nạn dân bản địa, ghét nhất là phải cứu tế nạn dân bên ngoài. Vì cái trước còn có thể danh chính ngôn thuận bảo các thân sĩ bản địa quyên hiến, còn có thể yêu cầu cấp trên miễn giảm phú thuế, phát phóng tai lương, khoản nào cũng kiếm béo mẫm.
Nhưng nạn dân bên ngoài thì không như thế, không phải là bách tính của mình gặp tai họa, các thân sĩ không quyên góp ngươi cũng chẳng thế làm gì, cấp trên không miễn thuế cho ngươi, lương thảo chẩn tai thì càng khỏi phải nghĩ. Nếu lấy kho lương ra cứu tế, người dân sẽ không cao hứng, nói "đó là lương thảo cứu mạng của chúng tôi" Đúng là tốn công mà chẳng lợi gì.
Mà nạn dân ngoài thành bắc Tô Châu đã quanh quẩn ở đó ba tháng rồi, có nghĩa là Thẩm Mặc đã nuôi bọn họ một trăm ngày rồi. Lật xem sổ sách cứu tế, trước sau đã ăn mất của y mười vạn thạch lương, may mà đây còn là Tô Châu, đổi lại là phủ tầm trung trở xuống thì đã bị họ ăn sập phủ.
Nhưng gạo trắng phau phau cũng là bạc trắng phau phau, điều này Thẩm Mặc vừa trải qua nguy cơ lương thực mùa xuân mà nói, nhận thức cực kỳ sâu sắc, y đau lòng nhìn từng khoản tiền tan thành bong bóng, mặt mày nhăn nhó nói:
- Nhà địa chủ cũng chẳng còn lương thực dư, cái lỗ thủng này chẳng lẽ ta phải lấp mãi sao?
- Tình hình trước mắt mà nói, hình như chỉ còn cách này.
Vương Dụng Cấp nói:
- Năm ngoái khi Vương Sùng Cố đại nhân tại vị, ông ấy đã nuôi bọn họ đúng một năm, cuối cùng tới mùa đông không chịu nổi nữa, lấy lương thực mùa thu cấp cho bọn họ, để bọn họ trở về ăn năm mới.
- Kết quả thế nào?
Thẩm Mặc liếc nhìn hắn.
- Kết quả về ăn năm mới xong, năm nay lại tới.
Vương Dụng Cấp cười khổ nói.
- Hừ, thiếu suy nghĩ.
Thẩm Mặc chửi:
- Làm mất mặt người Sơn Tây.
Vương Dụng Cấp nghĩ :” Ngài có phải là người Sơn Tây đâu cơ chứ?” ngoài mặt cười giả lả:
- Rốt cuộc đại nhân có phê không?
Thẩm Mặc thở dài, cầm bút lên rồi dùng lại:
- Ta không thể nuôi kẻ ăn không ngồi rồi được, trước đó vì không có cách nào nên mới phải nuôi không công, hiện giờ ổn định lại, phải nghĩ biện pháp, kiếm cho những người đó chút việc mà làm.
- Công trường trong thành đa phần là không hoạt động hết công suất, người bạn địa còn không có việc mà làm. Hơn nữa công nhân dệt là việc cần tay nghề, người phương bắc tay chân lóng ngóng căn bản không làm nổi.
Vương Dụng Cấp tỏ vẻ khó xử.
- Đừng có kỳ thị.
Thẩm Mặc từ lâu đã phát hiện ra cái khuynh hướng này, vào thời đại đó người Giang Nam ai cũng có cảm gác ưu việt vô cùng, coi thường người phương bắc, coi thường người Ba Thục, coi thường người Mân Việt, càng coi thường người Tây Bắc, Tây Nam. Có thể nói trừ người Giang Tây Hồ Quảng ra thì coi thường hết.